“Đừng từ bỏ cố gắng” của Trần Thị Cẩm Quyên là một tác phẩm được in trong Văn học và tuổi trẻ của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tác phẩm nghị luận về việc kêu gọi con người hãy dám ước mơ và kiên trì với ước mơ của mình. Xin mời các em học sinh cùng theo đọc bài viết dưới đây: Phân tích tác phẩm Đừng từ bỏ cố gắng chọn lọc siêu hay.
Mục lục bài viết
1. Phân tích tác phẩm Đừng từ bỏ cố gắng chọn lọc:
Trong cuộc sống, mỗi người đều phải đối mặt với những thử thách và khó khăn. Tác phẩm “Đừng từ bỏ cố gắng” của Trần Thị Cẩm Quyên chính là một thông điệp mạnh mẽ, khích lệ chúng ta không ngừng nỗ lực và kiên trì vượt qua mọi trở ngại.
Ngày khi mở đầu văn bản, Trần Thị Cẩm Quyên đã đưa ra dẫn chứng về câu nói của bác sĩ Đặng Thùy Trâm: “Đời người phải gặp giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. Thông qua đó, tác giả đã chỉ ra rõ rằng, bất kỳ ai trong chúng ta đều sẽ phải đối mặt với khó khăn, thử thách trong cuộc đời, điều đó là không thể tránh khỏi. Sự thật là “không có con đường nào là bằng phẳng”. Cho nên nếu muốn thành công thì phải “học cách chấp nhận”, “đối mặt vượt qua thất bại của chính mình”. Thất bại đáng sợ nhất không phải là mình đã thất bại bao nhiêu lần mà chính là không nỗ lực để chiến thắng bản thân mình, không nỗ lực để theo đuổi mục tiêu lý tưởng mà bản thân mình đã đặt ra. Bằng lập luận chặt chẽ, logic, tác giả đã dẫn dắt và nêu lên vấn đề Đừng từ bỏ cố gắng một cách ấn tượng mà hàm súc.
Sau đó, Trần Thị Cẩm Quyên đưa ra một loạt các dẫn chứng để chứng minh cho quan điểm của mình. Tác giả khẳng định việc kiên trì nỗ lực để theo đuổi mục tiêu là rất quan trọng. Phép so sánh: “Cuộc sống thăng trầm như bản hòa ca” đã cho thấy rằng cuộc sống này vốn dĩ không phải là con đường trải đầy hoa hồng mà luôn đầy dẫy những khó khăn và thử thách. Nhưng quan trọng là mỗi người cần vượt qua qua như thế nào. Không phải hoàn cảnh thuận lợi mới tạo nên vĩ nhân mà càng trong hoàn cảnh khó khăn thì lại càng cho ra đời những anh hùng hào kiệt hay sao? Thất bại không nên là điều khiến chúng ta nản lòng mà điều chúng ta có thể làm thăng hoa ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn mới thật là quan trọng, chẳng phải vậy sao? Không chỉ vậy, tác giả đã nêu lên một vài tấm gương tiêu biểu đã đạt được thành công dù sau hàng ngàn, hàng vạn lần thất bại.
Chúng ta đều biết về nhà phát minh khoa học Thomas Edison nổi tiếng, người mà ngay từ khi còn là học sinh tiểu học đã bị các giáo viên nhận xét là “dốt đến mức không học được bất cứ thứ gì” hay sao? Ông đã phải trải qua đến 1999 lần thất bại trước khi phát minh ra dây tóc bóng đèn – phát minh mang đến kỷ nguyên ánh sáng cho nhân loại. Và cuối cùng ông đã thành công ở lần thứ 2000. Giả sử Thomas Edison đã bỏ cuộc ở lần thứ 1999 thì bây giờ nhân loại chúng ta làm sao có thể tận hưởng được tiện ích ánh sáng của văn minh nhân loại này? Các nhà báo đã đến phỏng vấn Thomas Edison để hỏi về bí quyết làm sao mà ông đã có thể kiên trì đến 2000 lần để phát minh ra dây tóc bóng đèn mà không bỏ cuộc như vậy? Edison đã trả lời rằng: “Chưa một lần nào tôi thất bại cả. Đấy chỉ là quá trình tôi đã phát minh ra bóng đèn thôi.” Hay Nick Vuijicic – một chàng trai sinh ra đã bị khiếm khuyết tứ chi, thời đi học từng bị bạn bè trêu chọc đến mức bỏ cuộc, đã vượt qua tất cả những rào cản và khó khăn để giờ đây anh có một gia đình hạnh phúc và trở thành một nhà diễn thuyết nổi tiếng. Rõ ràng, chúng ta có thể thấy rằng tác giả đang gửi gắm đến các bạn đọc thông điệp: Đừng bao giờ từ bỏ nỗ lực và ước mơ. Hãy kiên trì, bền bỉ cố gắng và không nản chí trước thất bại vì thất bại sẽ mang đến những bài học tích lũy, giúp ta tôi luyện và trở nên trưởng thành hơn.
Và đoạn cuối cùng khi kết thúc, tác giả một lần nữa khẳng định rằng cuộc sống phải có đủ các vị như ngọt bùi, cay, đắng, nỗi buồn, niềm vui, đau khổ và hạnh phúc thì đó mới là cuộc sống. Nghệ thuật ẩn dụ Thay vì ghét bỏ “gai sắc nhọn của đóa hoa hồng”, hãy ngắm nhìn và yêu thích “màu hoa rực rỡ, kiêu sa” của nó chính là lời đúc kết của tác giả dành cho các bạn đọc chúng ta: Thay vì ghét bỏ những khó khăn, thất bại thì chúng ta hãy sống thật ý nghĩa, can đảm đối mặt với khó khăn và đừng bao giờ từ bỏ cố gắng.
2. Phân tích tác phẩm Đừng từ bỏ cố gắng siêu hay:
Tác phẩm “Đừng từ bỏ cố gắng” của Trần Thị Cẩm Quyên mang đến cho người đọc thông điệp sâu sắc về ý chí, nghị lực và sự kiên trì trong cuộc sống. Qua từng câu chữ, tác giả không chỉ truyền tải những tri thức ý nghĩa mà còn khích lệ tinh thần cho những ai đang đối mặt với khó khăn, thử thách.
Tác phẩm mở đầu bằng câu nói của bác sĩ Đặng Thùy Trâm: “Đời người phải gặp giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố” cho thấy rằng, đời người không một ai là không gặp phải khó khăn và thử thách. Nhưng quan trọng làm thế nào để chấp nhận và vượt qua những thử thách ấy. Qua đó, tác giả nhấn mạnh rằng thành công không đến từ những bước đi dễ dàng mà là kết quả của sự nỗ lực không ngừng.
Trong tác phẩm, Trần Thị Cẩm Quyên đã sử dụng phép so sánh “Cuộc sống thăng trầm như bản hòa ca” để nói về cuộc sống của mỗi người không ai là dễ dàng. Không chỉ vậy, hình ảnh ẩn dụ: Thay vì ghét bỏ “gai sắc nhọn của đóa hoa hồng”, hãy ngắm nhìn và yêu thích “màu hoa rực rỡ, kiêu sa” của nó là lời nhắn nhủ của tác giả rằng: Thay vì ghét bỏ những khó khăn, thất bại thì chúng ta hãy sống thật ý nghĩa, can đảm đối mặt với khó khăn và đừng bao giờ từ bỏ cố gắng.
Bên cạnh lập luận chặt chẽ, logic, giàu sức thuyết phục thì các lí lẽ, dẫn chứng được sắp xếp khoa học và có mối liên hệ chặt chẽ trong tác phẩm. Tác giả đưa ra những dẫn chứng về Thomas Edison – nhà phát minh khoa học đại tài đã trải qua hàng ngàn lần thất bại trước khi phát minh ra “dây tóc bóng đèn” và Nick Vuijicic – một chàng trai khiếm khuyết đã vượt qua tất cả những rào cản và khó khăn: Giờ đây anh có một gia đình hạnh phúc và là một nhà diễn thuyết nổi tiếng.
Qua đó, thông điệp chính mà tác giả muốn gửi gắm qua tác phẩm là “đừng từ bỏ cố gắng”. Cuộc sống không thiếu những khó khăn nhưng điều quan trọng là cách mà mỗi người đối mặt và vượt qua chúng. Tác giả khuyến khích mọi người hãy luôn tin vào bản thân, kiên trì với những ước mơ và mục tiêu của mình. Điều này không chỉ đúng trong học tập mà còn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
“Đừng từ bỏ cố gắng” không chỉ là một tác phẩm văn học mà còn là một bài học quý giá cho mọi thế hệ. Trong xã hội hiện đại, nơi mà áp lực và thử thách luôn hiện hữu, những lời khuyên của Trần Thị Cẩm Quyên trở nên càng có giá trị. Tác phẩm thúc giục chúng ta hãy không ngừng nỗ lực, tin vào khả năng của bản thân và đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, cho dù hoàn cảnh có khó khăn đến đâu.
Tác phẩm “Đừng từ bỏ cố gắng” của Trần Thị Cẩm Quyên là một minh chứng cho sức mạnh của nghị lực và ý chí con người. Bằng những lập luận chặt chẽ, logic, giàu sức thuyết phục cùng các lí lẽ, dẫn chứng được sắp xếp khoa học và có mối liên hệ chặt chẽ, tác giả đã khơi dậy trong mỗi người đọc lòng tin và hy vọng. Đó là một tác phẩm mang tính khích lệ, giúp mọi người nhận ra rằng thành công chỉ đến với những ai không ngừng cố gắng và dám đối mặt với thử thách. Từ đó, chúng ta học được rằng trong cuộc sống, điều quan trọng nhất không phải là chưa bao giờ thất bại, mà là khả năng đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã.
3. Phân tích tác phẩm Đừng từ bỏ cố gắng ấn tượng:
Trong tác phẩm văn học “Đừng từ bỏ cố gắng” của tác giả Trần Thị Cẩm Quyên, thông điệp chính được gửi đến các bạn đọc chính là khuyến khích mọi người không bao giờ từ bỏ ước mơ, đam mê hay nản chí trước thất bại. Tác giả nhấn mạnh rằng hãy dũng cảm đương đầu với khó khăn và thành công sẽ đến với những người biết cố gắng.
Ngay từ mở đầu văn bản, tác giả đã trích dẫn câu nói của bác sĩ Đặng Thùy Trâm “Đời người phải gặp giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. Điều này cho thấy rõ về quan niệm của nhà văn Trần Thị Cẩm Quyên rằng bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều sẽ phải đối mặt với khó khăn và thử thách trong cuộc đời. Không hề có con đường nào là bằng phẳng cho nên phải học cách chấp nhận đối mặt vượt qua thất bại của chính bản thân mình nếu như muốn thành công. Thất bại đáng sợ nhất chính là không nỗ lực để chiến thắng bản thân, theo đuổi mục tiêu và lý tưởng đã đặt ra.
Tiếp theo đó, Trần Thị Cẩm Quyên đã khẳng định: Việc kiên trì, nỗ lực để theo đuổi mục tiêu là vô cùng quan trọng. “Cuộc sống thăng trầm như một bản hòa ca” – phép so sánh gợi cho người đọc cảm nhận rõ nét về cuộc sống này, có lúc lên có lúc xuống. Thất bại là điều khó tránh khỏi nhưng chúng ta cần rút ra bài học và không được nản chí. Tác giả lần lượt đưa ra những dẫn chứng về một vài trường hợp tiêu biểu đã đạt được thành công trong cuộc sống dù phải gặp rất nhiều khó khăn và thử thách. Nhà phát minh nổi tiếng Thomas Edison đã trải qua hàng ngàn lần thất bại trước khi phát minh ra “dây tóc bóng đèn”. Hay Nick Vuijicic – một chàng trai khiếm khuyết đã vượt qua tất cả những rào cản và khó khăn, giờ đây anh có một gia đình hạnh phúc và là một nhà diễn thuyết nổi tiếng. Thông qua đó, Trần Thị Cẩm Quyên muốn cổ vũ, khích lệ cho những ai đã từ bỏ con đường của mình hoặc chưa dám thử sức với những thách thức thì đừng bao giờ từ bỏ nỗ lực và ước mơ của mình. Hãy kiên trì, bền bỉ cố gắng và không nản chí trước thất bại vì thất bại sẽ mang đến những bài học tích lũy, giúp chúng ta tôi luyện và trở nên trưởng thành hơn. Bằng cách viết về tinh thần kiên trì, quyết tâm và lòng can đảm, tác giả muốn truyền đạt thông điệp tích cực cho độc giả. Nhờ vào việc không từ bỏ cố gắng, con người có thể vượt qua mọi khó khăn để đạt được ước mơ của mình. Đây chính là thông điệp ý nghĩa và thiêng liêng trong cuộc sống hàng ngày, khiến cho người đọc phải suy ngẫm và rút ra bài học lý giải quý giá.
Trần Thị Cẩm Quyên cảm quan rằng cuộc sống nên có đủ ngọt bùi, cay, đắng, nỗi buồn, niềm vui, đau khổ và hạnh phúc. Hình ảnh ẩn dụ: Thay vì ghét bỏ “gai sắc nhọn của đóa hoa hồng”, hãy ngắm nhìn và yêu thích “màu hoa rực rỡ, kiêu sa” của nó, đã cho thấy lời nhắn gửi của tác giả: Thay vì ghét bỏ những khó khăn, thất bại thì chúng ta hãy sống thật ý nghĩa, can đảm đối mặt với khó khăn và đừng bao giờ từ bỏ cố gắng.
Với sự kết hợp giữa lời khuyên tích cực, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục, ví dụ sống động trong cuộc sống, tác phẩm “Đừng từ bỏ cố gắng” đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc, giúp họ nhận ra rằng chỉ khi không từ bỏ cố gắng mới có thể thành công trong cuộc sống.
THAM KHẢO THÊM: