Câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim là một câu tục ngữ ngắn gọn súc tích những giá trị và ý nghĩa mà câu tục ngữ đó mang lại lại vô cùng sâu sắc và đọng lại cũng như một lời cổ vũ động viên đối với mỗi người. Kiên trì cố gắng sẽ đạt được thành quả xứng đáng với công sức mà mỗi người đã bỏ ra. Dưới đây là bài chứng minh câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
Mục lục bài viết
1. Nguồn gốc câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim:
Tương truyền, thuở niên thiếu, Lý Bạch là cậu bé không chăm chỉ học tập và ham vui chơi như những đứa trẻ bình thường khác. Một hôm, cậu bé chán học, lẻn qua chơi ở chân núi phía Đông. Kỳ lạ thật! Trước mắt cậu bé là một bà lão đang chăm chú mài một thanh sắt bên một tảng đá lớn. “Bà già tóc bạc đến dường này mà lại chăm chắm mài một thanh sắt như thế làm gì vậy?” Cậu bé vô cùng phân vân, liền bước đến bên cạnh cụ già và cất tiếng hỏi:
– Cụ ơi, cụ mài sắt để làm gì thế?
Bà lão ngoảnh mặt lại, hiền từ trả lời:
– Để làm kim khâu cháu ạ.
– Làm kim khâu gì? Thanh sắt thì làm gì mà trở thành chiếc kim khâu được? Cậu bé chất vấn bà lão.
– Mài hoài cũng không xong. Kẻ có công mài sắt ắt có ngày lên kim mà – Bà lão trả lời một cách nghi ngờ tương tự.
Lý Bạch nửa tin nửa ngờ hỏi tiếp:
– Liệu hôm nay có xong được không hả cụ?
Bà lão chậm rãi trả lời bắt nhịp với động tác mài kim:
– Hôm nay không xong rồi mai sẽ làm tiếp vậy, năm nay không xong thì sang năm tiếp tục làm, ngày lại ngày, già nhất định mài xong.
Nghe đến đây thì Lý Bạch mới nhớ lại và nói. Về nhà Lý Bạch hay suy ngẫm về những lời nói của bà lão mà càng chú tâm học hành. Chẳng bao lâu, Lý Bạch trở thành thi sĩ kiệt xuất với nhiều áng thơ Đường tuyệt mĩ, có một không hai trong nền văn học Trung Quốc. Từ đó, trong dân gian lưu truyền câu tục ngữ “Chỉ yếu công phu thâm/Thiết chữ ma thành châm”, nghĩa là Có công mài sắt có ngày nên kim.
2. Giải thích ngắn gọn ý nghĩa câu tục ngữ:
Về nghĩa đen: Cục sắt dù thô cứng đến mấy khi con người bỏ công sức mài giũa thì sau một thời gian sẽ trở thành một đồ vật hữu dụng- đó là cây kim.
Về nghĩa bóng: Chỉ cần có sự kiên trì quyết tâm theo đuổi mục tiêu và ước mơ thì con người sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức mình bỏ ra.
3. Dàn ý bài văn chứng minh câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”:
Mở bài:
Giải thích câu tục ngữ có công mài sắt, có ngày nên kim.
Ví dụ: Việt Nam chúng ta có một kho tàng ca dao, tục ngữ rất phong phú và quý báu. Những câu tục ngữ, ca dao dù ngắn gọn nhưng ẩn chứa một ý nghĩa rất sâu xa và đáng học tập. Một trong các câu tục ngữ đó, có câu tục ngữ khuyên chúng ta về sự nhẫn nại, kiên trì đó là câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
Thân bài:
Chứng minh Có công mài sắt có ngày nên kim
Giải thích câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim:
– Nghĩa đen: một thanh sắt to lớn qua quá trình và thời gian mài giũa có thể mài được một cây kim.
– Nghĩa bóng: thể hiện sự kiên trì, nhẫn nại, vượt lên khó khăn của con người sẽ gặt hái được thành quả xứng đáng.
Ý nghĩa câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim:
– Khuyên chúng ta có sự kiên trì và cố gắng hết mình
– Khuyên nhủ chúng ta việc gì cũng thành công nếu có lòng kiên trì
– Nhẫn là ý chí của con người, giúp con người chạm tay vào cánh cửa vinh quang.
Dẫn chứng chứng minh Có công mài sắt có ngày nên kim:
– Nguyễn Ái Quốc đã kiên trì học tập, lao động và cống hiến hết sức mình nhằm mang lại tự do cho dân tộc
– Ngô Quyền nỗ lực chiến đấu để đánh bại quân Nam Hán
– Nhà bác học Ê-đi-xơn sángg chế hơn 1000 lần để làm ra bóng đèn điện
– Lương Định Của đã kiên nhẫn trong việc chế tạo trong chiến tranh
Như các toán học trên thế giới nói: Claudius, A-ma-jet, Lô – mô-nô-xốp, v.v
Kết bài:
Nêu suy nghĩ của em đối với câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim
Liên hệ cá nhân người viết, rút ra bài học cho bản thân
Khẳng định lại câu tục ngữ mang đến một lời khuyên chân thành và lan tỏa thông điệp sâu sắc cho con người.
4. Chứng minh câu tục ngữ “ Có công mài sắt có ngày nên kim” hay nhất:
Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam ta có rất nhiều câu tục ngữ hay và trong xã hội hiện đại ngày nay, những câu tục ngữ đó vẫn còn nguyên giá trị cốt lõi trong việc truyền đạt những tâm ý đạy bảo của thế hệ cha ông ta đi trước. Một trong những đức tính tốt đẹp mà con nguồi cần có đó là tính kiên trì nhẫn nại và nỗ lực học tập. Tại sao chúng ta cần phải có sự kiên trì như vậy? Bởi vì thành công được tạo ra từ vô vàn cố gắng và kiên trì phấn đấu từ ngày. Giống như Bác Hồ cũng từng nói:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không thông
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt thành công.
Câu tục ngữ nói về tính kiên trì mà mọi người hay nhắc đến là” Có công mài sắt có ngày nên kim”. Vậy phải hiểu câu tục ngữ trên như thế nào và giá trị cũng như tính đúng đắn của câu tục ngữ trên được biểu hiện ra sao trong cuộc sống hiện nay? Dưới đây là ý kiến cũng như quan điểm của cá nhân em để chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ trên.
Câu tục ngữ chia làm hai vế chính và có ý nghĩa bổ sung cho nhau. Câu tục ngữ với 8 chữ ngắn gọn nhưng giàu ý nghĩa nhằm nhắc nhở ta cần rèn luyện đức tính kiên trì, không bao giờ nản lòng ắt sẽ thành công. Hình ảnh trong câu thành ngữ là hình ảnh ẩn dụ sự đối lập giữa “sắt” và “kim”. Tại sao ông cha ta lại không dùng hình ảnh khác mà lại dùng sắt “và” kim “.”Sắt “vốn là những hình khối nặng nề, có vẻ bề ngoài xù xì nhưng” kim “lại là một vật rất mềm mại, sáng bóng.
Để hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ này cần hiểu cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Về cơ bản, câu tục ngữ này có thể hiểu một cách đơn giản. Khi chúng ta cố gắng biến một cây sắt to trở thành một cái kim sẽ rất khó khăn, nhưng không phải không thể. Cây sắt dù to đến mấy, cứng đến mấy nhưng qua thời gian con người bỏ công sức ra mài và chua chuốt, chả mấy thời gian sẽ trở thành cây kim- một đồ vật hữu dụng. Sự nỗ lực, kiên trì mài giũa sẽ giúp bạn đạt được điều đó. Xét về nghĩa bóng thì câu tục ngữ nhắn nhủ mọi người về quyết tâm, nỗ lực và kiên trì mới có thể làm được nhiều điều cũng như thoả mãn đam mê của bản thân.
Mài một cây sắt trở thành cây kim đối với mọi người là điều ảo tưởng, khó khăn, tốn cả sức lực và thời gian. Đúng thế, mỗi một con người đều có con đường đi của riêng và để đạt đến cái đích đó quả thực không hề đơn giản, thành quả nào cũng phải trải qua cả một quá trình cố gắng gian nan vất vả. Bởi vậy điều đầu tiên chúng ta cần phải có đó là ý chí, lòng quyết tâm và nỗ lực không ngừng nghỉ, dục tốc bất đạt, kiên trì nhẫn nại sắt có ngày công thành danh toại.
Biết nhẫn nại và kiên trì, luôn luôn có lòng dũng cảm cao hơn kẻ thù, chúng ta sẽ đạt đến những điều tốt đẹp nhất, đó là những điều có giá trị lớn lao và mang tầm quan trọng đặc biệt đối với mỗi một cá nhân và chúng ta đều nhận thức được điều đó. Và câu tục ngữ “có công mài sắt có ngày nên kim” cho đến hôm nay vẫn luôn là một kinh nghiệm rèn luyện cá nhân vô cùng quý báu.
Nhân dân ta từ xưa đến nay phải vượt qua biết bao đau thương, mất mát. Để có những ngày tháng bình yên, cha ông chúng ta đã phải đổi máu, đổi nước mắt. Đó có phải là sự cố gắng phi thường và nỗ lực không mệt mỏi của từng người hay sao?
Quan điểm “Có công mài sắt có ngày nên kim” là một quan điểm đúng đắn. Thực tế đã chứng minh rằng nếu chỉ trông chờ vào tài năng và may mắn sẽ rất ít khi có thể thành công mà còn phải nhờ đến những cố gắng không ngừng nghỉ của bản thân mỗi người. Đó có thể là con đường nhiều thử thách và chông gai nhưng vô cùng đáng giá.
Với mỗi người con đất Việt thì kí ức của các cuộc chiến tranh là còn mãi. Đó là minh chứng sinh động về câu tục ngữ này. Suốt cả thế kỉ XX dân tộc chúng ta đã phải trải qua nhiều chiến tranh khốc liệt mới có thể bảo vệ được đất nước của mình. Chính sự đấu tranh bền bỉ không mệt mỏi, ý chí kiên cường và mãnh liệt trong từng trái tim người con Việt Nam đã khiến cho kẻ địch phải khuất phục.
Trong cuộc sống hằng ngày cũng có những tấm gương về sự kiên cường thật đáng ngưỡng mộ. Có thể kể đến thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí với đôi bàn tay kém may mắn bị bại liệt. Thầy đã không bỏ cuộc mà hằng ngày, từng chút một thầy tập viết trên đôi bàn chân vụng về của mình. Học viết bằng tay với nhiều người đã là một việc khó, đằng này Nguyễn Ngọc Ký lại phải tập viết bằng chân! Thế nhưng với sự kiên trì cố gắng khoing ngừng nghỉ đã giúp cậu học trò năm nào được đứng lên bục giảng dạy. Sự bền bỉ ấy đã nhanh chóng hái được quả ngọt khi thầy dù với phương pháp khác người nhưng đã trở thành một thầy giáo nổi tiếng ở Việt Nam và là minh chứng sinh động về lòng nhẫn nại, kiên trì của mình.
Trên con đường dẫn đến thành công có muôn vàn thử thách, mỗi một người sẽ có những ước mơ của riêng mình. Và để đạt được ước mơ ấy sẽ phải vượt qua những chông gai, thử thách. Bởi vậy, chỉ có dám đương đầu, không sợ khó khăn thì chúng ta mới có thể vượt qua tất cả những thách thức ấy. Ta có thể bắt gặp trong cuộc sống này nhiều tấm gương đáng quý vô cùng. Đó có thể là các chàng trai, cô nàng sinh viên mới ra trường. Nhưng họ đã không ngại gian khó tạo nên các dự án với ước mơ mang đến lợi ích cho xã hội. Những doanh nghiệp trẻ sáng tạo nên nhiều sản phẩm được bạn bè quốc tế công nhận và ước mơ của họ là có thể vươn tầm thương hiệu của Việt Nam ra biển lớn. Hay trong lĩnh vực thể thao, hẳn không ai quên được hình ảnh lứa cầu thủ tài năng và đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ của đội tuyển U23 Việt Nam – họ đã thi đấu và ghi tên mình vào ngôi vị Á quân U23 châu Á. Trong các cầu thủ này không chỉ có tình yêu thương với quê hương, màu cơ sắc áo của dân tộc mà còn là ước mơ cháy bỏng để bóng đá Việt Nam ngày một lớn mạnh hơn nữa. Nhờ có vậy mà họ đã luôn nỗ lực không ngừng nghỉ, cố gắng từng giờ từng phút mới có thể thực hiện được ước mơ của mình. Còn rất nhiều rất nhiều những tấm gương tiêu biểu nữa chứng minh câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim! Trên đây chỉ là một vài dẫn chứng tiêu biểu mà trong bài này em xin đề cập đến.
Bên cạnh những con người luôn cố gắng thì có những con người luôn ỉ lại vào người khác không bao giờ tự mình cố gắng thực hiện bất cứ việc gì họ không có lòng tin ở bản thân mình, những con người như vậy không bao giờ nỗ lực để tạo ra một thành quả, khi khó khăn họ hay bỏ cuộc và lo sợ không dám vươn lên, những người như vậy sẽ rất khó đạt được thành công.
5. Nhận xét chung:
Như vậy thông qua câu tục ngữ có công mài sắt có ngày nên kim, ta hiểu được một bài học đầy tính nhân văn và giảng dạy mà các thế hệ đi trước đã đúc kết: cố gắng nỗ lực sẽ có ngày đạt được kết quả xứng đáng. Bản thân một học sinh như êm thì việc kiên trì trong học tập và rèn luyện đạo đức là rất quan trọng. Chỉ có như vậy, mỗi một học sinh mới xứng đáng với tư cách chủ nhân tương lai của nước nhà. Câu thành ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” đã để lại một lời nhắc nhở có ý nghĩa đối với chúng ta. Mỗi chúng ta hãy coi đây là một bài học quý giá mà chúng ta cần phải ghi nhớ.