Cấu tứ được xem là linh hồn, mô hình nghệ thuật của các tác phẩm văn học, cung cấp cho độc giả một góc nhìn, cảm nhận để có thể xâm nhập vào thế giới nghệ thuật của các tác phẩm. Bài viết dưới đây xin đi sâu phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Từ ấy, quý độc giả có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Từ ấy hay nhất:
Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng nói: “Thơ là đi giữa nhạc và ý. Rơi vào cái vực ý, thì thơ sẽ sâu nhưng rất dễ khô khan. Rơi vào cái vực nhạc, thì thơ dễ làm đắm say người nhưng cũng dễ nông cạn. Tố Hữu đã giữ được thế quân bình giữa hai vực thu hút ấy. Thơ của anh vừa ru người trong nhạc, vừa thức người bằng ý’’. Quả thực là như vậy, thơ của Tố Hữu với giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, mang khuynh hướng sử thi, lãng mạn, ông đã mang đến cho người đọc nhiều tác phẩm để đời, trong đó tác phẩm tiêu biểu là tác phẩm “Từ ấy”, bài thơ đã ghi dấu một kỷ niệm sâu đậm trong cuộc đời của ông, một tiếng reo vui đầy tự hào khi nhà thơ đã tìm kiếm và giác ngộ được lý tưởng cách mạng.
Trong tác phẩm của tác giả, cái tôi trữ tình hiện lên một cách rõ ràng và tươi sáng, đó chính là cái tôi của một người chiến sĩ cộng sản cách mạng, mang trong mình những hoài niệm lớn lao, tình yêu to lớn, lòng khát khao được hòa bình với nhân dân và với cộng đồng, điều ấy phần nào thể hiện rõ nét trong tập thơ đầu tay “Từ ấy”. Tác phẩm này là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tác của tác giả. Bài thơ có ý nghĩa mở đầu cho cuộc cách mạng, mở đầu cho con đường thơ ca của tác giả, bài thơ cũng chính là niềm say mê mãnh liệt và vui sướng, nhận thức mới về lẽ sống, sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn, cùng với những cuộc gặp gỡ và giác ngộ lý tưởng Đảng Cộng sản. Bài thơ được in trong tập thơ cùng tên, xuất bản năm 1938, khôi gọi lý tưởng cao đẹp của người thanh niên cộng sản trẻ tuổi.
Để làm nên thành công cho tác phẩm, không thể thiếu đi cấu tứ và hình ảnh. Vậy cấu tứ được hiểu như thế nào? Cấu tứ chính là quá trình sáng tác, sử dụng tâm tư, hoạt động tư duy để có thể sáng tạo ra những hình tượng nghệ thuật, được xem như một nghệ thuật vô cùng quan trọng khi nhắc đến bất kỳ tác phẩm văn học nào đó. Cấu tứ cũng được xem là linh hồn, là một mô hình nghệ thuật, thể hiện rõ nét cái hôn và cái tâm của tác phẩm văn học. Sở dĩ cấu tứ quan trọng trong mỗi tác phẩm văn học vì nó thể hiện quá trình suy ngẫm, phân tích đánh giá của tác giả khi khắc họa về một nội dung bất kỳ hoặc một hình thức của tác phẩm. Cấu tứ trong bài thơ được thể hiện ở tên nhan đề “Từ ấy”. Tên nhan đề đã gợi nhắc đến ánh sáng của cách mạng, xóa đi mọi tiêu cực liên quan đến chính trị. Nhân dân hiểu được cách mạng, tìm được chỗ dựa tinh thần, tìm được niềm tin vui, hướng đến công cuộc giải phóng dân tộc. Bài thơ mở đầu cho con đường cách mạng và con đường thơ ca của Tố Hữu. Vì vậy nó đánh dấu một cột mốc vẻ vang trong cuộc đời sự nghiệp cách mạng của nhà thơ, nó thể hiện niềm hân hoan của người lính trẻ lần đầu tiên được tiếp xúc với lý tưởng của cách mạng, dấn thân vào con đường đẫm máu đó. Nhà thơ cảm thông sâu sắc với cuộc đời của những người lao động xung quanh mình, từ đó khơi gợi ý chí đấu tranh và niềm tin yêu vào một tương lai tươi sáng hơn.
Mở đầu tác phẩm chính là niềm hân hoan, niềm vui và hạnh phúc của tác giả khi có ánh sáng cách mạng soi đường phía trước:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim”
Hai tiếng “Từ ấy” vang lên mãnh liệt, vừa mở đầu cho câu thơ cũng là nhan đề cho bài thơ và làm nhan đề cho cả tập thơ đầu tay của tác giả. Đây được xem là bước ngoặt quan trọng, là mốc son chói lọi trong suốt cuộc đời của tác giả, ông luôn khắc ghi trong tim mình khoảnh khắc ấy, ghi nhớ về ngày trọng đại khi được đứng trong hàng ngũ của đảng. Nhà thơ đã thật sự tinh tế khi sử dụng các động từ mạnh để cho ta thấy được sự tác động vô cùng mạnh mẽ, lớn lao có khả năng làm thay đổi tâm hồn, thay đổi suy tư tình cảm của một con người khi đón nhận được ánh sáng của cách mạng. Tác giả đã vô cùng thành công khi sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ thông qua hình ảnh “nắng hạ” và “mặt trời chân lý”, tiếp nhận được lý tưởng của cách mạng cũng giống như tâm hồn được soi sáng, chói chang, xoay thủ qua con tim như mặt trời dẫn lối và chỉ đường cho nhà thơ. Đó được xem là chân lý, là con đường đúng đắn nhất dẫn lối cho người thanh niên trong thời gian đầu tiên tiếp cận với lý tưởng. Lần đầu tiên trong cuộc đời, Tố Hữu cảm thấy niềm hạnh phúc vui sướng hân hoan khi bắt gặp lý tưởng của Đảng để rồi tâm hồn trở nên rạo rực, sôi nổi và say mê:
“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.”
Với việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh, giàu sức gợi hình gợi cảm, tác giả đã mở ra tâm hồn của chính bản thân mình, đó giống như một khu vườn ngập tràn hoa lá, hương thơm ngào ngạt với rất nhiều tiếng chim ca. Các tính từ “đậm”, “rộn” như cho chúng ta thấy được một tâm hồn thật phong phú, tràn đầy niềm tin, tha thiết gắn bó với cuộc đời. Nếu như trong những khổ thơ đầu tiên, lý tưởng cách mạng đã khiến cho tâm hồn nhà thơ tràn ngập niềm vui thì đến những khổ thơ tiếp theo, người đọc nhận ra sức mạnh kỳ diệu của lý tưởng ấy bởi vì nó đã làm thay đổi nhận thức của chính nhà thơ:
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải khắp trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.”
Nhà thơ đã nhận thức sâu sắc và thấm thía rằng, chiến sĩ đi làm cách mạng cần phải sống và gắn bó với nhân dân lao động. Động từ “buộc” như diễn tả sự gắn bó, gắn kết tinh thần dựa trên sự tự nguyện và tự giác. Câu thơ cho chúng ta hiểu rằng người chiến sĩ cách mạng đã phải gắn bó với nhân dân để chia sẻ tình yêu thương, đồng cam cộng khổ với những người lao động đang bị hành hạ bởi thực dân Pháp. Nhà thơ cũng hiểu rằng, sự gắn bó với quần chúng nhân dân chính là cội nguồn để tạo nên sức mạnh tinh thần đoàn kết cho toàn thể dân tộc. Đoạn thơ cuối cùng khép lại là sự chuẩn biến sâu thẳm trong tình cảm của tác giả:
“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ.”
Tác giả hiểu được rằng khi chiến đấu dưới lá cờ của tổ quốc, tâm hồn trái tim của người chiến sĩ cần phải dành trọn tình yêu thương cho nhân dân. Tác giả đã mượn biện pháp tu từ liệt kê để thể hiện sự gắn bó sâu nặng với nhân dân. Bài thơ chính là lời tâm sự trải lòng đầy xúc động của tác giả, cũng chính là tâm nguyện của người thanh niên khi nhìn thấy lý tưởng giác ngộ cộng sản.
Tóm lại, cấu tứ và hình ảnh trong tác phẩm cũng chính là linh hồn, là mô hình nghệ thuật của tác phẩm này. Người thanh niên trong tác phẩm với lòng nhiệt huyết, tràn đầy năng lượng bùng cháy khát khao sống hết mình vì cuộc đời, vì nhân dân, từ đó giúp chúng ta hiểu thêm tấm lòng của tác giả, chắc hẳn ông cũng là một người có lý tưởng cao đẹp và luôn luôn bùng cháy khao khát được cống hiến cho nhân loại.
2. Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Từ ấy ngắn gọn:
Bài thơ “Từ ấy” chính là một bản đàn nhạc, khúc dạo đầu tiên của người cộng sản Tố Hữu khi gặp được lý tưởng của Đảng. “Từ ấy” được cấu tứ dựa trên một số sự kiện quan trọng, có tính chất bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của nhà thơ. Sự kiện ấy đã làm thay đổi hoàn toàn nhận thức, tư tưởng tình cảm và khuynh hướng đấu tranh của người thanh niên cách mạng, đó chính là sự kiện nhà thơ được kết nạp vào Đảng Cộng sản năm 1938. Nhan đề của bài thơ được xem là chìa khóa quan trọng để có thể tiếp cận tác phẩm. Bài thơ trước hết ghi dấu một sự kiện, thời điểm cụ thể trong cuộc đời của tác giả, được tác giả ghi nhận trong cuối bài thơ đó là tháng 07 năm 1938. Đây được xem là thời điểm tác giả vinh dự được đứng vào hàng ngũ của những người có chung lý tưởng, đấu tranh cho sự nghiệp cao đẹp của tổ quốc, thời điểm đó ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Vì vậy, bài thơ không chỉ là thời điểm cụ thể mà còn trở thành mốc đánh dấu có tính chất bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của Tố Hữu. Tên bài thơ “Từ ấy” được đặt ở nhan đề và ngay dòng đầu bài thơ giống như một bản lề vạch rõ giới hạn về thời gian. Nó như một cánh cửa khép lại quãng thời gian trước và mở ra khoảng thời gian sau trong cuộc đời của tác giả.
Bài thơ đã khai sáng con đường, khai sáng lý tưởng cho người thanh niên, mở ra những điều mới mẻ và thiêng liêng nhất. Bài thơ được xem là thời điểm tác giả cảm nhận được ánh sáng lý tưởng soi đường, thời điểm hình thành nên một người chiến sĩ cách mạng chân chính, cũng chính là thời điểm khai sinh ra hồn thơ của Tố Hữu – một hồn thơ mang tính chất trữ tình chính trị, là lá cờ đầu trong thơ ca cách mạng Việt Nam thời điểm bây giờ. Vì vậy, bài thơ đã trở thành điểm tựa cho sự vận động nhận thức, tình cảm của nhà thơ và nhân dân. “Từ ấy” là thời điểm khép lại những chuỗi ngày đau khổ, bóng tối, mở ra một cuộc sống đầy hứa hẹn với nhiều niềm vui tươi, say mê, kỳ diệu. Nhà thơ đã ghi lại giây phút thay đổi của mình bằng những hình ảnh tươi sáng và giàu tính tượng hình:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim.
“Nắng hạ” chính là thứ ánh sáng chói chang, rực rỡ của những buổi trưa hè. Khác hẳn với ánh nắng dịu dàng của mùa thu hay ánh nắng ấm áp của mùa xuân, nắng hạ chiếu xuống những ngõ ngách sâu kín của tâm hồn con người, trí tuệ và nhận thức của chàng thanh niên trẻ tuổi. “Mặt trời chân lý” chính là hình ảnh ẩn dụ cho lý tưởng của cách mạng, mặt trời đến mang theo ánh sáng, sự sống cho muôn dân, đối với nhà thơ thì lý tưởng của đảng Cộng sản cũng vậy, lý tưởng của đảng đã soi sáng tâm hồn, đem lại sự sống giúp cho nhà thơ nhận ra được con đường cách mạng, đi đến chân lý, lẽ phải và là niềm vui, niềm hạnh phúc tột cùng. Để diễn tả tác động mạnh mẽ, sức ảnh hưởng lớn lao của lý tưởng cộng sản, nhà thơ đã vô cùng tài tình và khéo léo sử dụng các động từ mạnh như “bừng”, “chói”. Ánh sáng của lý tưởng cộng sản đã không chỉ tác động về mặt lý chí mà còn “chói qua tim”, sau đó thức tỉnh về mặt tình cảm trong tâm hồn của con người, mở ra một chân trời mới, nhà thơ như được sống một cuộc đời tươi vui lạc quan giống như những “vườn hoa lá”.
Hình ảnh so sánh giữa hồn thơ – vườn hoa lá diễn ra một cách chân thật, gợi tả một sức sống dạt dào, sinh sôi, niềm vui sướng, hứng khởi trong tâm hồn. Đó là một cuộc sống đầy màu sắc, âm thanh, mùi vị, có hương thơm của hoa và có âm thanh của tiếng chim ca. Việc sử dụng các tính từ chỉ mức độ đã phần nào nhấn mạnh hơn niềm vui sướng, sức sống kỳ diệu trong tâm hồn khi từng bước đi theo ánh sáng lý tưởng của cuộc đời mình.
Thời điểm “Từ ấy” không chỉ mở ra bước ngoặt hồi sinh trong cuộc đời của tác giả mà còn đem đến một niềm vui lạc quan mới, hồi sinh trong tâm hồn, đem đến nguồn cảm hứng thơ ca dạt dào cho tác giả. Vì vậy, “Từ ấy” chính là thời điểm khai sinh tâm hồn của nhà thơ, đem đến cho thơ ca những nguồn cảm hứng mới – thơ trữ tình chính trị.
3. Dàn ý phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Từ ấy:
a. Mở bài:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
b. Thân bài:
-
Khái quát phong cách của nhà thơ và hoàn cảnh tác phẩm.
-
Giải thích cấu tứ là gì?
-
Phân tích cấu tứ trong bài thơ Từ ấy:
+ Nhan đề: Bài thơ “Từ ấy” mở đầu cho con đường cách mạng và con đường thi ca của nhà thơ Tố Hữu được rút ở tập thơ ‘’Từ ấy.
+ “Từ ấy” ở đây chính là từ khi ánh sáng cách mạng về với nhân dân, xóa tan đi mọi sương mờ chính trị trước đó. Từ đây nhân dân hiểu được cách mạng, tìm được chỗ dựa tinh thần cho niềm tin và công cuộc giải phóng dân tộc và được sống trong không khí hào hùng xung trận của thời đại ‘’vì dân quên mình’’
- Phân tích hình ảnh trong bài thơ Từ ấy:
+ Nhà thơ Tố Hữu thật tinh tế khi sử dụng những động từ mạnh ‘’bừng’’, ‘’chói’’ để cho ta thấy được sự tác động vô cùng mạnh mẽ lớn lao làm thay đổi tâm hồn tình cảm suy nghĩ của một người từ khi đón nhận ánh sáng của Đảng
+ Nhà thơ Tố Hữu thật tinh tế khi sử dụng những động từ mạnh ‘’bừng’’, ‘’chói’’ để cho ta thấy được sự tác động vô cùng mạnh mẽ lớn lao làm thay đổi tâm hồn tình cảm suy nghĩ của một người từ khi đón nhận ánh sáng của Đảng.
+ Tác giả Tố Hữu đã thành công khi sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ qua hình ảnh’’ nắng hạ’’ và mặt trời chân lý’’ với một thanh niên trẻ tuổi như tác giả Tố Hữu.
+ Tố Hữu nhận thức sâu sắc và thấm thía rằng người chiến sĩ đi làm cách mạng phải sống gắn bó với người dân lao khổ. Động từ ‘’ buộc’’ như diễn tả được sự gắn kết trên tinh thần tự nguyện và tự giác.
+ Tác giả Tố Hữu đã mượn biện pháp tu từ liệt kê qua các cụm từ: ‘’ là con’’, ‘’ là em’’, ‘’là anh’’, ‘’vạn nhà’’, ‘’vạn kiếp phôi pha’’,’’ vạn đầu em nhỏ’’ để diễn tả sợi dây gắn bó tình cảm sâu nặng với nhân dân.
+ Tác giả Tố Hữu đã bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc với những “em bé mồ côi”, những “em bé bán dạo”, những “chị vú em”, những “cô gái giang hô”, “lão đầy tớ”… những con người mà tác giả Tố Hữu cho rằng đó là “những tù nhân khốn nạn của bần cùng”.
c. Kết bài:
-
Đánh giá cấu tứ và hình ảnh của bài thơ;
-
Đánh giá nội dung của tác phẩm.
THAM KHẢO THÊM: