Ngành công nghiệp thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội. Vậy, nguyên liệu chủ yếu của công nghiệp thực phẩm là? Cùng tìm hiểu đáp án qua bài viết dưới đây của chúng minh nhé.
Mục lục bài viết
1. Nguyên liệu chủ yếu của công nghiệp thực phẩm là?
Cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm:
Cơ sở nguyên liệu của ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm: nguồn nguyên liệu phong phú và đa dạng
– Nguyên liệu từ ngành trồng trọt: cây lương thực (lúa), cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, đậu nành, thuốc lá), cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, điều, tiêu, chè…), rau – cây ăn quả. Đây là nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
– Nguyên liệu của ngành chăn nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm cung cấp thịt, trứng, sữa cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ hộp.
– Nguồn nguyên liệu từ ngành thủy sản (vùng biển rộng, nguồn hải sản phong phú).
Tình hình sản xuất và phân bố của ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm:
– Công nghiệp chế biến sản phẩm trồng trọt:
+ Xay xát: khoảng 39 triệu tấn thóc, ngô/năm; Bố trí tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng.
+ Mía: 28 – 300.000 ha mía, sản lượng khoảng 1 triệu tấn/năm; phân bố ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Chè: 10 -12 nghìn ha chè, mỗi năm sả cho sản lượng 12 nghìn tấn (búp khô); Phân bố ở vùng Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.
+ Cà phê: có gần 500.000 ha cà phê, mỗi năm sản phẩm cho ra 800.000 tấn cà phê nhân; Bố trí ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
+ Rượu, nước giải khát: một phần nguyên liệu nhập khẩu, sản phẩm sản xuất ra là 160 – 200 triệu lít rượu, 1,3-1,4 tỉ lít bia; phân bố ở các đô thị lớn.
– Công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi:
+ Sữa và các sản phẩm từ sữa: nguyên liệu từ các cơ sở chăn nuôi, mỗi năm sản phẩm cho ra 300 – 350 triệu sữa bột, bơ, phô mai; phân bố ở các đô thị lớn và các địa phương chăn nuôi bò.
+ Thịt và các sản phẩm từ thịt: nguyên liệu từ các cơ sở chăn nuôi, các sản phẩm từ thịt hộp, xúc xích,…; phân bố tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
– Chế biến thủy, hải sản:
+ Nước mắm: nguyên liệu từ cá biển, sản lượng mỗi năm 190 – 200 triệu lít, phân bố tại Cát Hải, Phan Thiết, Phú Quốc.
+ Tôm, cá: sản phẩm của ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, sản phẩm bao gồm thực phẩm đóng hộp đông lạnh, phân bố ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng khác.
⟹ Nhìn chung ngành chế biến thực phẩm phát triển gắn liền với nhu cầu của thị trường tiêu dùng nên thường nằm ở những khu vực giàu nguyên liệu và đô thị lớn.
Vậy, nguyên liệu chính của ngành công nghiệp thực phẩm là sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản
2. Ngành công nghiệp thực phẩm là gì?
Công nghệ thực phẩm là một chuyên ngành trong lĩnh vực thực phẩm. Bao gồm nghiên cứu, sản xuất, bảo quản, thử nghiệm và đánh giá các sản phẩm thực phẩm.
Những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ thực phẩm vào đời sống sản xuất rất đa dạng. Trong đó có thực phẩm, đồ uống, thực phẩm chức năng, dược phẩm… Đặc biệt tầm quan trọng của nó đối với sức khỏe con người ngày càng được nhấn mạnh. Vì vậy, công nghệ thực phẩm là lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến tất cả các lĩnh vực thực phẩm. Bao gồm quá trình chế biến, bảo quản, đánh giá và nghiên cứu sản phẩm thực phẩm. Và một phần trong đó có tác dụng bảo vệ sức khỏe con người.
Hiện nay, ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam đã phát triển và thay đổi qua nhiều giai đoạn khác nhau, trong đó có một số ngành chính như sau:
– Rượu – bia – nước giải khát;
– Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa;
– Dầu thực vật;
– Công nghiệp kỹ nghệ thực phẩm;
– Chế biến bột và tinh bột;
– Công nghiệp sản xuất thuốc lá;…
3. Vai trò ngành công nghiệp thực phẩm ở nước ta hiện nay:
3.1. Vai trò:
Ngành công nghiệp thực phẩm bao gồm các hoạt động công nghiệp hướng tới chế biến, chuyển đổi, chuẩn bị, bảo quản và đóng gói thực phẩm. Ngày nay, ngành công nghiệp thực phẩm đã trở nên đa dạng hơn, với hoạt động sản xuất từ quy mô nhỏ, truyền thống tại nhà đến các quy trình công nghiệp lớn.
Ngành công nghiệp thực phẩm là ngành cung cấp các sản phẩm thiết yếu cho con người. Vì vậy, nó sẽ bao gồm nhiều ngành như trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt cá,… Khi ngành thực phẩm phát triển cũng giúp các ngành khác, đặc biệt là nông nghiệp cũng phát triển tương ứng. Đây được coi là ngành mũi nhọn trong sự phát triển của nền kinh tế và xã hội chung của đất nước, cụ thể:
– Về mặt xã hội: thúc đẩy công nghiệp hóa nông thôn, góp phần giải quyết việc làm cho người dân.
– Về kinh tế: cung cấp nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực như thủy sản, chai lọ, cà phê, cao su,… mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn.
Ngoài ra, ngành công nghiệp thực phẩm còn thúc đẩy phát triển các ngành sản xuất hàng tiêu dùng, cùng với các ngành công nghiệp khác như chăn nuôi, trồng cây công nghiệp và nuôi trồng thủy sản, đồng thời cung cấp thực phẩm chuyên dụng cho ngành công nghệ chế biến lương thực, thực phẩm.
3.2. Tiềm năng của ngành công nghiệp thực phẩm ở Việt Nam trong hiện tại và tương lai :
Ngành công nghiệp thực phẩm được xác định là ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế Việt Nam, có tiềm năng phát triển nhờ yếu tố dân số đông, thu nhập bình quân của người dân ngày căng tăng và xu hướng tiêu dùng được tăng tốc . Chúng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội. Cụ thể là cung cấp sản phẩm xuất khẩu, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Mục tiêu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 65-70 tỷ USD (tương đương 200% hiện nay), ngành chế biến thực phẩm có tiềm năng lớn trong thu hút đầu tư. Tiếp nhận những nhận định nghĩa từ các chuyên gia tại Hội thảo xúc tiến đầu tư trong công nghiệp chế biến thực phẩm do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) và Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức.
4. Đặc điểm ngành công nghiệp thực phẩm nước ta:
Bên cạnh những cơ hội lớn ở thị trường trong nước, việc Việt Nam tham gia khu vực thương mại tự do ASEAN và trở thành thành viên của WTO đã thúc đẩy sự phát triển cho các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, thực phẩm chế biến nói riêng. Quá trình hội nhập là rất lớn đối với các doanh nghiệp chuyên về ngành thực phẩm. Ngành công nghiệp thực phẩm đã mở rộng hợp tác quốc tế, đa dạng hóa đa phương tiện và hợp tác đa dạng với nước ngoài. Mặt khác, tận dụng mọi lợi thế mà các điều ước hợp tác quốc tế mang lại, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế và đảm bảo thực hiện các cam kết. Từ đó, ngành thực phẩm không ngừng thay đổi, nhiều cơ sở được xây dựng, đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại, cải tiến, nâng cao trình độ quản lý (chủ sở hữu đa dạng hóa hình thức, từng bước cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước…), sản xuất sản phẩm chất lượng cao, đa dạng về chủng loại, thay thế hàng nhập khẩu, hàng có thương hiệu, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và tăng cường xuất khẩu.
5. Bài tập vận dụng:
Câu 1: Quy trình: “ Thu hoạch→ Tuốt, tẻ hạt → Làm sạch, phân loại → Làm khô → Làm nguội → Phân loại theo chất lượng → Bảo quản → Sử dụng ” là quy trình bảo quản thực phẩm nào dưới đây:
A. Thóc, ngô.
B. Khoai lang tươi.
C. Hạt giống.
D. Sắn lát khô.
Đáp án đung là đáp án: A. Thóc, ngô.
Câu 2: Hãy cho biết, tác dụng của việc bao gói trước khi làm lạnh trong bảo quản rau, quả tươi là gì?
A. Giảm hoạt động sống của rau, quả và vi sinh vật gây hại.
B. Tránh đông cứng rau, quả.
C. Tránh lạnh trực tiếp.
D. Tránh mất nước.
Đáp án đung là đáp án: D. tránh mất nước.
Câu 3: Hãy cho biết, quy trình: “ Thu hái → Chọn lựa → Làm sạch → Làm ráo nước → Bao gói → Bảo quản lạnh → Sử dụng ” là quy trình:
A. Chế biến rau quả.
B. Bảo quản lạnh rau, quả tươi.
C. Chế biến xirô.
D. Bảo quản rau, quả tươi.
Đáp án đung là đáp án: B. Bảo quản lạnh rau, quả tươi.
Giải thích: Quy trình: “ Thu hái → Chọn lựa → Làm sạch → Làm ráo nước → Bao gói → Bảo quản lạnh → Sử dụng ” là quy trình: Bảo quản lạnh rau, quả tươi. – SGK trang 130
Câu 4: Hãy cho biết, bảo quản bằng chiếu xạ là phương pháp bảo quản
A. Hạt giống.
B. Củ giống.
C. Thóc, ngô.
D. Rau, hoa, quả tươi.
Câu 5: Hãy cho biết, loài sinh vật nào thường gây hại củ khoai lang?
A. Gián
B. Bọ xít
C. Bọ rùa
D. Bọ hà
Đáp án đung là đáp án: D. Bọ hà