Tác phẩm Nguyệt Cầm là một tác phẩm tiêu biểu được in trong tập “Gửi hương cho gió” tập thơ xuất bản năm 1945 và đây cũng là tác phẩm thơ nổi tiếng nhất của nhà thơ Xuân Diệu. Dưới đây là bố cục, tóm tắt bài thơ Nguyệt Cầm của Xuân Diệu hay nhất, quý độc giả có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Bố cục bài thơ Nguyệt Cầm của Xuân Diệu hay nhất:
Xuân Diệu là một trong những nhà thơ đi đầu trong phong trào Thơ mới, ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm tiêu biểu, một trong những số đó là bài thơ Nguyệt cầm. Đây là một bài thơ hay và là giá trị tinh thần cao quý của nhà thơ để lại cho độc giả. Nhiều người nhìn nhận bài thơ giống như là một bản tình ca, bài thơ được xem như một bản hòa tấu kết hợp giữa trăng và đàn, cho thấy tầm quan trọng mà tác giả đã dành cho sáng tác này. Bố cục bài thơ Nguyệt Cầm của Xuân Diệu được chia thành 02 phần chính như sau:
Phần 1: Một không gian thiên nhiên tràn ngập ánh trăng và tiếng đàn.
Phần 2: Nỗi sầu cô đơn của thi nhân trong cảnh đàn trăng.
2. Tóm tắt bài thơ Nguyệt Cầm của Xuân Diệu hay nhất:
Mẫu 01:
Bài thơ Nguyệt cầm của tác giả Xuân Diệu được xem là một trong những tác phẩm vô cùng nổi tiếng thuộc thể loại thơ 7. Khi đọc và cảm nghĩ về bài thơ, nhà thơ Xuân Diệu đã sử dụng khéo léo và tài tình thủ pháp kết hợp hình ảnh, nhà thơ đã biến cái thực là “dây đàn” trở thành cái ảo đó là “ánh trăng”. Đồng thời khi đọc tác phẩm, chúng ta thấy rõ hình ảnh trong bài thơ được thể hiện vô cùng sinh động và cụ thể, tất cả đều là những hình ảnh mang tính gợi tả và gợi hình vô cùng đặc sắc. Nhà thơ Xuân Diệu đã khéo léo sử dụng âm thanh để có thể miêu tả rõ nét hình ảnh, ví dụ như ánh trăng buông xuống trong những giọt lệ sầu. Bài thơ của tác giả Xuân Diệu đã vô tình gọi lên cảm hứng giao thoa giữa hương sắc và âm thanh thực tế, giao thoa giữa đất trời và cỏ cây, giao thoa giữa vũ trụ và con người với nhau, sự giao thoa đồng điệu giữa trần gian và âm giới. Đồng thời qua bài thơ đó, người đọc chúng ta dễ dàng cảm nhận được trực giác nhảy bén của nhà thơ Xuân Diệu trong quá trình nắm bắt giây phút hội ngộ thiêng liêng giữa hiện thực và thế giới siêu hình để từ đó có thể tạo nên một tác phẩm vô cùng nghệ thuật và đầy tính tinh tế. Và thông qua bài thơ, chúng ta cảm nhận rõ nét sự đồng điệu của Xuân Diệu và tự nhiên, ông đã nắm bắt những giây phút thiêng liêng để ghi lại câu thơ đầy gợi hình, gợi tả giữa thế giới hiện tại và thế giới siêu hình, giữa nội tâm và ngoại giới để có thể đạt tới những giây phút thăng hoa trong quá trình sáng tác nghệ thuật của mình.
Mẫu 02:
Nguyệt cầm được xem là một trong những bài thơ hay và chứa đựng nhiều cảm xúc mới mẻ của tác giả Xuân Diệu khi tác giả đã trực tiếp cảm nhận và tiếp cận với trường phái văn học nước ngoài. Khi đến với bài thơ chúng ta dễ dàng có những trải nghiệm mới mẻ và những cảm xúc rất lạ lẫm và đó chính là những cảm xúc mới, những trải nghiệm mới và tình cảm chất chứa nét chữ tình, ẩn sâu bên trong những lời thơ đó là ý tưởng cao đẹp của tác giả. Thông qua một số hình ảnh và những chi tiết độc đáo nhất trong bài thơ, trong mỗi lời thơ đã hiện lên hình ảnh hoặc quyện của Ánh trăng và người nghệ sĩ, đó không chỉ là những âm thanh vô cùng tuyệt vời mà đó còn là những hình ảnh rất độc đáo, mang đậm tính hấp dẫn đối với người xem và người nghe. Nhân vật trữ tình cũng được tác giả thể hiện nổi bật với hoạt động gảy đàn trong không gian đêm trăng đầy xúc động và lãng mạn.
Mẫu 03:
3. Tóm tắt bài thơ Nguyệt Cầm của Xuân Diệu đặc sắc nhất:
Khi nói đến nhà thơ Xuân Diệu, ai trong chúng ta có lẽ cũng biết đến những bài thơ tình của ông sáng tác trong thời gian chiến tranh, giữa phong trào Thơ mới năm 1945 đang phát triển và nở rộ. Có một bài thơ, mặc dù đây không phải là thơ tình, thế nhưng cũng là một bài thơ rất quan trọng đối với tác giả Xuân Diệu vì ông đã đặt nhiều tâm tư tình cảm trong đó. Xuân Diệu là một trong những nhà thơ đầu đàn của phong trào Thơ Mới, một phong trào thi ca phỏng theo cuộc nổi dậy của trào lưu thi ca lãng mạn tại Pháp lúc thế kỷ 19. Xuân Diệu cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của thi ca Pháp, nên trước hết cần nhắc lại những chuyển biến trong thi ca Pháp thế kỷ 19 để có thể hiểu rõ hơn bài “Nguyệt cầm”. Văn học Pháp vào thế kỷ 17 được gọi là một nền văn học theo phong cách cổ điển. Những người chủ trương học thuyết cổ điển cho rằng nền văn chương xưa của các văn gia thời cổ đại La Mã và Hy Lạp đã đạt tới tuyệt đỉnh, ngày nay chỉ cần theo mẫu mực đó để sáng tác. Văn học cổ điển Pháp lấy các tác phẩm thời cổ đại La Mã và Hy Lạp làm mẫu mực, đề cao vai trò tối thượng của lý trí và chủ trương mô tả sự việc giống với thực tế.
Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh,
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần.
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm!
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân.
Mây vắng, trời trong, đêm thủy tinh;
Linh lung bóng sáng bỗng rung mình
Vì nghe nương tử trong câu hát
Đã chết đêm rằm theo nước xanh.
Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời,
Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi…
Long lanh tiếng sỏi vang vang hận:
Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người…
Bốn bề ánh nhạc: biển pha lê.
Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề
Sương bạc làm thinh, khuya nín thở
Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê.
Nguyệt Cầm được xem là một trong những bài thơ hay và chứa đựng nhiều cảm xúc mới mẻ của nhà thơ Xuân Diệu khi nhà thơ tiếp cận trực tiếp với trường phái văn học nước ngoài, bài thơ biểu hiện khéo léo và sâu sắc những cảm xúc mới lạ cùng với tình cảm chất chứa nét chữ tình, ẩn sâu bên trong từng lời thơ là những lý tưởng cao đẹp, những ẩn ý thông qua lời thơ của tác giả, thông qua hình ảnh độc đáo nhất trong bài thơ Nguyệt Cầm, trong mỗi bài thơ là hình ảnh hòa quyện của ánh trăng trong một bản nhạc đầy nhẹ nhàng, êm ái của người nghệ sĩ, đó không chỉ là những âm thanh vô cùng tuyệt vời mà nó còn là những hình ảnh rất độc đáo mang đậm màu sắc mới lạ, đậm chất hấp dẫn người xem và người nghe. Nhân vật trữ tình cũng được tác giả thể hiện một cách nổi bật với cây đàn trong tay và gãy trong một không gian đêm trăng vô cùng xúc động. Bài thơ cũng thể hiện tuyệt vời quan niệm về sự giao thoa giữa các giác quan, trong đó bao gồm tiếng nhạc, ánh sáng và hơi lạnh, thính giác, thị giác và xúc giác, tất cả các giác quan đều nhạy bén tương tác với nhau, diễn tả những rung cảm vô cùng sâu sắc của con người.
THAM KHẢO THÊM: