Tác phẩm Dì Hảo là một truyện ngắn của nhà văn Nam Cao. Truyện ngắn Dì Hảo không có cốt truyện mà chủ yếu xoay quanh những bất hạnh của nhân vật Dì Hảo từ ngày đi lấy chồng. Sau đây là Bộ đề đọc hiểu Dì Hảo của Nam Cao có đầy đủ đáp án, mời các bạn cùng theo dõi!
Mục lục bài viết
1. Bộ đề đọc hiểu Dì Hảo của Nam Cao có đầy đủ đáp án hay nhất:
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Dì Hảo chẳng nói năng gì. Dì nghiến chặt răng để cho khỏi khóc nhưng mà dì cứ khóc. Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt. Nhưng đã vội phí nước mắt làm gì nhiều đến thế. Vì dì còn phải khóc hơn thế nhiều, khi hắn chán chửi, bỏ nhà mà đi, bỏ dì bơ vơ, đau ốm, để tìm cơm rượu. Trách làm gì hắn, cái con người bắt buộc phải tàn nhẫn ấy? Hắn phải ăn, phải uống, phải vui thú, đó là đời của hắn. Dì Hảo què liệt không còn những cái ấy để mà cho. Không, dì có trách chi con người tàn nhẫn ấy. Cũng như dì đã không trách bà tôi đã làm ngơ không cấp đỡ cho dì. Bà tôi có còn giàu như trước nữa đâu? Người đã già, đã ốm yếu, và khổ cực thay! Đã nghèo như lúc còn hăm hai. Cái cơ nghiệp người gây dựng thầy tôi buôn bán thua lỗ, chúng tôi học hành tổn phí nhiều, đã tan tác đi theo gió bốn phương. Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu quà, và rất nhiều nước mắt.Và rất nhiều lời than thở.
(Trích Dì Hảo –Tuyển tập truyện ngắn Đôi mắt, Nam Cao, NXB VH, 2017, tr. 208)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1 (0,75 điểm): Chỉ ra các nhân vật được nhắc đến trong đoạn trích.
Câu 2 (0,75 điểm): Theo văn bản, vì sao dì Hảo không thể trách người chồng tàn nhẫn của mình? Tình cảnh của dì Hảo giúp anh/chị hiểu gì về thân phận người phụ nữ trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng?
Câu 3 (1,0 điểm): Anh/Chị hiểu như thế nào về câu văn “Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu quà, và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở” trong đoạn trích?
Câu 4 (0,5 điểm): Qua đoạn trích trên, anh/chị hãy nêu nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Nam Cao.
Đáp án
Câu 1
Các nhân vật được nhắc đến trong đoạn trích: dì Hảo, chồng dì Hảo, bà tôi
Câu 2
Theo văn bản, dì hảo không thể trách người chồng tàn nhẫn của mình vì: “Hắn phải ăn, phải uống, phải vui thú, đó là đời của hắn. Dì Hảo què liệt không còn những cái ấy để mà cho”
Thân phận người phụ ngữ Việt Nam trước Cách mạng là những người phụ nữ khốn khổ, thấp cổ bé họng, chịu nhiều tủi nhục. Họ phải chịu kiếp sống lay lắt, trầy trật vì miếng cơm manh áo và còn bị những người xung quanh ức hiếp, đầy đọa.
Câu 3
“Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu quà, và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở” thể hiện tình người ấm áp giữa xã hội thực dân phong kiến đầy bế tắc. “Người” ở đây chính là bà của nhân vật tôi, bà là chủ nợ nhưng trước đã nhận nuôi dì Hảo và trả công nhình hơn một chút để trừ vào nợ của bà xã Vận – mẹ ruột dì Hảo. Bà thấu hiểu những nỗi khổ cực của dì nên khi dì Hảo đã đi lấy chồng, bà vẫn lặng lẽ ghé thăm, cho dì quà và nghe dì tâm sự. Hình ảnh đó mang tính nhân đạo sâu sắc.
Câu 4
Nam Cao đã hướng ngòi bút của mình vào việc khám phá tâm lý của con người, miêu tả và phân tích mọi biểu hiện, diễn biến tâm lý của nhân vật. Ông tập trung thể hiện nỗi đau đớn, giằng xé tinh thần của nhân vật trước kiếp sống cùng cực. Nam Cao đã đi sâu vào diễn tả kiếp sống tủi nhục, ê chề của dì Hảo qua hình ảnh những giọt nước mắt, cho người đọc cảm nhận một cách sống động nhân vật. Đặc biệt, ông sử dụng hiệu quả hình thức đọc thoại nội tâm để diễn tả những suy nghĩ thầm kín nhất trong tâm hồn con người. Có thể nói, Nam Cao là bậc thầy trong nghệ thuật miêu tả và khắc họa tâm lý nhân vật.
2. Bộ đề đọc hiểu Dì Hảo của Nam Cao có đầy đủ đáp án chọn lọc:
Dì Hảo chẳng nói năng gì. Dì nghiến chặt răng để cho khỏi khóc nhưng mà dì cứ khóc. Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt. Nhưng đã vội phí nước mắt làm gì nhiều đến thế. Vì dì còn phải khóc hơn thế nhiều, khi hắn chán chửi, bỏ nhà mà đi, bỏ dì bơ vơ, đau ốm, để tìm cơm rượu. Trách làm gì hắn, cái con người bắt buộc phải tàn nhẫn ấy? Hắn phải ăn, phải uống, phải vui thú, đó là đời của hắn. Dì Hảo què liệt không còn những cái ấy để mà cho. Không, dì có trách chi con người tàn nhẫn ấy. Cũng như dì đã không trách bà tôi đã làm ngơ không cấp đỡ cho dì. Bà tôi có còn giàu như trước nữa đâu? Người đã già, đã ốm yếu, và khổ cực thay! Đã nghèo như lúc còn hăm hai. Cái cơ nghiệp người gây dựng thầy tôi buôn bán thua lỗ, chúng tôi học hành tổn phí nhiều, đã tan tác đi theo gió bốn phương. Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu quà, và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở.
(Trích Dì Hảo –Tuyển tập truyện ngắn Đôi mắt, Nam Cao, NXB VH, 2017, tr. 208)
Câu 1: Xác định thể loại của văn bản trên.
A. Tiểu thuyết
B. Kịch
C. Truyện ngắn
D. Truyền kì.
Câu 2: Xác định nhân vật chính trong văn bản.
A. Dì Hảo
B. Hắn
C. Dì Hảo và Hắn
D. Người kể chuyện
Câu 3: Câu văn nào thể hiện dì Hảo không trách người chồng tàn nhẫn của mình?
A. “Dì có trách chi con người tàn nhẫn ấy.”
B. “Trách làm gì hắn…”
C. “Dì còn phải khóc hơn thế nhiều.”
D. “Cũng như dì đã không trách bà tôi…”
Câu 4: Tìm những từ ngữ diễn tả tâm trạng của dì Hảo?
A. Khóc, nấc
B. Nghiến chặt răng; khóc
C. Nghiến chặt răng; khóc; nấc
D. Nghiến chặt răng; khóc; nấc; thổ ra
Câu 5: Tác dụng của phép điệp trong văn bản?
A. Nhấn mạnh nỗi cô đơn của dì Hảo
B. Nhấn mạnh vào tiếng khóc của dì Hảo
C. Nhấn mạnh nỗi bất hạnh của dì Hảo
D. Nhấn mạnh hoàn cảnh nghèo khó của dì Hảo
Câu 6: Chủ để của văn bản là gì?
A. Nỗi bất hạnh của người phụ nữ trước Cách mạng tháng Tám
B. Nỗi bất hạnh của người phụ nữ sau Cách mạng tháng Tám
C. Nỗi bất hạnh của người phụ nữ thời hiện đại
D. Nỗi bất hạnh của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám
Câu 7: Đoạn văn: Cũng như dì đã không trách… và khổ cực thay! sử dụng những kiểu câu nào?
A. Câu trần thuật, câu nghi vấn
B. Câu trần thuật, câu cảm thán.
C. Câu nghi vấn, câu cảm thán
D. Câu trần thuật, câu cảm thán, câu hỏi tu từ
3. Bộ đề đọc hiểu Dì Hảo của Nam Cao có đầy đủ đáp án siêu hay:
Đọc đoạn văn trích sau:
Đứa con chết, mà dì thì tê liệt. Mỗi ngày ngồi là một ngày không có hai hào. Người chồng muốn đó là cái lỗi của người vợ vô phúc ấy.
Nhưng mới đầu hắn chỉ nghĩ thế thôi. Là vì nhờ ít tiền dành dụm, người ta vẫn có thể đủ cả cơm lẫn rượu. Nhưng rồi rượu phải bớt đi. Đến cả cơm cũng thế. Đến lúc ấy thì hắn không nhịn được nữa. Hắn chửi bâng quơ. Hắn chửi những nhà giàu, hắn chửi số kiếp hắn, và sau cùng thì chửi vợ. Ô! Hắn chửi nhiều lắm lắm, một bữa đói rượu rồi tình cờ có một bữa rượu say. Dì Hảo chẳng nói năng gì.
Dì nghiến chặt răng để cho khỏi khóc nhưng mà dì cứ khóc. Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt. Nhưng đã vội phí nước mắt làm gì nhiều đến thế. Vì dì còn phải khóc hơn thế nhiều, khi hắn chán chửi, bỏ nhà mà đi, bỏ dì bơ vơ, đau ốm, để tìm cơm rượu. Trách làm gì hắn, cái con người bắt buộc phải tàn nhẫn ấy? Hắn phải ăn, phải uống, phải vui thú, đó là đời của hắn. Dì Hảo què liệt không còn những cái ấy để mà cho. Không, dì có trách chi con người tàn nhẫn ấy. Cũng như dì đã không trách bà tôi đã làm ngơ không cấp đỡ cho dì. Bà tôi có còn giàu như trước nữa đâu? Người đã già, đã ốm yếu, và khổ cực thay! Đã nghèo như lúc còn hăm hai. Cái cơ nghiệp người gây dựng thầy tôi buôn bán thua lỗ, chúng tôi học hành tổn phí nhiều, đã tan tác đi theo gió bốn phương. Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu quà, và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở.
(Trích Dì Hảo –Tuyển tập truyện ngắn Đôi mắt, Nam Cao, NXB VH, 2017, tr. 208)
Chọn đáp án đúng
Câu 1. Nhân vật trung tâm của đoạn trích là:
A. Dì Hảo
B. “Hắn”
C. Tôi
D. Bà tôi
Câu 2. Phương thức biểu đạt sử dụng trong đoạn trích là:
A. Nghị luận, tự sự
B. Nghị luận, miêu tả
C. Tự sự, biểu cảm
D. Miêu tả, thuyết minh
Câu 3. Hoàn cảnh đáng thương của dì Hảo được miêu tả qua những chi tiết nào?
A. Đứa con chết, mà dì thì què liệt
B. Con chết, dì bị què liệt, chồng mắng chửi, bỏ dì bơ vơ
C. Con chết, dì bị què liệt và buôn bán thua lỗ
D. Cơ nghiệp của dì tan tác theo gió bốn phương.
Câu 4. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau là gì: Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ.
A. So sánh
B. Liệt kê
C. So sánh, điệp từ
D. So sánh, nói quá.
Câu 5. Hình ảnh “hắn” Hắn chửi bâng quơ. Hắn chửi những nhà giàu, hắn chửi số kiếp hắn, và sau cùng thì chửi vợ. Ô! Hắn chửi nhiều lắm lắm, một bữa đói rượu rồi tình cờ có một bữa rượu say có nét tương đồng với chi tiết kể về nhân vật nào?
A. Lão Hạc (Lão Hạc, Nam Cao)
B. Chí Phèo (Chí Phèo, Nam Cao)
C. Phương Định (Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê)
D. Ông Sáu (Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng)
Câu 6. Đề tài, chủ đề của truyện là gì?
A. Viết về người nông dân, phản ánh bi kịch bị tha hóa của người nông dân
B. Viết về người trí thức, phản ánh vẻ đẹp tâm hồn của người trí thức
C. Viết về người trí thức, phản ánh bi kịch tinh thần của người trí thức trước Cách mạng tháng Tám
D. Viết về người nông dân, phản ánh nỗi bất hạnh của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám
THAM KHẢO THÊM: