Mỗi cấp học khác nhau sẽ có những quy định khác nhau, tuy nhiên hầu hết đều có những nội dung cơ bản liên quan đến một số điều giáo viên không được làm với học sinh như xúc phạm danh dự nhân phẩm của học sinh, bỏ dạy, thiên vị ... Dưới đây là một số điều giáo viên không được làm với học sinh, quý độc giả có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Những điều giáo viên không được làm với học sinh mới nhất:
Những điều giáo viên không được làm là những điều bị pháp luật nghiêm cấm, và căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT có quy định về đạo đức nhà giáo thì giáo viên không được làm 11 điều sau đây:
-
Lợi dụng chức vụ, lợi dụng quyền hạn để thực hiện những hành vi vi phạm quy định của pháp luật, vi phạm quy chế, quy định; có hành vi gây khó khăn hoặc gây phiền hà đối với học sinh và nhân dân;
-
Có hành vi gian lận, thiếu trung thực trong quá trình giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học, thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục;
-
Có hành vi chèn ép, trù dập học sinh, có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, có những thành kiến không chuẩn mực đối với học sinh; có hành vi tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong quá trình giảng dạy, học tập, rèn luyện của học sinh và đồng nghiệp;
-
Có hành vi xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự nhân phẩm của học sinh, đồng nghiệp hoặc người khác trái quy định pháp luật; làm ảnh hưởng đến công việc, quá trình sinh hoạt của đồng nghiệp và người khác;
-
Tổ chức dạy thêm, học thêm đối với học sinh trái quy định của pháp luật;
-
Có hành vi hút thuốc lá, uống rượu bia trong khu vực công sở, trong trường học hoặc ở những nơi không được phép; hoặc trong quá trình thi hành nhiệm vụ giảng dạy và tham gia vào các hoạt động giáo dục của nhà trường;
-
Có hành vi sử dụng điện thoại di động, làm việc riêng trong các cuộc họp, trong quá trình lên lớp, học tập, chấm thi và coi thi học sinh;
-
Có hành vi gây bè phái, chia rẽ nội bộ, cục bộ tại địa phương, gây mất đoàn kết trong tập thể và trong sinh hoạt tại cộng đồng;
-
Sử dụng bục giảng để làm nơi tuyên truyền, phổ biến những nội dung trái với quan điểm, trái với quy định pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước;
-
Có hành vi trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự tiện bỏ việc trái quy định pháp luật; không đi muộn về sớm, bỏ giờ, bỏ chạy, cắt xén, dồn ép chương trình học, vi phạm quy chế chuyên môn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kỷ cương nền nếp của nhà trường, cơ sở giáo dục;
-
Tổ chức, tham gia một số hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội như: Cờ bạc, ma tuý, mại dâm, mê tín, dị đoan; có hành vi sử dụng, lưu giữ, truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy, độc hại.
2. Những điều giáo viên không nên làm với học sinh khi lên lớp?
Giáo viên được xem là linh hồn của mỗi lớp học, giáo viên mang trong mình nhiều trọng trách lớn lao và đồng thời cũng có một số chức năng, quyền hạn nhất định; tuy vậy giáo viên cũng là con người, nhiều khi cũng có thể đưa ra một số quyết định sai lầm. Để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra, tránh những hành vi vi phạm quy định của pháp luật, giáo viên trong quá trình lên lớp KHÔNG NÊN làm một số hành vi sau:
-
Nổi giận. Nổi giận trong bất kỳ tình huống nào cũng có thể gây ra nhiều hậu quả khó lường. Đối với nền giáo dục, điều này còn mang tiếng xấu đến uy tín của giáo viên. Tâm trạng của giáo viên trực tiếp ảnh hưởng tới học sinh, đôi khi giáo viên cần phải giữ bình tĩnh, kiểm chế được bản thân mình. Khi giáo viên cảm thấy tâm trạng của mình thực sự không tốt, không phù hợp thì cách tốt nhất là tạm thời rời khỏi lớp học để ổn định tâm trạng. Việc tạm thời ra khỏi lớp học cũng là một phương án hay, giúp bản thân trấn tĩnh lại một cách nhanh nhất, sau đó quay trở lại lớp và đối diện với học sinh;
-
Mất quyền kiểm soát lớp học. Trong bất kỳ tình huống nào, dù gặp phải cảm xúc nào thì giáo viên cũng không nên để học sinh phá vỡ trật tự lớp học. Khi một học sinh làm mất trật tự lớp học thì phải mất rất nhiều thời gian, công sức mới có thể lấy lại. Vì vậy cần phải tạo ra một không khí học tập nghiêm túc, để giờ học đạt hiệu quả cao nhất;
-
Chế giễu học sinh. Một trong những điều tối kỵ mà giáo viên không nên làm đó là chế giễu học sinh của mình, vì có thể làm tổn thương lòng tự trọng của học sinh. Khi lên lớp, cá nhân cần phải vận dụng tính cách hài hước của mình để làm cho bầu không khí lớp học thêm vui vẻ, phấn khởi, tuy nhiên hài hước trong chừng mực, biết cách vận dụng sao cho không mang lại kết quả. Giáo viên là tấm gương để học sinh học tập và noi theo, vì vậy không nên chế giễu hoặc mỉa mai người khác, tốt nhất là nên làm nhiều hơn nói;
-
Thói quen tối lớp muộn. Giáo viên được xem là tấm gương sáng để học sinh học tập. Vì vậy tất cả các hoạt động của giáo viên đều có thể ảnh hưởng trực tiếp tới học sinh. Nếu như giáo viên thỉnh thoảng tớ lớp muộn thì không sao, tuy nhiên nếu điều đó được diễn ra thường xuyên nhiều lần thì có thể tạo thành thói quen và khiến cho học sinh suy nghĩ rằng: “Tới trường muộn cũng không vấn đề gì, dù sao cô giáo cũng hay tới lớp muộn”, từ đó bắt chước cô giáo. Nếu giáo viên tối muộn thì nhất định phải công khai xin lỗi học sinh phải để cho học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc kỷ luật và đúng giờ;
-
Cách dạy rập khuôn, tẻ nhạt. Một số giáo viên khi lên lớp dạy học một cách máy móc, thông thường chỉ đọc giáo án, không biết cách thiết kế bài giảng sao cho lôi cuốn và phù hợp. Không khí lớp học trở nên trầm lắng và tẻ nhạt, khiến cho ham muốn học tập của học sinh bị giảm đi, đặc biệt là những môn ngoại ngữ (có tính chất khô khan). Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để cho tiết học trở nên thú vị, cần phải có một số động tác mô phỏng, lồng ghép những bài học thực tế để cho học sinh tiếp thu dễ hơn và nhớ lâu hơn. Giáo trình và sách vở chỉ là tài liệu cung cấp thông tin, còn cách thể hiện bài dạy như thế nào thì được xem là trách nhiệm và năng lực của mỗi giáo viên;
-
Thiên vị. Mỗi một học sinh khi lên lớp đều mong muốn được giáo viên quan tâm và hướng dẫn cho mình, và giáo viên cũng có những học sinh mà mình yêu thích, tuy nhiên giáo viên không nên thể hiện hành vi thiên vị một cách tiêu cực, cần phải để cho học sinh biết được sự công bằng, cần phải biết cách quan tâm và khen ngợi học sinh của mình.
3. Những yếu tố để trở thành một giáo viên tốt:
Để trở thành một giáo viên tốt, một nhà giáo xuất sắc thì cũng cần phải trải qua thử thách; và để trở thành một giáo viên tốt thì trước hết bạn cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, thường xuyên đổi mới cách giảng dạy của mình theo hướng tích cực hơn. Là giáo viên thì đạo đức nghề nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng, song song với đó thì giáo viên cũng cần phải thường xuyên nâng cao trình độ giáo dạy của bản thân, việc thay đổi cách giảng dạy tiên tiến hiệu quả là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Học sinh có tiếp thu bài tốt hay không phần lớn nhờ vào cách thức truyền đạt của giáo viên, vì vậy nếu như giáo viên biết cách cập nhật phương pháp dạy học thường xuyên, phù hợp với thời đại thì sẽ giúp cho tiết học trở nên hiệu quả hơn.
Thứ hai, giáo viên cần phải nâng cao khả năng thấu hiểu học sinh. Thấu hiểu học sinh cũng là một trong những vấn đề quan trọng mà tất cả các giáo viên đều phải quan tâm, lưu ý. Chỉ khi thấu hiểu được học sinh của mình thì giáo viên mới có thể đưa ra phương án giảng dạy sao cho hiệu quả.
Vì vậy, muốn trở thành một giáo viên tốt thì cá nhân cần phải tìm hiểu thật kỹ những yêu cầu mà công việc đưa ra, cùng với đó là thực hiện tốt những điều giáo viên không được làm và không nên làm theo quy định của pháp luật.
THAM KHẢO THÊM: