Ông lão bên chiếc cầu là tác phẩm nằm trong chương trình ngữ văn lớp 9 của tác giả người nước ngoài (Hê – Ming – Uê). Tác phẩm được coi là làn gió mới trong bộ sách mới. Trong bài viết này, chúng ta cùng nhau đi phân tích tác phẩm Ông lão bên chiếc cầu để hiểu rõ về hoàn cảnh, môi trường sống của ông Lão.
Mục lục bài viết
1. Phân tích truyện ngắn Ông lão bên chiếc cầu đạt điểm cao:
Có một nhà văn đã từng nói “không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng chính câu chuyện mình viết ra”. Các cuộc chiến tranh từ lâu đã trở thành đề tài quen thuộc của biết bao nhiêu nhà văn nổi tiếng lừng lẫy. Trong số ấy phải kể đến tác giả Hê-minh-uê cùng với tác phẩm Ông lão bên chiếc cầu. Tác phẩm là cuộc hội thoại giữa Hê-minh-uê và ông lão. Qua đó làm nổi bật lên số phận kém may mắn của ông lão khi đã trở thành nạn nhân của chiến tranh ở Tây Ban Nha.
Hê-minh-uê sinh năm 1899 mất năm 1961, ông sinh ra và lớn lên tại bang l-li-noi nước Mỹ, trong một gia đình trí thức. Ông từng tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất sau khi hoàn thành chương trình học. Sau đó, ông sang Pháp để hành nghề viết báo và bắt đầu viết văn. Truyện ngắn của Hê-minh-uê không có cốt truyện rõ rệt và ông không dùng tình cảm để gây xúc động mạnh, đây chính là nét đặc sắc trong phong cách sáng tác của ông. Tuy nhiên với văn phong giản dị nhưng điêu luyện, từ ngữ chọn lọc và có cái nhìn tinh tế, ông thường chia tình tiết câu chuyện thành từng đoạn từng hồi rõ ràng. Truyện “Ông lão bên chiếc cầu” được dịch từ tác phẩm “Old Man at the Bridge”, trong đó người kể lại chính là người chứng kiến số phận hẩm hiu của ông lão già nua, vì ông chính là nạn nhân của cuộc chiến tranh ở Tây Ban Nha. Ở đây, về mặt cảm xúc Hê-minh-uê không hề bộc lộ một chút cảm xúc nào mà ông chỉ tập trung ghi nhận sự tàn bạo, khốc liệt của chiến tranh.
Hoàn cảnh ra đời cũng như bối cảnh của truyện là chiếc cầu bắc qua sông, những chiếc xe nối đuôi nhau đi qua, binh lính đẩy hộ xe hàng, những người dân quê lầm lũi bước trong đám bụi, chỉ một mình ông lão già nua vẫn ngồi yên, bất động vì quá mệt mỏi và không thể tiến thêm bước nào nữa. Có thể nhận thấy, đây là bối cảnh chiến tranh được trình bày rõ ràng qua từng câu văn mặc dù nhà văn không hề nhắc đến từ “chiến tranh” nào. Thông qua đây, nhận thấy sự tài tình trong phong cách sáng tác của tác giả.
Thông qua diễn biến của câu chuyện với nhân vật tôi, hoàn cảnh ông lão đã được giới rất chi tiết và mạch lạc. Ông lão là người đến từ San Carlos, ông nuôi gia súc và là người cuối cùng rời khỏi thị trấn vì chăm sóc những con vật. Ông lão lo những con vật khác là hai con dê, bốn cặp chim bồ câu sẽ không thể tự kiếm ăn và không biết điều gì sẽ xảy ra với chúng. Và trong cuộc trò chuyện của nhân vật tôi với ông lão, chúng ta hoàn toàn có thể dự đoán được cái chết có thể đến với ông lão đang xảy ra chiến tranh nhưng với tính cương quyết và cứng rắn, ông nhất quyết không chịu rời đi vì ông cho rằng ông rất lo lắng cho những con vật nuôi của mình. Không có một sự đánh giá nào từ nhân vật “tôi” về ông lão nhưng qua những chi tiết câu chuyện chúng ta dễ dàng nhận thấy ông lão không phải là một người bóng bẩy, gọn gàng hay còn gọi là người đẹp nhưng ông lão lại hiện lên là một người có tấm lòng lương thiện sâu sắc dành cho các con vật nuôi của mình, ông coi vật nuôi chính như những người bạn của mình. Cuối tác phẩm, tác giả nói về ngày “Chủ nhật Phục sinh” và “niềm may mắn” hoàn toàn đối lập với cảnh ngộ của ông lão. Ngày lễ Phục sinh đánh dấu sự sống trở lại của Chúa và “niềm may mắn” khi giống mèo có thể tự xoay sở. Thế nhưng còn ông lão, có thể ông sẽ phải đối mặt với cái chết khi quân đội phát xít đang đến gần.
Trong câu chuyện, qua cách điều phối, sử dụng ngôn từ, cách cho nhân vật xuất hiện và làm nổi bật lên tính cách của nhân vật, chúng ta thấy được tài năng của Hê-minh-uê qua việc sử dụng các đặc sắc nghệ thuật trong câu chuyện. Tác giả không đề cập gì về chiến tranh nhưng chúng ta cảm nhận được hơi thở của nó qua hình ảnh biểu tượng: Cây cầu – ranh giới của hai phe chiến tranh. Tác giả không đánh giá về nhân vật của mình nhưng qua ngôn ngữ đối thoại giữa nhân vật tôi và ông lão cho thấy đặc điểm, tâm trạng và phẩm chất của nhân vật. Tuy nhiên, việc không đặt tên cho ông lão có ý nghĩa khái quát rất lớn. Đây không chỉ là một ông lão ngồi bên cầu mà nhân vật tôi gặp được mà ông là hình ảnh đại diện, tượng trưng cho rất nhiều cũng đang bị ảnh hưởng của cuộc chiến tranh tàn khốc ở Tây Ban Nha.
Ông già bên cây cầu là một tác phẩm thể hiện sự yêu thương, khâm phục của tác giả đối với những người dân lao động nghèo khổ đang ảnh hưởng của chiến tranh. Tác giả cũng muốn gửi gắm đến độc giả: Chiến tranh chỉ mang đến cuộc sống con người những mất mát, đau thương và bất hạnh. Dù có phải đương đầu với bão tố thì con người luôn phải giữ trong mình sự yêu thương. Tác phẩm chắc hẳn là lời nhắc nhở con người về việc trân trọng cuộc sống hòa bình hiện tại và nâng cao tinh thần yêu nước.
2. Phân tích truyện ngắn Ông lão bên chiếc cầu hay nhất:
Văn học như một thiên thần mang sứ mệnh che chở và bảo vệ con người. Nhà văn Hê-minh-uê đã để ngòi bút của mình thực hiện sứ mệnh cao cả đó qua tác phẩm Ông lão bên chiếc cầu. Trong tác phẩm Ông lão bên chiếc cầu, tác giả đã vẽ nên một câu chuyện thảm khốc trong chiến tranh và câu chuyện cuộc đời của nhân vật ông lão, tôn vinh tình yêu quê hương, đất nước.
Hê-minh-uê sinh năm 1899 mất năm 1961, ông sinh ra và lớn lên tại bang l-li-noi nước Mỹ, trong một gia đình trí thức. Ông từng tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất sau khi hoàn thành chương trình học. Sau đó, ông sang Pháp để hành nghề viết báo và bắt đầu viết văn. Truyện ngắn của Hê-minh-uê không có cốt truyện rõ rệt và ông không dùng tình cảm để gây xúc động mạnh, đây chính là nét đặc sắc trong phong cách sáng tác của ông. Tuy nhiên với văn phong giản dị nhưng điêu luyện, từ ngữ chọn lọc và có cái nhìn tinh tế, ông thường chia tình tiết câu chuyện thành từng đoạn từng hồi rõ ràng. Truyện “Ông lão bên chiếc cầu” được dịch từ tác phẩm “Old Man at the Bridge”, trong đó người kể lại chính là người chứng kiến số phận hẩm hiu của ông lão già nua, vì ông chính là nạn nhân của cuộc chiến tranh ở Tây Ban Nha. Ở đây, về mặt cảm xúc Hê-minh-uê không hề bộc lộ một chút cảm xúc nào mà ông chỉ tập trung chỉ ghi nhận sự tàn bạo khốc liệt của chiến tranh.
Hoàn cảnh ra đời cũng như bối cảnh của truyện là Chiếc cầu bắc qua sông, những chiếc xe nối đuôi nhau đi qua, binh lính đẩy hộ xe hàng, những người dân quê lầm lũi bước trong đám bụi, chỉ một mình ông lão già nua vẫn ngồi yên, bất động vì quá mệt mỏi và không thể tiến thêm bước nào nữa. Có thể nhận thấy, đây là bối cảnh chiến tranh được trình bày rõ ràng qua từng câu văn mặc dù nhà văn không hề nhắc đến từ “chiến tranh” nào. Thông qua đây, ta nhận thấy sự tài tình trong phong cách sáng tác của tác giả.
Hình ảnh ông lão hiện lên trong câu chuyện qua lời kể của nhân vật “tôi” là một người có chân dung bụi bặm, xám bẩn nhưng ánh lên sau đó là tấm lòng lương thiện sâu sắc dành cho các con vật nuôi của mình. Câu chuyện dự báo cái chết có thể đến với ông vì đang xảy ra chiến tranh nhưng ông nhất quyết không chịu đi vì lo cho vật nuôi của mình. Việc không đặt tên cho ông lão có ý nghĩa khái quát lớn. Đó không chỉ là một ông lão ngồi bên cầu mà nhân vật tôi gặp được mà ông là đại diện cho rất nhiều số phận con người bị ảnh hưởng bởi chiến tranh.
Đặc biệt, hai chi tiết này hoàn toàn đối lập với cảnh ngộ của ông lão. Ngày lễ Phục sinh đánh dấu sự sống trở lại của Chúa và “niềm may mắn” khi giống mèo có thể tự xoay sở. Thế nhưng còn ông lão, có thể ông sẽ phải đối mặt với cái chết khi quân đội phát xít đang đến gần. Qua đó, tác giả muốn gửi gắm thông điệp về sự tàn ác, khốc liệt của chiến tranh.
Tác phẩm đã để lại cho người đọc nhiều hình ảnh đáng suy ngẫm. Các hình ảnh biểu tượng như cây cầu thể hiện làn ranh giới của hai phe chiến tranh. Ngôn ngữ đối thoại giữa nhân vật tôi và ông lão cho thấy đặc điểm, tâm trạng và phẩm chất của nhân vật. Câu chuyện ông lão đã truyền tải một thông điệp đến độc giả, chiến tranh cũng do con người tạo ra, hãy vượt qua tất cả trân trọng khoảnh khắc bình yên và tự hào về quê hương đất nước.
3. Dàn ý phân tích tác phẩm Ông lão bên chiếc cầu:
Dàn ý chi tiết phân tích tác phẩm Ông lão bên chiếc cầu của Hê-minh-uê
Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả và tác phẩm. Khái quát chung về nội dung chính của tác phẩm Ông lão bên chiếc cầu.
Thân bài:
+ Trình bày hoàn cảnh và bối cảnh để diễn ra câu chuyện
+ Phân tích nhân vật ông lão qua góc nhìn của tác giả (nhân vật tôi)
+ Phân tích chi tiết “Chủ nhật Phục sinh” và “niềm may mắn”
+ Đưa ra quan điểm về cách tác giả xây dựng tình huống truyện và tài năng sử dụng nghệ thuật của tác giả.
Kết bài: Khái quát lại nội dung của tác phẩm, rút ra ý nghĩa, bài học từ tác phẩm.
THAM KHẢO THÊM: