Khi cách làm một đồ vật bất kì nào đó (hay cách nấu món ăn, may quần áo ...) chúng ta cần phải có một phương pháp làm để đạt được kết quả tốt nhất. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin về soạn bài Thuyết minh về một phương pháp cách làm, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Giới thiệu một phương pháp (cách làm):
Khi cần thuyết minh về cách làm một đồ vật bất kì nào đó (hay cách nấu món ăn, may quần áo …) chúng ta cần phải có những nội dung sau:
1. Về nguyên vật liệu: Đây là một nội dung quan trong để tạo lên những đồ vật thiết kế, những nguyên vật liệu có thể kể đến như khi làm một chiếc bánh thì cần phải có bột mì, kem,….
2. Cách làm: là cách thức để tạo ra đồ vật bất kì nào đó.
Khi trình bày phải thể hiện từng bước một cách có logic. Mỗi bước nên được diễn giải một cách rõ ràng và cụ thể để người đọc có thể dễ theo dõi và áp dụng
– Đầu tiên sẽ là bước chuẩn bị: Chuẩn bị ở đây có thể kể đến như chuẩn bị dụng cụ vệ sinh dụng cụ thật sạch sẽ trước khi thực hiện việc chế biến món ăn hay tạo khắc một vật thể nào đó.
– Tiếp theo, Thực hiện: Nêu cụ thể từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc theo một trình tự từ đơn giản cho đến phức tạp, cái nào làm trước, cái nào làm sau. Việc trình bày phải thể hiện sự rõ ràng cho người theo dõi.
– Từ ngữ sử dụng phải là những từ ngữ đơn giản và dễ hiểu không mang tính đa nghĩa dễ gây nhầm lẫn cho người đọc hoặc người nghe có thể theo dõi dễ dàng.
3. Yêu cầu thành phẩm: Là sản phẩm khi trải qua những quá trình nhất định.
Yêu cầu về thành phẩm có thể là đáp ứng các tiêu chí về chất lượng, màu sắc, hướng vị, kích thước của sản phẩm khi hoàn thành,…
2. Luyện tập:
Câu 1: Hướng dẫn chung
a. Nguyên vật liệu:
– Chiếc bánh được làm từ những nguyên vật liệu gì (Bột mì, gia vị, kem,..) Để tạo lên chiếc bánh ngon thì cần thêm nguyên vật liệu gì không (sự đa dạng về gia vị của người làm,….)
– Để làm được chiếc bánh thì cần phải có những công cụ gì thiết yếu (Khuôn làm bánh chuyên dùng, Lò nướng bánh, dụng cụ năn bột,….)
Pause
00:00
00:08
00:30
Unmute
b. Cách làm
Hướng dẫn cụ thể các bước theo một trật tự từ đầu có đến cuối vạch rõ những bước nào cần làm trước và bước nào làm sau thật logic và khoa học dễ tiếp cận và áp dụng
c. Yêu cầu thành phẩm
Nêu ra các tiêu chí mà chiếc bánh phải đạt được khi hoàn thành như về kích thức, hương vị, màu sắc,…. Việc này sẽ giúp chiếc bánh trở lên hoàn hảo hơn.
Tham khảo: Cách làm đèn ông sao kiểu truyền thống.
– Vót 10 thanh tre cật dài bằng nhau, ở đầu thanh tre cắt lõm vào một chút để là mối buộc.
– Làm 2 hình ngôi sao bằng cách lấy 5 thanh tre đan lại với nhau thật cân đối.
– Buộc hai mặt này vơi nhau ở 5 góc của ngôi sao bằng dây thép nhỏ.
– Cắt 5 khúc tre nhỏ để là thanh chống tạo độ dày cho đèn, một trong năm khúc ấy để bản to làm chỗ đặt nến.
– Chống các khúc tre nhỏ tạo độ dày cho đèn.
– Dùng giấy có độ trong như giấy can, giấy bóng kính màu dán kín các mặt của hình ông sao, nhớ để chừa một lỗ hổng ở mặt dưới để bỏ nến vào.
– Trang trí các mặt tùy ý thích.
– Dùng một que làm cán cầm cho đèn hoặc buộc dây trên đỉnh để treo.
– Thắp nến bên trong là đã có một cái đèn lồng xinh xắn.
Trẻ con thường rất thích xem bố mẹ làm đèn và tham gia vào trang trí theo ý của chúng.
Câu 2:
– Cách đặt vấn đề đi từ rộng đến hẹp. Cụ thể bài giới thiệu “Phương pháp đọc nhanh” trình bày lần lượt các ý sau:
+ Vai trò quan trọng không thể thay thế của con người ở thời đại khoa học, máy móc phát triển.
+ Để gánh vác được vai trò đó, con người cần phải đọc.
+ Số lượng rất lớn về đầu sách, trang in của ngành in thế giới.
+ Cách đọc như thế nào trước núi tư liệu đó.
– Các cách đọc:
+ Đọc thành tiếng.
+ Đọc thầm (gồm đọc theo dòng và đọc ý).
– Nội dung và hiệu quả của phương pháp đọc nhanh được nêu trong bài:
+ Về nội dung, phương pháp đọc nhanh là cách đọc không theo từng câu mà thu nhận ý chung trong bài viết qua các từ ngữ chủ yếu.
+ Về hiệu quả, đây là cách đọc cho phép ta thu nhận thông tin cần thiết trong một đoạn văn, một trang sách, lược bỏ những thông tin không cần thiết, thu nhận thông tin nhiều mà tốn ít thời gian, đặc biệt là cơ mắt ít mỏi.
– Những số liệu trong bài có ý nghĩa chứng minh, tăng sức thuyết phục đối với việc giới thiệu phương pháp đọc nhanh.
3. Dàn ý thuyết minh cách làm khô gà lá chanh:
A. Mở bài
– Giới thiệu sơ qua về món ăn khô gà (món ăn vặt phổ biến của giới trẻ, phổ biến trên thị trường)
B. Thân bài
1) Nguyên liệu
– Để làm cần chuẩn bị 600gr khô gà lá chanh cần: 600gr thịt ức gà
– Các loại rau củ: 100gr tỏi, 100gr hành tím, 5 nhánh sả, 1 củ gừng, 4 quả ớt, 1 củ hành tây, 100gr lá chanh.
– Gia vị: Bột owrsy Hàn Quốc, bột ngũ vị hương, bột cà ri, dầu ăn, dầu hào, màu điều, nước mắm, muối/tiêu xay.
– Công cụ để chế biến: nồi chiên không dầu/nồi/chảo, đũa, thìa, dao,…
2) Cách làm món kho gà
– Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
+ Trước tiên cần ngâm thịt gà cùng nước muỗi pha loãng trong khoảng thời gian từ 5 – 10 phút rồi vớt ra rửa lại, để ra ngoài cho ráo nước.
+ Sử dụng 2/3 lượng gừng, sả cắt nhỏ tùy theo sở thích, chuẩn bị 1 củ hành tây và 3/4 lượng lá chanh dùng để lót bên dưới đáy nồi rồi cho thịt ức gà lên bên trên của nồi sau đó đậy nắp lại rồi tiếp tục bắc lên bếp đun với 500ml nước ở lửa nhỏ đến khi gà chín, chuyển màu trắng thì tắt bếp và gắp thịt ra.
+ Thịt gà sau khi đã nấu chín thì cần phải để nguội rồi xé sợi nhỏ ra thành từng miếng nhỏ theo kích thước vừa ăn tùy theo sở thích của từng người. Phần hành tím (100gr), 1/3 lượng tỏi và gừng còn lại thì gọt vỏ rồi băm nhỏ. Tương tự, băm nhỏ phần sả còn lại cùng với ớt sừng.
– Bước 2: Làm sốt trộn thịt gà
+ Bắc chảo lên bếp, cho vào chảo 3 muỗng canh dầu ăn và bật lửa lớn. Dầu nóng thì cho toàn bộ phần hành, tỏi, gừng, sả, ớt băm nhỏ vào.
+ Sau đó ngồi chờ cho đến khi các nguyên liệu trong nồi chuyển sang màu vàng thì lọc bỏ di phần bã. Tiếp đó, thêm vào chảo hỗn hợp gia vị gồm: 2 muỗng canh ớt bột Hàn Quốc, 1 muỗng cà phê bột ngũ vị hương, 1 muỗng cà phê bột cà ri, 4 muỗng canh mắm, 2 muỗng canh dầu hào, 1 ít màu điều và 100ml nước luộc gà lúc nãy.
+ Hạ nhỏ lửa đun đến khi hỗn hợp sôi thì nêm nếm lại cho vừa miệng.
– Bước 4: Làm khô gà lá chanh
+ Cho thịt gà đã xé vào trộn cho thật đều tay và để ở mức lửa nhỏ cho đến khi nào nước sôi thì vớt ra. Múc thịt gà ra khay, đợi nguội bớt thì bọc kín lại và cất vào ngăn mát tủ lạnh chờ khoảng từ 3 – 5 tiếng đồng hồ rồi lấy ra.
+ Sau 3 – 5 tiếng, cho thịt gà vào nồi chiên không dầu cùng với lá chanh đã chuẩn bị. Sấy khô gà trong vòng 10 phút ở nhiệt độ từ 100 – 120 độ C.
+ Sau 10 phút, khi lấy ra nếu bạn còn thấy thịt gà vẫn chưa đạt đến mức độ khô như bạn mong muốn thì bạn tiếp tục ấy ttrong khoảng thời gian từ 5 – 10 phút nữa ở mức 100 – 120 độ C đến khi thấy thịt khô đều mềm và thơm là được.
+ Sau khi đã sấy xong để bảo quản món kho gà bạn lấy hộp kín rồi cho thịt gà vào, đậy thật chặt nắp và để tại nơi khô ráo. Khi nào cần sử dụng thì bạn mang ra và tiến thành thưởng thức thành quả món ăn mà mình đã chế biến
3) Yêu cầu thành phẩm
Một món khô gà đạt chuẩn cần có màu vàng ươm và ngấm đều các gia vị, nhưng đặc biệt vẫn giữ được độ mềm dai của thịt gà. Ăn cùng tương ớt nhâm nhi cùng với vài lon bia sẽ giúp cho món ăn trở lên thú vị hơn.
4) Lưu ý
– Khi làm món kho gà cần lựa chọn thịt gà thật là tươi ngon.
– Không nên luộc gà quá kĩ và xé gà quá nhỏ, nếu không khi xào lên gà sẽ bị vỡ vụn không đẹp mắt.
C. Kết bài
– Món ăn dễ làm, hương vị thơm ngon, cách làm không khó, mọi người đều có thể thử sức