"Cha tôi" là một tác phẩm kí nổi tiếng của Đặng Huy Trứ. Tác phẩm không chỉ thể hiện tình cảm cha con mà còn phản ánh những quan niệm về gia đình và về lối sống nhân văn của xã hội thời bấy giờ. Dưới đây là cảm nhận về bài kí Cha tôi của Đặng Huy Trứ hay nhất.
Mục lục bài viết
1. Cảm nhận về bài kí Cha tôi của Đặng Huy Trứ hay nhất:
Đặng Huy Trứ là một trí thức nổi tiếng thời Nguyễn, có nhiều đóng góp lớn cho đất nước. Bài kí “Cha tôi” nằm trong tác phẩm “Đặng Dịch Trai ngôn hành lục” của Đặng Huy Trứ. Đây không chỉ là một tác phẩm văn học giá trị về mặt nội dung mà còn là bức chân dung chân thực, sâu sắc về hình ảnh người cha. Qua từng dòng chữ, tác giả đã khắc họa tình cảm gia đình đầm ấm, lòng hiếu thảo và niềm kính yêu đối với người cha – người đã dành trọn cuộc đời để nuôi dưỡng, dạy dỗ và truyền đạt những giá trị cao quý cho con cái, đặc biệt là trong bối cảnh thi cử thời ngày xưa.
Đặng Huy Trứ mở đầu bài kí bằng cách nhắc đến hai sự kiện quan trọng. Đó là sự kiện 2 cha con Đặng Huy Trứ đều dự thi Hương khi Đặng Huy Trứ 18 tuổi vào năm 1843, ông đỗ cử nhân còn cha không đỗ nhưng rất xúc động và sự kiện thứ 2 là vào năm 1848 Đặng Huy Trứ đỗ tiến sĩ nhưng bị tước danh hiệu do lỗi chính tả, cùng ngày đó anh trai của cha ông qua đời, cha ông chỉ đau buồn về tang lễ, không coi việc con trai mất danh hiệu là điều đáng quan tâm. Hai sự kiện bộc lộ hai cảm xúc khác nhau của người cha, thể hiện những tình cảm quý giá, những suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời, về phúc và họa.
Với mốc sự kiện đầu tiên vào năm 1843, cùng thi Hương, cha không đỗ nhưng con trai lại đạt danh hiệu cử nhân khiến cha của Đăng Huy Trứ xúc động và khóc, khóc không phải do bản thân trượt mà vì quá vui, quá xúc động khi con trai của mình đỗ cử nhân ngay từ lần thi đầu tiên dù mới chỉ 18 tuổi. Ban đầu, người cha cho con trai dự thi với ý nghĩ là cho con làm quen với môi trường thi cử chứ không nghĩ là sẽ đỗ, nhưng thật may mắn và kì diệu Đặng Huy Trứ đã xuất sắc đạt danh hiệu cử nhân, đỡ đần cho gia đình thêm chút cơm áo. Cha của ông cũng bày tỏ thêm không dám mơ ước cao là con mình được làm quan, được tham gia triều đình. Ước mơ đó thật bình dị và khiêm tốn. Bên cạnh sự xúc động, vui mừng thì cha của Đặng Huy Trứ cũng khá lo lắng, ông nói “Thiếu niên đăng khoa nhất hạnh dã”. Khi đỗ cử nhân ở tuổi 18 may mắn là thật nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều những nguy cơ nếu con trai của ông trở nên kiêu căng, tự mãn, không sẵn sàng đương đầu với khó khăn, thử thách vì họa lúc nào cũng có thể ập đến. Thật sâu sắc, chỉ có những người đã từng trải qua những sóng gió của cuộc đời mới hiểu được nỗi lo ấy. Đây chính là bài học về sự kiêu căng, tự mãn mà cha của Đặng Huy Trứ đã chỉ ra một cách sâu sắc và cảm động. Sự kiện này cũng thể hiện rặng, cha của Đặng Huy Trứ là Người cha có trách nhiệm, ông luôn lo lắng cho tương lai của con, không chỉ dạy con kiến thức mà còn chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức. Sự nghiêm khắc ấy giúp con cái nhận ra giá trị của công sức và lòng kiên trì.
Sự kiện thứ 2 là vào 5 năm sau, Khi vua Thiệu Trị tổ chức kỳ thi Ân khoa vào mùa xuân năm 1847, Đặng Huy Trứ lúc đó 23 tuổi đã tham gia và được xếp thứ 7. Khi biết tin, người cha lần nữa lại rơi nước mắt. Có lẽ, cha của Đặng Huy Trứ lại lo lắng về điều gì đó chăng? Quả thật không sai, trong kì thi Đặng Huy Trứ đã dùng sai chữ nên đã bị tước danh hiệu tiến sĩ và bị hủy bỏ danh hiệu cử nhân. Thời điểm này, cũng chính là lúc anh trai của cha ông làm quan ngự y qua đời nhưng cha ông chỉ buồn và lo cho việc hậu sự chứ không quan trọng việc con trai bị tước danh hiệu “coi như không có chuyện gì đáng quan tâm”. Điều này khẳng định rằng, ông đã chuẩn bị tâm lý cho những chuyện không may có thể xảy ra và đối mặt với nó một cách bình tĩnh và đầy bản lĩnh. Đây là một bài học sâu sắc về cách đối mặt với những khó khăn, nghịch cảnh trong cuộc sống. May mắn, phúc hay họa là những điều vô thường có thể xảy ra bất cứ lúc nào và không riêng gì ai. Chính vì vậy, cần phải biết cách dự phòng mới có được sự chủ động và bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh.
Qua bài kí “Cha tôi”, Đặng Huy Trứ đã gửi gắm thông điệp về lòng biết ơn, sự trân trọng đối với những người thân yêu, đặc biệt là cha mẹ. Bên cạnh đó, Tác phẩm chứa đựng những bài học triết lý và giáo dục sâu sắc. Như một lời nhắc nhở tới người đọc rằng khi gặp may mắn, gặt hái được thành công không nên tự mãn hay tự phụ, khi gặp khó khăn thử thách cũng không nên buồn chán, mất bình tĩnh mà hãy bình tâm đối diện và vươn lên. Cuộc đời của Đặng Huy Trứ chính là tấm gương sáng ngời, là hình mẫu lý tưởng để chúng ta học tập và noi theo. Bên cạnh đó, chúng ta nhận thấy rằng hành trình học tập và rèn luyện của mỗi người đều không tránh khỏi những thử thách chính nhưng cũng là cơ hội để chúng ta trưởng thành và đạt thành công.
2. Cảm nhận về bài kí Cha tôi của Đặng Huy Trứ xuất sắc nhất:
Đặng Huy Trứ (1825–1874) là một trí thức, nhà cải cách nổi tiếng dưới triều Nguyễn, được biết đến với những đóng góp lớn trong nhiều lĩnh vực và những tư tưởng tiến bộ vượt thời đại. Tác phẩm “Cha tôi” trong “Đặng Dịch Trai ngôn hành lục” của Đặng Huy Trứ không chỉ đơn thuần là một bài ký mà còn là một bức chân dung sống động và cảm động về người cha mẫu mực trong xã hội Việt Nam thời Nguyễn. Tác phẩm không chỉ tái hiện những giá trị gia đình truyền thống mà còn thể hiện triết lý giáo dục của một trí thức uyên bác, lấy đạo đức và học vấn làm nền tảng.
Mở đầu bài kí là hai sự kiện quan trọng. Đầu tiên, sự kiện 2 cha con Đặng Huy Trứ đều dự thi Hương khi Đặng Huy Trứ 18 tuổi vào năm 1843, ông đỗ cử nhân còn cha không đỗ nhưng rất xúc động và ông đã khóc, khóc vì vui mừng, vì xúc động khi con trai đỗ cử nhân khi mới 18 tuổi. Ban đầu, người cha cho con trai dự thi với ý nghĩ là cho con làm quen với môi trường thi cử chứ không nghĩ là sẽ đỗ nhưng thật may mắn và kì diệu Đặng Huy Trứ đã xuất sắc đạt danh hiệu cử nhân, đỡ đần cho gia đình thêm chút cơm áo. Cha của ông cũng bày tỏ thêm không dám mơ ước cao là con mình được làm quan, được tham gia triều đình. Ước mơ đó thật bình dị và khiêm tốn. Sự kiện thứ 2 là vào năm 1848 Đặng Huy Trứ đỗ tiến sĩ nhưng bị tước danh hiệu do lỗi chính tả, cùng ngày đó anh trai của cha ông qua đời, cha ông chỉ đau buồn về tang lễ, không coi việc con trai mất danh hiệu là điều đáng quan tâm. Điều này khẳng định rằng, ông đã chuẩn bị tâm lý cho những chuyện không may có thể xảy ra và đối mặt với nó một cách bình tĩnh và đầy bản lĩnh. Hai sự kiện bộc lộ hai cảm xúc khác nhau của người cha, thể hiện những tình cảm quý giá, những suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời, về phúc và họa.
Trong từng trang viết, hình ảnh người cha hiện lên với những tình cảm yêu thương sâu sắc và những lời khuyên nhủ đầy trách nhiệm, hướng con cái đến lý tưởng cao đẹp và lối sống trung thực. Đặc biệt, Đặng Huy Trứ đã khắc họa một cách chân thực những giá trị đạo đức, lòng hiếu thảo, và trách nhiệm thi cử – vốn là thước đo quan trọng trong bối cảnh xã hội coi trọng học vấn và phẩm giá thời phong kiến.
Tác phẩm không chỉ giàu ý nghĩa văn học mà còn là tư liệu quý giá phản ánh sinh động những phẩm chất của con người và xã hội thời bấy giờ, góp phần gìn giữ và truyền bá giá trị văn hóa Việt Nam.
3. Dàn ý Cảm nhận về bài kí Cha tôi của Đặng Huy Trứ:
Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả Đặng Huy Trứ và tác phẩm “Cha tôi”.
+ Đặng Huy Trứ là một trí thức nổi tiếng thời Nguyễn, có nhiều đóng góp lớn cho đất nước;
+ Tác phẩm “Cha tôi” là bài kí xúc động, thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả đối với người cha.
- Nêu khái quát cảm nhận về bài kí: Bài kí miêu tả chân thực hình ảnh người cha với tình yêu thương, sự nghiêm khắc và tầm quan trọng của người cha trong đời sống và giáo dục của con cái.
Thân bài:
- Mở đầu bài kí là 2 sự kiện quan trọng:
+ Đầu tiên, sự kiện 2 cha con Đặng Huy Trứ đều dự thi Hương khi Đặng Huy Trứ 18 tuổi vào năm 1843, ông đỗ cử nhân còn cha không đỗ nhưng rất xúc động và ông đã khóc;
+ Sự kiện thứ 2: Vào năm 1848 Đặng Huy Trứ đỗ tiến sĩ nhưng bị tước danh hiệu do lỗi chính tả, cùng ngày đó anh trai của cha ông qua đời, cha ông chỉ đau buồn về tang lễ, không coi việc con trai mất danh hiệu là điều đáng quan tâm.
- Người cha là hình tượng trung tâm, hiện lên với những phẩm chất đáng kính:
+ Người cha có trách nhiệm: Ông luôn lo lắng cho tương lai của con, không chỉ dạy con kiến thức mà còn chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức. Sự nghiêm khắc ấy giúp con cái nhận ra giá trị của công sức và lòng kiên trì;
+ Người cha là một người sâu sắc và là người nhìn xa trông rộng: Ông không chỉ thấy được sự may mắn sau mỗi lần Đăng Huy Trứ thi cử đỗ đạt mà còn lường trường những rủi ro có thể xảy ra. Từ đó, khi gặp nghịch cảnh ông đều bĩnh tĩnh và bản lĩnh đón nhận.
- Những bài học và giá trị mà bài kí mang lại:
+ Thông điệp về lòng biết ơn, sự trân trọng đối với những người thân yêu, đặc biệt là cha mẹ;
+ Khi gặp may mắn, gặt hái được thành công không nên tự mãn hay tự phụ, khi gặp khó khăn thử thách cũng không nên buồn chán, mất bình tĩnh mà hãy bình tâm đối diện và vươn lên.
Kết bài:
- Khẳng định lại cảm nhận về bài kí “Cha tôi”:
+ Bài kí là một tác phẩm giàu cảm xúc, mang giá trị nhân văn sâu sắc về tình cha con và trách nhiệm giáo dục trong gia đình;
+ Qua đó, người đọc nhận ra tầm quan trọng của sự giáo dục từ cha mẹ và lòng biết ơn sâu sắc đối với công lao của cha mẹ.
THAM KHẢO THÊM: