Bạn đang bị yếu kiến thức về dâu câu cũng như thường bị nhầm lẫn khi sử dụng dấu câu trong các đoạn văn. Vậy thì mời bạn tham khảo nội dung dưới đây về các bài tập ôn luyện về dấu câu cho bạn sử dụng một cách chính xác nhất, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Ôn tập lý thuyết về dấu câu:
Dấu chấm: Thông thường dấu chấm được sử dụng ở cuối câu kể, đồng thời có khả năng đánh dấu sự kết thúc của một đoạn văn. Chính vì vậy trong viết văn mỗi khi hết câu phải ghi dấu chấm. Khi đọc, gặp dấu chấm người đọc cần phải hạ giọng và nghỉ hơi (Thường thì chúng ta nên nghỉ hơi một quãng bằng khoảng thời gian bằng một chữ rồi tiếp tục).
Dấu chấm hỏi (?): Dấu chấm hỏi hay còn được gọi theo nhiêu cách khác như là dấu hỏi chấm, dấu hỏi, thường được sử dụng là một trong các dấu kết thúc câu mà bản chất là một câu dùng để hỏi. Tuy là một ký tự Latin nhưng dấu này được sử dụng trong hầu hết các bộ chữ viết, nhiều chữ viết tượng hình cũng được mượn dấu này.
Dấu chấm thân: Thông thường dấu chấm tha được sử dụng để thể hiện việc một ý hoặc một phần của câu đã bị cắt ngang, tạo ra một sự kết thúc không hoàn toàn. Điều này gợi mở cho người đọc cảm giác sự tò mò, khích lệ họ tiếp tục đọc để khám phá thêm thông tin hoặc ý nghĩa tiềm ẩn.
2. Luyện từ và câu về dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than:
Câu 1 Tìm các dấu chấm, dấu hỏi và chấm than trong mẩu chuyện vui dưới đây. Cho biết mỗi dấu câu ấy được dùng làm gì?
Kỉ lục thế giới
Một vận động viên đang tích cực luyện tập để tham gia thế vận hội. Không may, anh bị cảm nặng. Bác sĩ bảo:
– Anh sốt cao lắm! Hãy nghỉ ngơi ít ngày đi đã!
Người bệnh hỏi:
– Thưa bác sĩ, tôi sốt bao nhiêu độ?
Bác sĩ đáp:
– Bốn mươi mốt độ.
Nghe thấy thế, anh chàng ngồi phắt dậy:
– Thế kỉ lục thế giới là bao nhiêu?
Minh Châu sưu tầm
Phương pháp giải:
Để trả lời cho câu hỏi này các em học sinh cần phải ôn tập lại thật kỹ những tác dụng khi dùng dấu trong các câu để vận dụng trả lời của dấu sử dụng trong từng đoạn văn ở trên
Lời giải chi tiết:
– Các dấu chấm, dấu hỏi và dấu chấm than có trong mẩu chuyện vui đó là:
(1) Một vận động viên đang tích cực luyện tập để tham gia thế vận hội.
(2) Không may, anh bị cảm nặng.
(3) Bác sĩ bảo:
(4) – Anh sốt cao lắm!
(5) Hãy nghỉ ngơi ít ngày đã!
(6) Người bệnh hỏi:
(7) – Thưa bác sĩ, tôi sốt bao nhiêu độ?
(8) Bác sĩ đáp:
(9) – Bốn mươi một độ.
(10) Nghe thấy thế, anh chàng ngồi phắt dậy:
(11) – Thế kỉ lục thế giới là bao nhiêu?
– Tác dụng của những dấu câu ấy:
+ Dấu chấm đặt cuối các câu 1, 2, 9: sử dụng dùng nhằm mục đích để kết thúc cho các các câu kể (*Câu 3, 6, 8, 10 cũng là câu kể, nhưng cuối câu đặt dấu hai chấm để dẫn lời nhân vật)
+ Dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu 7, 11: sử dụng dùng để kết thúc những câu mang bản chất là câu hỏi của người sử dụng
+ Dấu chấm than đặt cuối câu 4, 5: sử dụng dùng để kết thúc câu cảm (câu 4), câu cầu khiến (câu 5)
Câu 2 Có thể đặt dấu chấm vào những chỗ nào trong bài văn sau? Viết lại các chữ đầu câu cho đúng quy định
Thiên đường của phụ nữ
Thành phố Giu-chi-tan nằm ở phía nam Mê-hi-cô là thiên đường của phụ nữ ở đây, đàn ông có vẻ mảnh mai, còn đàn bà lại đẫy đà, mạnh mẽ trong mỗi gia đình, khi có một đứa bé sinh ra là phái đẹp thì cả nhà nhảy cẫng lên vui sướng, hết lời tạ ơn đấng tối cao.
Nhưng điều đáng nói là những đặc quyền đặc lợi của phụ nữ trong bậc thang xã hội ở Giu-chi-tan, đứng trên hết là phụ nữ, kế đó là những người giả trang phụ nữ, còn ở nấc cuối cùng là… đàn ông điều này thể hiện trong nhiều tập quán của xã hội chẳng hạn, muốn tham gia một lễ hội, đàn ông phải được một phụ nữ mời và giá vé vào cửa là 20 pê-xô dành cho phụ nữ chính cống hoặc những chàng trai giả gái, còn đàn ông: 70 pê-xô nhiều chàng trai mới lớn thèm thuồng những đặc quyền đặc lợi của phụ nữ đến nỗi có lắm anh tìm cách trở thành .. con gái.
– Đặc quyền đặc lợi: những quyền lợi dành riêng cho mộ t số ít người có địa vị cao
– Pê-xô: đơn vị tiền tệ của Mê-hi-cô
Phương pháp giải:
Để làm được câu này đòi hỏi các bạn học sinh cần phải đọc thật kĩ từng đoạn văn để theo dõi xem đoạn văn nào là đoạn văn đang thiếu dấu phù hợp để bổ sung
Lời giải chi tiết:
Thiên đường của phụ nữ
Thành phố Giu-chi-tan nằm ở phía nam Mê-hi-cô là thiên đường của phụ nữ. (1) Ở đây, đàn ông có vẻ mảnh mai, còn đàn bà lại đẫy đà, mạnh mẽ. (2) Trong mỗi gia đình, khi có một đứa bé sinh ra là phái đẹp thì cả nhà nhảy cẫng lên vui sướng, hết lời tạ ơn đấng tối cao.
Nhưng điều đáng nói là những đặc quyền đặc lợi của phụ nữ. (3) Trong bậc thang xã hội ở Giu-chi-tan, đứng trên hết là phụ nữ, kế đó là những người giả trang phụ nữ, còn ở nấc cuối cùng là… đàn ông. (4) Điều này thể hiện trong nhiều tập quán của xã hội. (5) Chẳng hạn, muốn tham gia một lễ hội, đàn ông phải được một phụ nữ mời và giá vé vào cửa là 20 pê-xô dành cho phụ nữ chính cống hoặc những chàng trai giả gái, còn đàn ông: 70 pê-xô. (6) Nhiều chàng trai mới lớn thèm thuồng những đặc quyền đặc lợi của phụ nữ đến nỗi có lắm anh tìm cách trở thành .. con gái.
Câu 3 Khi chép lại mẩu chuyện vui dưới đây, bạn Hùng đã dùng sai một số dấu câu. Em hãy giúp bạn chữa lại những lỗi đó.
Tỉ số chưa được mở
Nam: – Hùng này, hai bài kiểm tra Tiếng Việt và Toán hôm qua, cậu được mấy điểm.
Hùng: – Vẫn chưa mở được tỉ số.
Nam: – Nghĩa là sao!
Hùng: – Vẫn đang hòa không – không?
Nam: ?!
Minh Châu sưu tầm
Phương pháp giải:
Để trả lời được câu hỏi này các bạn học sinh cần xác định rõ câu đó là câu gì và dấu câu được sử dụng sau câu đó đã phù hợp hay chưa?
Lời giải chi tiết:
– Câu 1 là câu hỏi ⟶ Phải sửa dấu chấm thành dấu hỏi
Sửa lại: Hùng này, hai bài kiểm tra Tiếng Việt và Toán hôm qua, cậu được mấy điểm?
– Câu 2 là câu kể, dùng dấu câu đúng.
– Câu 3 là câu hỏi ⟶ Phải sửa dấu chấm than thành dấu hỏi
Sửa lại: Nghĩa là sao?
– Câu 4 là câu kể ⟶ Phải sửa dấu hỏi chấm thành dấu chấm
Sửa lại: Vẫn đang hòa không – không.
3. Bài tập ôn luyện về dấu câu:
Câu 1: Tác dụng của dấu hai chấm là gì?
A. Đánh dấu phần có chức năng chú thích (giải thích, bổ sung, thuyết minh)
B. Đánh dấu (báo trước) phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó
C. Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang)
D. Đáp án B và C đúng
Câu 2: Chỉ ra tác dụng của dấu hai chấm trong ví dụ sau:
“Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng không! Nó cứ làm in như là nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo với tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?” Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đi đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!”
(Lão Hạc)
A. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp
B. Đánh dấu lời đối thoại
C. Đánh dấu phần bổ sung cho phần trước đó
D. Đánh dấu phần giải thích cho phần trước đó
Câu 3: Tác dụng của dấu ngoặc kép là gì?
A. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san
B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt
C. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp
D. Cả ba nội dung trên
Câu 4: Trong đoạn văn sau, những từ nào đặt trong dấu ngoặc kép được hiểu theo nghĩa đặc biệt?
Thỉnh thoảng nghe tiếng quan phụ mẫu gọi: “Điếu, mày”, tiếng tên lính hầu thưa: “Dạ”; tiếng thầy đề hỏi: “Bẩm bốc”, tiếng quan lớn truyền: “ừ”. Kẻ này “bát sách! Ăn”. Người kia “thất văn”!… “Phỗng”, lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái; khi cười, khi nói, vui vẻ dịu dàng. Thật là tôn kính, xứng đáng với một vị phúc tinh.
(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)
A. “Điếu, mày”
B. “Dạ”, “Ừ”
C. “Bẩm bốc”
D. “bát sách! Ăn”, “thất văn”!… “Phỗng”
Câu 5: Dấu phẩy là?
A. Đặt ở cuối câu báo hiện câu đã kết thúc
B. Đặt cuối câu cảm thán hoặc câu cầu khiến
C. Là một dấu câu được dùng để ngắt quãng câu hoặc để thêm một ý khác vào trong câu, hoặc dùng để chia tách các yếu tố trong một danh sách
D. Báo hiệu lời tiếp theo là lời nói trực tiếp của người khác hoặc được dẫn lại
Câu 6: Đâu không phải công dụng của dấu phẩy trong câu?
A. Tách các bộ phận cùng loại (đồng chức) với nhau
B. Thông báo câu đã kết thúc
C. Tách các bộ phận phụ với nòng cốt câu
D. Tách các vế câu ghép
Câu 7: Dấu chấm phẩy trong đoạn văn sau được dùng để làm gì?
“Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì căn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần”
(Hoài Thanh)
A. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo đơn giản
B. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu đơn
C. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo phức tạp
D. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp
Câu 8: Dấu chấm phẩy trong câu văn sau được dùng để làm gì?
“Cái thằng mèo mướp bệnh hen cò cứ quanh năm mà không chết ấy, bữa nay tất đi chơi đâu vắng; nếu nó có ở nhà đã nghe thấy nó rên gừ gừ ở trên đầu ông đồ rau!”
(Tô Hoài)
A. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo đơn giản
B. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu đơn
C. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp
D. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo phức tạp
Câu 9: Dấu phẩy kí hiệu là gì?
A. ,
B. ?
C. !
D. ;
Câu 10: Dấu ngoặc kép trong các ví dụ sau dùng để làm gì?
Nguyễn Dữ có “Truyền kì mạn lục” (Ghi lại một cách tản mạn các truyện lạ được truyền) được đánh giá là “thiên cổ kì bút” (bút lạ của muôn đời), là một mốc quan trọng của thể loại văn xuôi bằng chữ Hán của văn học Việt Nam.
A. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt
B. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp
C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san
D. Đáp án A và C đúng
Đáp án: