Tác phẩm Nữ phóng viên đầu tiên là một bài báo được viết dưới dạng ký sự. Tác phẩm Nữ phóng viên đầu tiên kể về Manh Manh nữ sĩ, một nhà báo nữ chân chính và ủng hộ nữ quyền. Sau đây là Bố cục và tóm tắt Nữ phóng viên đầu tiên ngắn gọn hay nhất, mời các bạn cùng theo dõi!
Mục lục bài viết
1. Bố cục Nữ phóng viên đầu tiên ngắn gọn hay nhất:
-
Phần 1: Từ đầu đến cổ vũ cho nữ quyền. Giới thiệu tiểu sử của Nữ phóng viên đầu tiên – Manh Manh nữ sĩ
-
Phần 2: Tiếp đến thúc đẩy các bà tham gia nhiều hoạt động xã hội ở Hà Nội, Sài Gòn. Những thành công và đóng góp của Manh Manh nữ sĩ cho nữ quyền và nền thơ mới tại Việt Nam lúc bấy giờ
-
Phần 3: Còn lại. Sự tiếc nuối của tác giả khi tên của bà hoàn toàn không được nhắc tới trong phong trào thơ mới 1930 – 1945 và bị lãng quên bởi lịch sử.
2. Tóm tắt Nữ phóng viên đầu tiên ngắn gọn hay nhất:
Mẫu 1
Tác phẩm “Nữ phóng viên đầu tiên” kể về một người phụ nữ đặc biệt, người mở đầu cho phong trào nữ quyền. Đó chính là Manh Manh, một nhà báo nữ đích thực và một người ủng hộ mạnh mẽ của phong trào nữ quyền. Tại Hội Tao Đàn, cô đã dũng cảm đứng lên với vai trò một nhà báo và một nhà văn nữ quyền, đại diện cho những phụ nữ trong xã hội hiện đại. Những lời nói và quan điểm của cô đã được báo chí và độc giả đón nhận nồng nhiệt. Đó là một đóng góp to lớn của cô đối với phong trào thơ mới.
Mẫu 2
Manh Manh hay Nguyễn Thị Khiêm là cái tên bắt đầu tỏa sáng như một phóng viên chủ chốt của tuần báo Phụ nữ Tân Văn từ những năm 1931. Đóng góp của cô đã để lại dấu ấn đáng kể trong văn học Việt Nam. Trang báo Phụ nữ Tân Văn ở Sài Gòn rực rỡ sắc màu với sự xuất hiện của một nữ phóng viên tài năng, Manh Manh. Bằng tài năng và sự nghiệp bền bỉ, cô đã chinh phục độc giả bằng những bài viết sắc bén và nhạy bén. Manh Manh ủng hộ phong trào Thơ mới, tham gia diễn thuyết và dần trở lên nổi tiếng. Không khí thời đại được tái hiện qua các phong trào, các cuộc biểu tình đòi quyền lợi cho người phụ nữ. Đó là lúc đời sống văn hóa, xã hội Việt Nam trong buổi giao thời, trong đó có sự xung đột, giao tranh giữa cái cũ và cái mới, giữa những định kiến về người phụ nữ và những nỗ lực của cá cá nhân, tổ chức đấu tranh để khẳng định tự do, bình đẳng của người phụ nữ. Văn bản cũng mô tả cục diện sôi nổi của báo chí thời kì đầu, không khí đối thoại, tranh luận diễn ra rất sôi nổi, không gian cộng đồng và những thay đổi mạnh mẽ trong ý thức hệ của công chúng.
Mẫu 3
Tác phẩm về Nữ phóng viên đầu tiên kể về một người phụ nữ tiên phong, mở đầu cho phong trào nữ quyền, được thể hiện qua hình ảnh của Manh Manh, một nhà báo nữ quyền thực thụ. Cô là người mạnh mẽ ủng hộ nữ quyền và phong trào thơ mới tại hội Tao Đàn, trở thành biểu tượng cho những phụ nữ trong xã hội hiện đại. Tầm ảnh hưởng của cô trải rộng từ giới báo chí đến cộng đồng đọc giả, góp phần lớn vào sự phát triển của nền văn học Việt Nam. Văn bản được trình bày theo trình tự thời gian, tác giả trình bày theo chuỗi từ thời niên thiếu cho đến những năm tháng cuối đời của nhân vật. Việc triển khai văn bản theo trình tự đó là phù hợp với nội dung của bài viết, hơn nữa nó không chỉ khái quát đầy đủ về cuộc đời của bà mà còn giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được thông tin trong quá trình tìm hiểu
Mẫu 4
Tác phẩm “Nữ phóng viên đầu tiên” mở ra một chương mới về người phụ nữ, là nhân vật đầu tiên của phong trào nữ quyền. Manh Manh, một nhà báo nữ đích thực và người ủng hộ nữ quyền, đã từng bước góp phần mạnh mẽ tại Hội Tao Đàn, trở thành biểu tượng của sự ủng hộ cho nữ quyền và phong trào thơ mới. Những suy nghĩ và quan điểm của cô được báo chí và độc giả đón nhận nồng nhiệt. Đó là một sự đóng góp đáng kể của cô đối với phong trào văn học mới. Phong trào xã hội được nói đến trong văn bản là phong trào dân chủ, đấu tranh vì quyền của phụ nữ, về bình đẳng giới. Cách tác giả viết về phong trào ấy là kể ra những đóng góp, cống hiến của Manh Manh nữ sĩ đối với phong trào đấu tranh vì nữ quyền qua những tác phẩm, bài báo viết về quyền phụ nữ; những bài diễn thuyết truyền cảm hứng của bà đối với thế hệ sinh viên, trí thức đương thời về quyền bình đẳng giữa nam và nữ.
3. Tóm tắt Nữ phóng viên đầu tiên ngắn gọn điểm cao:
Mẫu 1
Nữ phóng viên đầu tiên kể về một người phụ nữ mở đầu cho phong trào nữ quyền, được thể hiện qua hình ảnh của Manh Manh, một nhà báo nữ quyền thực thụ. Cô là người mạnh mẽ ủng hộ nữ quyền và phong trào thơ mới tại hội Tao Đàn, trở thành biểu tượng cho những phụ nữ trong xã hội hiện đại. Tầm ảnh hưởng của cô trải rộng từ giới báo chí đến cộng đồng đọc giả, góp phần lớn vào sự phát triển của phong trào thơ ca.
Mẫu 2
Khoảng giữa năm 1931, làng báo Sài Gòn xuất hiện một nữ phóng viên chính hiệu ở tuần báo Phụ nữ Tân văn. Nữ phóng viên đó là Manh Manh nữ sĩ. Manh Manh nữ sĩ tên thật là nguyễn Thị Khiêm, bà bắt đầu nổi lên là một phóng viên chính hiệu ở tuần báo Phụ nữ Tân văn vào những năm 1931. Bà đã có nhiều đóp góp cho nền Văn học Việt Nam.
Mẫu 3
Nữ phóng viên đầu tiên viết về cuộc đời và hoạt động của nữ sĩ Manh Manh – người con yêu nước, mang tư tưởng lớn. Qua văn bản, chúng ta có những cái nhìn chân thật nhất, rõ nét nhất, hiểu hơn về những đóng góp của bà đối với xã hội, với đất nước. Manh Manh được tái hiện trên nhiều bình diện (tiểu sử, dung mạo, các hoạt động đời sống xã hội, cá nhân) với các tư cách khác nhau: Một người phụ nữ, một thi sĩ, một nhà báo, một nhà hoạt động xã hội. Tác giả không chỉ trần thuật lại những sự kiện, hoạt động của nhân vật mà còn trích dẫn trực tiếp lời nói của bà, lời nhận xét, đánh giá của người đương thời về nhân vật. Làm nổi bật quan điểm, đặc biệt là tính cách cá nhân nhân vật, đồng thời giúp tái hiện lại lời ăn tiếng nói cũng như không khí tranh luận, đối thoại rất sôi nổi của đời sống xã hội Việt Nam thời kì này.
Mẫu 4
Văn bản Nữ phóng viên đầu tiên giới thiệu về cuộc đời và hoạt động của Manh Manh nữ sĩ. Bà tên thật là Nguyễn Thị Kiêm, sinh 1914, mất 2005. Manh Manh học Trường Trung học nữ sinh bản xứ đến tú tài rồi bước vào nghề báo. Bà làm phóng viên thường với bút hiệu YM. Bài thơ Tình già của bà được đăng báo và bà trở lên nổi tiếng. Manh Manh ủng hộ phong trào Thơ mới, tham gia diễn thuyết và dần trở lên nổi tiếng. Không khí thời đại được tái hiện qua các phong trào, các cuộc biểu tình đòi quyền lợi cho người phụ nữ. Đó là lúc đời sống văn hóa, xã hội Việt Nam trong buổi giao thời, trong đó có sự xung đột, giao tranh giữa cái cũ và cái mới, giữa những định kiến về người phụ nữ và những nỗ lực của cá cá nhân, tổ chức đấu tranh để khẳng định tự do, bình đẳng của người phụ nữ. Văn bản cũng mô tả cục diện sôi nổi của báo chí thời kì đầu, không khí đối thoại, tranh luận diễn ra rất sôi nổi, không gian cộng đồng và những thay đổi mạnh mẽ trong ý thức hệ của công chúng. Có thể thấy vị thế của phụ nữ trong các cuộc vận động xã hội có vai trò rất đặc biệt. Trong gia đình, người phụ nữ đóng vai trò làm mẹ, làm vợ, quán xuyến mọi công việc nhà cửa, bếp núc. Không chỉ có vai trò quan trọng trong gia đình mà còn trong xã hội, phụ nữ cũng có tầm ảnh hưởng quan trọng.
THAM KHẢO THÊM: