Tinh thần thể dục là truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Nguyễn Công Hoan nói về xã hội thực dân phong kiến đàn áp, bóc lột người dân đi xem thể thao trong khi họ còn chưa đủ ăn, đủ mặc. Dưới đây là các bài tóm tắt mẫu ngắn gọn và hay nhất về tác phẩm Tinh thần thể dục, kính mời độc giả tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Tóm tắt tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoa ngắn gọn:
Nguyễn Công Hoan là nhà văn hiện thực, là cây bút trào phúng xuất sắc. Tác phẩm Tinh thần thể dục của ông được đăng trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy, số 251 ra ngày 25/3/1939. Tinh thần thể dục đã vạch rõ bản chất bịp bợm của phong trào thể dục đương thời mà thực dân Pháp cổ động rầm rộ để đánh lạc hướng thanh niên. Nội dung chính của tác phẩm đề cập đến câu chuyện quân trên ra lệnh cho người dân tại xã Ngũ Vọng phải tập trung để đi xem đá bóng, thế nhưng người dân xã Ngũ Vọng đã phản đối lại lệnh của quan trên cả xã không một ai đi xem bóng đá. Mỗi người đều đưa ra lý do để không phải đi xem. Người thì trốn tránh, người thì van xin còn người thì lo lót. Lý trưởng xã đã phải sử dụng tất cả các biện pháp từ nhẹ nhàng đến nghiêm khắc nhưng số lượng người theo lệnh của quan trên đưa ra vẫn không đủ. Cuộc dẫn người đi xem bóng đá đã trở thành một cuộc bắt phu phen đầy bi hài và bức bối. Trong tác phẩm, Nguyễn Công hoan đã rất tài tình khi xây dựng được một cốt truyện được chia làm sáu đoạn và mỗi đoạn có nội dung rất chặt chẽ đi theo tiến trình của câu chuyện bắt người đi xem bóng đá. Lên án chính sách cai trị lố bịch và vô lý của bọn thực dân phong kiến. Câu chuyện không chỉ phản ánh về nội dung của buổi đi xem bóng đá mà qua đó còn lên án, đấu tranh và có những hành động phản kháng lại thực dân trước những sự đàn áp, bóc lột bất công của thực dân Pháp. Qua đó có thể thấy được tài năng châm biếm, kể chuyện sâu cay của Nguyễn Công Hoan và ông xứng đáng là một cây bút trào phúng xuất sắc.
2. Tóm tắt tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoa đặc sắc nhất:
Tinh thần thể dục là truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Công hoan được đăng báo Tiểu thuyết thứ bảy, số 251 ra ngày 25/3/1939. Tác phẩm đã lên án phong trào thể dục thể thao mang tính chất bịp bợm và có phần lố bịch của thực dân Pháp. Tinh thần thể thao thông thường được thực hiện mang tính tự nguyện, thế nhưng ở xã Ngũ Vọng theo lệnh của quan trên thì tinh thần thể thao mang tính bắt buộc và bắt bớ phu phen, đẩy ải người dân. Thật vô lý khi mà theo lệnh của quan trên thì tất cả người dân tại xã Ngũ Vọng phải đi xem trận đá bóng, mặc dù người dân đã tìm mọi lý do để trốn tránh việc đi xem đá bóng thế nhưng lý trưởng xã đã dùng mọi biện pháp để de dọa người dân. Tinh thần thể dục đã phản ánh một cách sâu sắc về cuộc sống của người dân khi mà thực dân Pháp đến Việt Nam đã làm xáo trộn tạo nên một xã hội hỗn độn và bị bóc lột một cách nặng nề. Có thể thấy, xã hội lúc bấy giờ vô cùng khốn khổ khi mà chính quyền tay sai thực dân pháp biến tinh thần thể thao trở thành một tấn bi hài kịch. Thông qua tác phẩm, Nguyễn Công Hoan đã thể hiện tài năng của mình cả về phương diện nội dung và nghệ thuật. Đây là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn mang dấu ấn cá nhân sâu sắc của tác giả.
3. Tóm tắt tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan ấn tượng nhất:
Trong những năm tháng thực dân pháp xâm lược Việt Nam, chúng đã lừa bịp nhân dân ta bằng những chiêu bài như là “mở mang nền văn minh tân tiến”, chúng đến để “khai hóa văn minh” nhưng thực chất là để che đậy đi cái bản chất xấu xa, che đậy đi dã tâm cướp nước xâm lăng. Và một trong những hành động xấu xa của họ đó chính là chiêu bài “tinh thần thể dục”. Theo lệnh của quan trên thì làng Ngũ Vọng phải cứ đủ 100 người để tham gia buổi đá bóng, khi tham gia người dân phải ăn mặc tử tế, đi đứng nghiêm chỉnh, phải luôn luôn vỗ tay vì hôm đấy có rất nhiều quan khách. Hàng loạt các điều kiện được đưa ra, nhân dân lấy đủ cớ để không phải tham gia buổi đá bóng thế nhưng quan trên đã đưa ra hàng loạt lời đe dọa để người dân phải tham gia, không hề quan tâm hay để ý đến sự sống của nhân dân. Kể cả bác Phô một người ốm gần chết cũng không được miễn vì ai cũng lấy cớ ốm yếu mà không tham gia thì buổi đá bóng cho ai xem? Hơn nữa cái việc ông lý trưởng sắp xếp thời gian cho mọi người lên huyện được tham gia cũng thật nực cười. Trận bóng bắt đầu từ ba giờ chiều thế nhưng theo lệnh người dân phải tập trung từ ba giờ sáng, phải chuẩn bị cơm nắm từ chiều hôm trước. Buổi đi xem không khác gì cuộc săn bắn, người săn bắn ở đây chính là bọn tuần do ông lí đi điều khiển và nạn nhân không ai khác chính là người nông dân khốn khổ.
4. Tóm tắt tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan chọn lọc:
Tinh thần thể dục là tác phẩm gây ấn tượng với độc giả về nội dung của câu chuyện phản ánh xã hội sống trong thời kì thực dân Pháp cai trị. Từ nhan đề của tác phẩm đã gây ấn tượng, bởi lẽ nhắc đến thể dục là người ta nghĩ đến sự hào hứng, hăng say, phấn chấn và thể hiện sự tự nguyện trong thế nhưng trong tác phẩm lại trái ngược hoàn toàn không phải sự tự nguyện mà là ép buộc, răn đe, không khí căng thẳng. Trong tình cảnh khốn khổ, người dân phải lo ăn từng bữa nhưng đón nhận tin phải tham gia hoạt động thể thao thì họ cảm thấy rất bất bình, tâm trí đâu mà nghĩ đến chuyện thể thao do thực dân Pháp đề ra. Mở đầu câu chuyện là lời của quan huyện Lê Thăng đầy tính bịp bợm và đe dọa “Đúng 12 giờ trưa đến xem, không được khiếm diện,… nếu không tuân lệnh sẽ bị kết tội”. Anh Mịch đến xin nghỉ xem đá bóng, lý do anh đưa ra khá thuyết phục “nghỉ làm thì sẽ bị ông Nghị đánh chết, mà không đi làm thì vợ con chết đói” đứng trước tình cảnh đó nhưng ông Lí không mảy may. Bác Phô gái nài nỉ cho chồng mình, một người đứng trước cánh cửa tử thần, ốm nặng không phải đi xem đá bóng nhưng nhận lại được lời rất cay đắng “Ốm gần chết cũng phải đi. Lệnh quan như thế. Ai cũng lấy cớ ốm yếu mà không đi, thì người ta đá bóng cho chó xem à?”. Nhưng khi bà Phó Binh, một người nhà giàu xin cho con mình không phải đi xem, đứng trước đồng tiền ông lý cũng nhẹ nhàng và trách nhẹ “Nếu ai cũng như con bà thì tôi chết mất”. Có thể thấy đồng tiền làm mờ con mắt của ông Lí, một xã hội mà bị đồng tiền làm cho mờ mắt, là cán cân thay đổi mọi thứ từ chuyện không phải đi cho đến thái độ của người khác với mình như thế nào. Khung cảnh buổi xem thể thao được diễn tả rất sống động, tạo ra không khí căng thẳng, náo loạn mang tính chất khủng bố. Anh Cò ôm con bỏ chạy cũng bị bắt lại, cảnh đoàn người được rất đi xem đá bóng rất thất thần, thảm hại như cảnh đi phu nhưng bên ngoài thì giống như đi diễu hành. Ai cũng hiện ra rất mệt mỏi vì buổi đá bóng lúc ba giờ chiều nhưng người dân phải đi từ ba giờ sáng, dù đã có thông báo chuẩn bị cơm từ chiều hôm trước nhưng người dân vẫn đói vì nghèo khổ không có gì ăn. Tất cả đã lên án một xã hội thực dân phong kiến thối nát, đồng tiền đã chi phối tất cả mọi thứ. Người khổ nhất vẫn là những người nông dân nghèo khổ, thấp cổ bé họng, không có tiếng nói và bị đàn áp cả cuộc đời. Qua đó, thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước của tác giả, dám lên án cái xấu xa, đê hèn của bọn quan trên.
THAM KHẢO THÊM: