Nghề giáo viên mầm non hay được gọi là cô nuôi dạy trẻ là một công việc trong lĩnh vực giáo dục trẻ. Là những người vừa nuôi dạy trẻ vừa giúp trẻ làm quen tiếp cận với môi trường bên ngoài. Đây cũng giống như một người bảo mẫu và chăm sóc cho những đứa con của mình từ việc ăn đến từng giấc ngủ. Vậy lương giáo viên mầm non từ ngày 1/7/2024 là bao nhiêu?
Mục lục bài viết
1. Lương giáo viên Mầm non từ ngày 1/7/2024 là bao nhiêu?
Ngày 21/6/2024 Ban chấp hành trung ương đã có văn bản Kết luận số 83-KL/TW về cải cách tiền lương, điều chỉnh về lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội. Theo nội dung của văn bản này thì đối với những cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) sẽ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên đến 2,34 triệu đồng (tăng 30%) kể từ ngày 01/7/2024. Theo đó, từ ngày 01/7/2024 giáo viên mầm non sẽ được tăng mức lương cơ sở lên thành 2.340.000 đồng.
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV thì công thức tính mức lương của giáo viên mầm non từ ngày 1/7/2024 = Mức lương cơ sở (2.340.000 đồng/tháng) x Hệ số lương hiện hưởng. Mà theo Điều 8 Văn bản hợp nhất 08/VBHN-BGDĐT 2023 xếp lương viên chức cơ sở giáo dục mầm non thì cách xếp lương của những viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non được quy định cụ thể như sau:
- Giáo viên mầm non hạng III, có mã số V.07.02.26, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89;
- Giáo viên mầm non hạng II, có mã số V.07.02.25, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
- Giáo viên mầm non hạng I, có mã số V.07.02.24, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38.
Như vậy, qua các quy định trên thì lương giáo viên mầm non từ ngày 1/7/2024 được thể hiện ở dưới bảng sau đây:
Giáo viên mầm non hạng I:
Bậc | Hệ số lương | Mức lương (đơn vị: đồng) |
Bậc 1 | 4,00 | 9,360,000 |
Bậc 2 | 4,34 | 10,155,600 |
Bậc 3 | 4,68 | 10,951,200 |
Bậc 4 | 5,02 | 11,746,800 |
Bậc 5 | 5,36 | 12,542,400 |
Bậc 6 | 5,70 | 13,338,000 |
Bậc 7 | 6,04 | 14,133,600 |
Bậc 8 | 6,38 | 14,929,200 |
Giáo viên mầm non hạng II:
Bậc | Hệ số lương | Mức lương (đơn vị: đồng) |
Bậc 1 | 2,34 | 5,475,600 |
Bậc 2 | 2,67 | 6,247,800 |
Bậc 3 | 3,00 | 7,020,000 |
Bậc 4 | 3,33 | 7,792,200 |
Bậc 5 | 3,66 | 8,564,400 |
Bậc 6 | 3,99 | 9,336,600 |
Bậc 7 | 4,32 | 10,108,800 |
Bậc 8 | 4,65 | 10,881,000 |
Bậc 9 | 4,98 | 11,653,200 |
Giáo viên mầm non hạng III:
Bậc | Hệ số lương | Mức lương (đơn vị: đồng) |
Bậc 1 | 2,10 | 4,914,000 |
Bậc 2 | 2,41 | 5,639,400 |
Bậc 3 | 2,72 | 6,364,800 |
Bậc 4 | 3,03 | 7,090,200 |
Bậc 5 | 3,34 | 7,815,600 |
Bậc 6 | 3,65 | 8,541,000 |
Bậc 7 | 3,96 | 9,266,400 |
Bậc 8 | 4,27 | 9,991,800 |
Bậc 9 | 4,58 | 10,717,200 |
Bậc 10 | 4,89 | 11,442,600 |
2. Các phụ cấp của giáo viên mầm non từ ngày 1/7/2024:
Các phụ cấp của giáo viên mầm non từ ngày 1/7/2024 bao gồm có:
2.1. Phụ cấp kiêm nhiệm:
- Phụ cấp kiêm nhiệm là khoản phụ cấp cho giáo viên kiêm nhiệm thêm cả những vị trí công việc khác. Căn cứ Thông tư
78/2005/TT-BNV về việc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp kiêm nhiệm thì cách tính phụ cấp kiêm nhiệm của giáo viên mầm non được tính như sau:
Phụ cấp kiêm nhiệm của giáo viên mầm non = 10% x mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Trong đó, mức lương hiện hưởng = Hệ số lương x mức lương cơ sở (2.340.000 đồng/tháng).
- Tuy nhiên, từ ngày 01/07/2024 bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương để thay thế bằng bảng lương cụ thể hơn và đồng thời phụ cấp chức vụ lãnh đạo cũng sẽ mất đi. Chính vì vậy, việc tính phụ cấp kiêm nhiệm đối với chức danh lãnh đạo được theo cách trên có thể sẽ có sự thay đổi. Hiện nay, vẫn chưa có văn bản quy định về cách tính cụ thể đối với phụ cấp kiêm nhiệm khi thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 01/07/2024.
2.2. Phụ cấp thâm niên vượt khung:
Phụ cấp thâm niên là chế độ khuyến khích mà Nhà nước đưa ra cho các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Phụ cấp này dành cho giáo viên công tác lâu năm, đang hưởng bậc lương cuối cùng, sau một khoảng thời gian công tác sẽ hưởng thêm phụ cấp thâm niên vượt khung tính theo mức lương. Căn cứ vào điểm 1 mục 3 Văn bản hợp nhất 1/VBHN-BNV 2022 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung thì mức phụ cấp thâm niên vượt khung đối với giáo viên mầm non được quy định như sau:
- Giáo viên mầm non thuộc từ loại A0 đến loại A3 của bảng 2, bảng 3 quy định tại
Nghị định , sau 3 năm (là đủ 36 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng với 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó. Từ năm thứ tư trở đi, thì mỗi năm có đủ hai tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được tính hưởng thêm 1%.204/2004/NĐ-CP - Giáo viên mầm non thuộc bảng 2, bảng 3 và ngạch nhân viên thừa hành, phục vụ xếp lương theo bảng 4 quy định ở tại
Nghị định , sau 2 năm (là đủ 24 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng với 5% mức hưởng của bậc lương cuối cùng trong ngạch đó. Từ năm thứ ba trở đi, thì mỗi năm có đủ hai tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được tính hưởng thêm 1% .204/2004/NĐ-CP
2.3. Phụ cấp khu vực:
Phụ cấp khu vực là khoản phụ cấp nhằm bù đắp cho các công nhân viên chức, công chức làm việc ở những vùng khí hậu xấu, xa xôi, hẻo lánh, đi lại, sinh hoạt khó khăn và nhằm mục đích để góp phần ổn định lao động những vùng có địa lý tự nhiên không thuận lợi.
Ở tại tiểu mục 2 Mục II Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT quy định Phụ cấp khu vực được quy định gồm có 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung; mức 1,0 chỉ áp dụng đối với ở những hải đảo đặc biệt khó khăn, gian khổ như quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hoà.
Theo quy định thì phụ cấp khu vực của giáo viên sẽ được tính theo công thức là: Mức hưởng phụ cấp = Mức lương cơ sở (2.340.000 đồng/tháng) x hệ số.
2.4. Phụ cấp trách nhiệm công việc:
Phụ cấp trách nhiệm là phụ cấp dành cho các công việc đòi hỏi phải có trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản lý nhưng lại không thuộc chức danh lãnh đạo. Theo ở tiểu mục 1 Mục II Thông tư
- Phụ cấp trách nhiệm công việc gồm có 4 mức: 0,5; 0,3; 0,2 và 0,1 so với mức lương cơ sở.
- Công thức tính Phụ cấp trách nhiệm công việc của giáo viên mầm non = Hệ số phụ cấp x mức lương cơ sở (2.340.000 đồng/tháng)
Theo đó, mức phụ cấp trách nhiệm công việc với giáo viên mầm non được thể hiện dưới bảng sau:
Mức phụ cấp | Hệ số phụ cấp | Mức tiền được hưởng |
1 | 0,5 | 1.170.000 |
2 | 0,3 | 702.000 |
3 | 0,2 | 468.000 |
4 | 0,1 | 234.000 |
2.5. Phụ cấp lưu động:
Phụ cấp lưu động hiện đang áp dụng cho những giáo viên đang làm chuyên trách về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục mà phải thường xuyên đi đến tại các thôn, bản. Tại tiểu mục 2 Mục II Thông tư 06/2005/TT-BNV về việc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp lưu động thì mức phụ cấp lưu động đối với giáo viên mầm non được quy định như sau:
- Phụ cấp lưu động gồm có 3 mức: 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lương tối thiếu chung.
- Công thức tính Phụ cấp lưu động đối với giáo viên mầm non: Hê số phụ cấp x mức lương cơ sở (2.340.000 đồng/tháng)
Theo đó, mức phụ cấp lưu động với giáo viên mầm non được thể hiện dưới bảng sau:
Mức phụ cấp | Hệ số phụ cấp | Mức tiền được hưởng |
1 | 0,2 | 468.000 |
2 | 0,4 | 936.000 |
3 | 0,6 | 1.404.000 |
2.6. Phụ cấp ưu đãi theo nghề:
- Nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy tại những cơ sở giáo dục công lập và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan Nhà nước, Đảng, những tổ chức chính trị – xã hội được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động thì được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề giành cho giáo viên.
- Căn cứ khoản 2 Mục II Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC quy định về tính phụ cấp ưu đãi nhà giáo, Điều này quy định:
Mức phụ cấp ưu đãi giáo viên mầm non được hưởng = Mức lương tối thiểu chung (Mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng) x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng của giáo viên mầm non + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu mà có)] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.
- Lưu ý rằng, phụ cấp ưu đãi nhà giáo đối với giáo viên mầm non được trả cùng kỳ lương hàng tháng (kể cả thời gian nghỉ hè) và sẽ không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
THAM KHẢO THÊM: