Dế chọi được xem là một trong những tác phẩm tiêu biểu, nằm trong tập truyện "Liêu trai chí dị" của tác giả Bồ Tùng Linh, câu chuyện phản ánh chân thật diện mạo xã hội trong thời kỳ đâu nhà Thanh. Bài viết dưới đây xin đi sâu phân tích tác phẩm Dế chọi của Bồ Tùng Linh, quý độc giả có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Phân tích tác phẩm Dế chọi của Bồ Tùng Linh hay nhất:
Trong mỗi tác phẩm văn học thông thường đều chứa đựng một thông điệp mà các tác giả muốn gửi gắm đến người đọc. Cùng với lý tưởng đó, Bồ Tùng Linh – một trong những nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc, đã sáng tác ra tác phẩm “Liêu Trai Chí Dị” để phản ánh tầng lớp quan lại thối nát rưỡi triều đình nhà Thanh. Trong tập truyện đó, “Dế chọi” là một tác phẩm nổi bật phản ánh hiện thực xã hội thời bấy giờ, chứa đựng nhiều nội dung sâu sắc và phong phú.
“Dế chọi” là một câu chuyện nổi tiếng trong tập truyện “Liêu Trai Chí Dị” của tác giả Bồ Tùng Linh, hiện nay đã và đang trở nên phổ biến trong nền văn học Việt Nam, đặc biệt là từ đầu thế kỷ 19, được dịch thông qua nhiều bản dịch khác nhau. Tên gọi “Dế chọi” gọi lên nội dung xoay quanh trò chơi yêu thích của vua chúa ngày xưa, những thay đổi mà trò chơi này mang lại cho cuộc đời của một con người. Tác phẩm kể về bi kịch của gia đình Thành Danh – một chức dịch hiền lành đã bị đầy vào hoàn cảnh khốn cùng vì không muốn dân chúng phải chịu khổ đau, tự mình bắt dế để nộp cho quan.
Trò chơi dế chọi vốn được xem là thú vui tao nhã của vua chúa ngày xưa, tuy nhiên trò chơi này cũng dẫn đến nhiều bi kịch. Thành là một chức dịch trong làng, để không làm khổ sở dân chúng đã tự mình đi tìm dế để nộp lên cho quan tuy nhiên chỉ bắt được vài con, không đáp ứng yêu cầu. Anh ta bị đánh đập tàn nhẫn và đã nảy sinh ý định tự tử, vợ của Thành đi xem bói để tìm phương án, giải pháp, nhờ chỉ dẫn, họ đã tìm được một con dế hoàn hảo nhất. Tuy nhiên niềm vui không kéo dài bao lâu, con trai của Thành làm chết con dế đó, sau đó đã tự tử vì sợ bị cha chê trách. Từ đó, gia đình của Thành phải trải qua nỗi đau vừa mất con vừa mất dế. Con trai của Thành sau đó được sống lại, tuy nhiên trông như người mất hồn, linh hồn của cậu đã biến thành một con dế chọi vô cùng tài ba, giúp đỡ cho gia đình của Thành nhận được phần thưởng và trở nên giàu có, phú quý. Sau khoảng thời gian 01 năm, con trai của Thành phục hồi và kể lại vụ việc dế chọi đã cứu gia đình phải giúp gia đình khỏi khốn khó cho cha mẹ nghe. Cuộc đời gia đình thành từ đó rất giàu có và thịnh vượng, vua vui mừng và thưởng cho gia đình của Thành rất nhiều vàng bạc, châu báu.
Kết thúc câu chuyện, lời bình của Dị Sử thị nhấn mạnh rằng, sự thay đổi từ nghèo khó cho đến giàu có đều do số phận an bài, những con người sống chân thật và hiền lành sẽ được đền đáp xứng đáng. Dế chọi là tác phẩm tiêu biểu, không chỉ phản ánh hiện thực xã hội phong kiến ngày xưa mà còn lên án sự tham lam, sa đọa của tầng lớp quan lại, vua chúa. Tác giả Bồ Tùng Linh đã rất thành công trong quá trình mang tác phẩm “Dế chọi” đến gần hơn với độc giả, khắc họa chân thực xã hội trong thời kỳ ngày xưa và những bi kịch của những người nghèo khổ. Tác phẩm mang giá trị nhân văn vô cùng sâu sắc, giúp cho người đọc hiểu biết thêm về một thời kỳ xã hội khó khăn, từ đó trân trọng hơn cuộc sống ở hiện tại.
2. Phân tích tác phẩm Dế chọi của Bồ Tùng Linh ngắn gọn:
Liêu Trai Chí Dị là một tập truyện ngắn của tác giả Bồ Tùng Linh. Tác phẩm này bao gồm ba chủ đề lớn đó là phê phán nền chính trị vô cùng tàn bạo, tác giả phê phán chế độ thi cử, đồng thời tố cáo chế độ hôn nhân phong kiến và ca ngợi tình yêu của con người. Tác phẩm Dế chọi được xem là một trong những truyện ngắn tiêu biểu cho tinh thần phê phán và thể hiện bút pháp của Liêu trai chí dị. Có thể nói, dế chọi được xem là một trò chơi dân dã, hơn nữa đây cũng là trò chơi của trẻ con rất phổ biến trong thời xưa. Thế nhưng bằng ngồi bút sắc sảo và tài hoa của tác giả, ông đã trực tiếp phản ánh được cả hệ thống chính trị thối nát đương thời. Sáng kiến “hiến dế chọi” của một viên quan huyện đã vô tình trở thành “lệ định” trong cung đình và từ đó mỗi khi có hội thì mỗi người dân cần phải nộp “một con dế”, chỉ vì thế mà bao gia đình đã phải tán gia bại sản.
Hậu quả bi thảm của quy định hiến dế đó làm cho nhân vật Thành Danh phải điêu đứng, Võ hãi hùng, còn mất cả xác lẫn hồn, bản thân bị hành hạ, có lúc tưởng chừng như chết đi sống lại, tâm trí hoảng loạn trong một thời gian rất dài. Dù sau này ông nhận được học vị tú tài, có ruộng đồng, áo cừu ngựa xe, thế nhưng cũng là một nho sinh đắc thời và ít nhiều bị biến chất. Thông qua tác phẩm, tác giả đã trực tiếp mỉa mai, cho rằng nhờ “phúc ấm” của dế chọi mà bọn quan lại được ơn trời đền đáp. Từ “phúc ấm” trong tác phẩm đã cho thấy sự khinh miệt cao độ của tác giả, coi bọn quan lại giống như những loài côn trùng (dế).
Truyện ngắn thành công không chỉ bằng ngồi bút tài hoa và sắc sảo của tác giả, mà nó còn thể hiện nội dung châm biếm mang giá trị tố cáo vô cùng đánh thép. Đồng thời truyện ngắn đã thể hiện rõ nét tấm lòng nhân đạo của nhà văn đối với con người và cuộc sống, mang giá trị nhân đạo cao cả và vô cùng đáng quý.
3. Dàn ý phân tích tác phẩm Dế chọi của Bồ Tùng Linh:
(1) Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm Dế chọi và tác giả Bồ Tùng Linh.
(2) Thân bài:
-
Hoàn cảnh sáng tác, nhan đề, tóm tắt tác phẩm;
-
Đoạn 1: Từ đầu cho đến “khuynh gia bại sản”: Nguyên nhân và thực tế đưa dế chọi trở thành một thú vui trong triều đình, tuy nhiên đây cũng là cái khổ mà người dân phải gánh chịu (mở ra khung cảnh và sự tình);
-
Đoạn 2: Tiếp đến cho đến “việc tự tử”: Hoàn cảnh của Thành, đây được xem là nhân vật chính trong câu chuyện;
-
Đoạn 3: Tiếp cho đến “chờ đến kì hạn nộp quan”: Giải quyết vấn đề tìm tế cho gia đình của Thành, nhờ sự giúp đỡ của thầy bói, vợ của Thành đã nghe ngóng được cách giải quyết;
-
Đoạn 4: Tiếp theo cho đến “nằm đờ buồn bã”: Bi kịch tiếp tục xảy đến với gia đình của Thành, con trai của Thành làm chết con dế, sau đó trở nên đờ đẫn, gia đình của Thành có thể phải đối mặt với nhiều hình phạt đáng sợ từ phía triều đình;
-
Đoạn 5: Tiếp cho đến “vội bắt dế bỏ vào lồng”: Hóa giải bi kịch trong gia đình của Thành;
-
Đoạn cuối: Phần còn lại: Sự thay đổi của gia đình Thành, gia đình thành trở nên giàu có vì đã nuôi được con dế tốt (con trai của Thành), giải thích về hiện tượng con trai của Thành (kết thúc có hậu);
-
Phân tích về câu nói của Dị Sử thị ở cuối tác phẩm. Về giá trị nghệ thuật, thông qua câu chuyện ngắn kết hợp với những tình tiết ly kỳ, kỳ ảo và ngôn ngữ vô cùng dễ hiểu. Về giá trị nội dung, câu chuyện đã vẽ nên một bức tranh hiện thực thời kỳ đầu nhà Thanh để thỏa mãn thú vui tao nhã của triều đình, tuy nhiên làm khổ dân chúng. Từ đó bộc lộ bộ mặt tham quan của triều đình, thể hiện tấm lòng sâu sắc của tác giả.
- Đánh giá chung: Nhìn chung có thể nói, kết cấu của truyện ngắn vô cùng chặt chẽ. Từ đoạn đầu đến đoạn cuối, mọi chi tiết đều xoay quanh câu chuyện Dế chọi. Chặt chẽ mà lại biến hóa khôn lường bởi sự thay đổi xen kẻ liên tục thế nhưng lại vô cùng hợp lý của những tình tiết may rủi trong gia đình nhân vật Thành Danh, trong đó bao gồm cả những chi tiết bất ngờ và những chi tiết vô cùng thú vị, đặc sắc.
(3) Kết bài: Khái quát chung lại tác phẩm Dế chọi và tác giả Bồ Tùng Linh.
THAM KHẢO THÊM: