Cầu Hàm Rồng là một trong những cây cầu đẹp và nổi tiếng nhất của tỉnh Thanh Hoá nói riêng và của Việt Nam nói chung. Cây cầu là điểm đến tham quan thú vị dành cho các du khách khi có dịp ghé thăm Thanh Hoá. Chúng ta hãy cùng tìm đọc một số bài viết thuyết minh về cầu Hàm Rồng (Thanh Hoá) hay nhất nhé.
Mục lục bài viết
1. Thuyết minh về cầu Hàm Rồng (Thanh Hoá) hay nhất:
Cầu Hàm Rồng là cây cầu lịch sử của nhân dân Thanh Hóa nói riêng và của nhân dân Việt Nam nói chung. Cây cầu là chứng tích lịch sử cho cuộc kháng chiến chống Mỹ hào hùng của dân tộc ta. Cầu nằm trên tuyến đường Bắc – Nam của vùng đất xứ Thanh, là cây đầu tiên được bắc ngang qua dòng sông Mã ở Thanh Hóa, cách trung tâm Thành phố Thanh Hóa gần 5km về phía Bắc. Cây cầu được người Pháp cho xây dựng vào năm 1904 và là cây cầu đường sắt hiện đại nhất Đông Dương thời bấy giờ. Năm 1946, cầu bị phá hủy theo chủ trương tiêu thổ kháng chiến của Việt Minh nhằm ngăn chặn bước tiến của quân xâm lược. Sau đó đến năm 1963, cầu được các chuyên gia Liên Xô và Trung Quốc giúp đỡ thiết kế và thi công khôi phục lại và có hình dáng hoàn thiện như ngày nay.
Cây cầu có chiều rộng lên tới 17m, gồm 2 nhịp dầm thép, ở giữa là đường sắt, hai bên là đường ô tô và đường dành cho người đi bộ được khánh thành đúng dịp sinh nhật lần thứ 74 (19/5/1964) của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dù đã nhiều lần bị tàn phá trong chiến tranh nhưng Cầu Rồng vẫn đứng hiên ngang, sừng sững như một chứng tích lịch sử quan trọng cho ý chí kiên cường, bất khuất và lòng yêu nước của quân dân xứ Thanh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ở thế kỷ XX. Ai trong chúng ta chắc cũng sẽ biết đến chiến thắng Hàm Rồng ngày 3 và 4/4/1965 đã làm nức lòng quân, dân cả nước. Chiến thắng hào hùng, kiên cường này đã trở thành động lực để quân, dân cả nước tiếp tục tiến lên đánh thắng hoàn toàn đế quốc Mỹ và tay sai, giành lại độc lập tự do, thống nhất đất nước. Các lực lượng vũ trang bảo vệ Hàm Rồng cùng nhân dân khu vực Hàm Rồng – Yên Vực – Nam Ngạn đã cùng nhau góp một phần đặc biệt quan trọng vào thành tích to lớn ấy. Qua đó ta có thể thấy được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa quân và dân ta cùng tinh thần đoàn kết, đồng sức, đồng lòng vì độc lập, tự do tổ quốc. Trải qua bao năm tháng, cầu Hàm Rồng cùng hai chữ “Quyết Thắng” vẫn uy nghiêm tạc vào sườn núi như một biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa yêu nước và anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam.
Với mỗi người con Thanh Hóa, cầu Hàm Rồng sông Mã còn là hiện thân của quê hương, là niềm tự hào của người dân nơi đây. Khi chiến tranh đã lùi xa, cầu Hàm Rồng đã trở thành điểm nhấn về du lịch của tỉnh Thanh Hóa. Khi đến tham quan cây cầu bạn sẽ có được những bức ảnh vô cùng đẹp đẽ và ấn tượng để lưu giữ kỉ niệm. Bên cạnh đó ở gần cây cầu hàm rồng có rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như khu du lịch Bến En, bãi biển Sầm Sơn, bãi biển Hải Tiến,… Nếu có dịp ghé thăm mảnh đất Thanh Hoá, mọi người hãy đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cầu Hàm Rồng và tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng ở nơi đây.
2. Thuyết minh về cầu Hàm Rồng (Thanh Hoá) đặc sắc nhất:
Cầu Hàm Rồng là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng của tỉnh Thanh Hóa. Đây là cây cầu gắn liền với thời kỳ phát triển của mảnh đất “địa linh nhân kiệt”. Cầu Hàm Rồng nằm trên tuyến đường nối liền hai miền Nam Bắc nước ta, nằm cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 3 km. Đây là cây cầu đầu tiên bắc ngang qua dòng sông Mã, do nó nhiều người gọi cây cầu này là cầu Hàm Rồng sông Mã. Men theo quốc lộ 1A, bạn chỉ cần đi dọc theo đường Lam Sơn rồi rẽ vào đường Hạnh Phúc, sau đó tiếp tục đi đến Nam Ngạn và rẽ vào đường Hàm Long thì bạn sẽ tới được cầu Hàm Rồng. Nằm ở vị trí đắc địa là ở trung tâm thành phố Thanh Hóa nên cầu Hàm Rồng nằm trong những địa điểm tham quan thu hút nhiều khách du lịch hàng năm. Đứng trên cầu Hàm Rồng và đưa đôi mắt nhìn ra xa, ta có thể thấy được vẻ đẹp êm đềm của dòng sông Mã, sự sừng sững, nguy nga của núi Ngọc. Không chỉ vậy, đứng trên cây cầu ta còn cảm nhận được không khí hào hùng của thành phố Thanh Hoá được ôm trọn vẻ đẹp của bầu trời của sông nước nơi đây. Xung quanh cầu Hàm Rồng còn có rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như khu du lịch Bến En, khu du lịch Sầm Sơn, bãi biển Hải Tiến,… Đánh đều là những khu du lịch được mệnh danh là “chốn lý tưởng nhất của Đông Dương” với những bãi biển dài, những bờ cát trắng mịn tràn ngập ánh nắng. Đặc biệt hơn, cầu Hàm Rồng là chứng tích lịch sử hào hùng cho ý chí chiến đấu quật cường của nhân dân xứ Thanh.
Cây cầu được các kiến trúc sư người Pháp cho xây dựng lần đầu tiên vào năm 1904. Vào thời bấy giờ, đây là cây cầu hiện đại nhất Đông Dương. Tuy nhiên đến năm 1946, cây cầu cũ đã bị Việt Minh phá hủy theo chủ trương tiêu thổ kháng chiến và mãi đến năm 1964, cầu Hàm Rồng mới chính thức được khánh thành và đi vào hoạt động như hiện nay. Cây cầu đã cùng người dân xứ Thanh trải qua biết bao biển của thăng trầm của hai cuộc kháng chiến chống Pháp chống Mỹ, đặc biệt là trận không chiến trên cầu Hàm Rồng năm 1965. Cuộc chiến đã làm khơi dậy lòng yêu nước, thể hiện tinh thần kiên cường, bất khuất của người dân xứ Thanh nói riêng và của nhân dân Việt Nam nói chung. Chiến thắng hào hùng, kiên cường này đã trở thành động lực để quân, dân cả nước tiếp tục tiến lên đánh thắng hoàn toàn đế quốc Mỹ và tay sai, giành lại độc lập tự do, thống nhất đất nước. Hình ảnh cây cầu Hàm Rồng đứng hiên ngang, sừng sững giữa dòng sông Mã thể hiện cho tinh thần bất khuất, không chịu đầu hàng trước kẻ thù của nhân dân Việt Nam ta. Bởi vậy, dù đã phải trải qua bao nhiêu năm tháng thăng trầm của lịch sử thì cây cầu Hàm Rồng vẫn mãi là biểu tượng lịch sử văn hóa du lịch của nhân dân xứ Thanh.
3. Thuyết minh về cầu Hàm Rồng (Thanh Hoá) chọn lọc nhất:
Cây Hàm Rồng hiện nay có vị trí tại Thanh Hóa – Việt Nam. Cây cầu Hàm Rồng này bắc qua sông Mã như một chứng nhân lịch sử đầy hào hùng, bi tráng. Cây cầu có từ thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cây cầu này đã góp một phần không nhỏ trong các chiến lược quân sự của Việt Nam bởi cây cầu Hàm Rồng này nằm ở vị trí rất đắc địa, vô cùng thuận lợi cho việc đảm bảo tuyến đường quân vận. Tại đây quân đội Việt Nam đã bắn hạ nhiều máy bay, bảo vệ cây cầu trong một thời gian dài. Có thể nói, để bộ đội Việt Nam ta giành được nhiều thắng lợi trong thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ thì câu cầu Hàm Rồng này đóng một vai trò không thể thiếu.
Tiếp đó vào năm 1972, cây cầu bị phá hủy gần như toàn bộ, kéo theo tuyến giao thông cũng bị tê liệt, nguyên do là bởi Hoa Kỳ khi đó đã dùng loại bom dẫn đường bằng laser. Sau sau đó vào năm 1904, cây cầu được người Pháp bắt đầu xây dựng lại có hình vòm bằng thép. Nhìn thoáng qua, kết cấu của cây cầu này có nét tương đồng với cây cầu Long Biên tại Hà Nội, đó là cũng có hình vòm bằng thép. Đến năm 2000, bên cạnh cầu Hàm Rồng chính là cây cầu Hoàng Long đã được xây nằm ngay bên canh. Điều này đã giúp được phần nào giảm được gánh nặng con đường, giúp giao thông qua lại bên sông Mã ngày càng trở nên náo nhiệt hơn bao giờ hết. Từ khi có cây cầu mới, thì cầu Hàm Rồng vắng người qua lại hơn. Và cho tới thời điểm hiện tại thì cây cầu này chỉ phục vụ cho tuyến đường sắt lưu thông là chính. Tuy nhiên, cầu Hàm Rồng cũng chính là một trong những địa điểm hẹn hò rất lý tưởng lãng mạn của các cặp đôi trẻ hay đây cũng là nơi mà mọi người chọn để cùng nhau tụ tập, chuyện trò của những nhóm bạn hoặc đây cũng chính là địa điểm mà các đoàn học sinh, sinh viên các trường đến đây, tổ chức những chuyến tham quan, dã ngoại, đồng thời, kết hợp phổ biến những kiến thức về lịch sử hào hùng gắn liền với cây cầu Hàm Rồng này. Từ đó, có thể giúp các lớp trẻ sẽ luôn nhớ về cội nguồn, nhớ về lịch sử, qua đó, nhằm giáo dục, bồi đắp tinh thần yêu nước, sự biết ơn đối với các lớp người đi trước. Chỉ đơn giản là những người dân sinh sống gần nơi đây thường chiều chiều đều đến đây để ngắm cảnh hoàng hôn dần buông.
Từ trên cầu nhìn xuống, dòng sông Mã vẫn lặng lẽ trôi, những dòng chảy êm đềm mang theo lượng phù sa ỏ bồi đắp cho vùng đất anh hùng. Trên mặt nước sông Mã phản chiếu những hình ảnh những đoàn tàu đi qua, lúc ẩn lúc hiện theo nhịp đường ray. Tất cả những hình ảnh đó đã tạo nên một khung cảnh vô cùng nên thơ, lãng mạn, là một bức tranh tuyệt đẹp về thiên nhiên của mảnh đất xứ Thanh.
THAM KHẢO THÊM: