Hội làng là mô hình thu nhỏ bộ mặt làng xã người Việt; là sự kết tinh từ tâm hồn, trí tuệ đến bản lĩnh, nhân cách và đạo đức của các thế hệ trong quá trình sinh sống, lao động, sản xuất và bảo vệ quê hương nên nó càng có vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cuộc sống cũng như trong văn hóa dân tộc. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc mẫu lời văn dẫn chương trình văn nghệ lễ hộ truyền thống của làng.
Mục lục bài viết
- 1 1. Ý nghĩa của lễ hội truyền thống làng:
- 2 2. Lời dẫn chương trình văn nghệ lễ hội truyền thống của làng – Mẫu số 1:
- 3 3. Lời dẫn chương trình văn nghệ lễ hội truyền thống của làng – Mẫu số 2:
- 4 4. Lời dẫn chương trình văn nghệ lễ hội truyền thống của làng – Mẫu số 3:
- 5 5. Quy trình tổ chức lễ hội truyền thống làng:
1. Ý nghĩa của lễ hội truyền thống làng:
1.1. Lễ hội truyền thống làng là gì?
Lễ hội truyền thống là hình thức hoạt động văn hoá, đời sống tâm linh của người dân được duy trì và phát huy qua tiến trình lịch sử. Người Việt Nam từ hàng ngàn đời đã có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Lễ hội là hoạt động tôn vinh truyền thống tốt đẹp ấy của cộng đồng, tôn thờ các nhân vật linh thiêng còn được gọi là các vị “Thần” – những người có thực trong lịch sử dân tộc hay truyền thuyết. Hình tượng những vị thần linh đã hội tụ các đức tính tốt đẹp của con người. Đó là những người đánh đuổi giặc ngoại xâm; những người khai phá vùng đất mới, tạo công ăn việc làm; những người đương đầu với thiên tai, diệt thú dữ; những người trị bệnh cứu người; các nhân vật thần thoại đã dẫn dắt cuộc sống nơi nhân gian, dạy con người hướng thiện, gìn giữ cuộc sống bình yên. .. Lễ hội là dịp tôn vinh và bày tỏ sự biết ơn sâu sắc của những vị thần với cộng đồng, dân tộc.
Lễ hội là dịp con người được trở về quê hương, nguồn cội thiên nhiên hay nguồn cội của dân tộc luôn có giá trị trường tồn trong tâm thức của người dân.
Lễ hội thể hiện sức mạnh cộng đồng làng xóm, địa phương hay cao hơn là quốc gia dân tộc. Họ thờ chung vị thần và có cùng mục đích đoàn kết để vươn lên làm giàu, xây dựng cuộc sống no ấm, hạnh phúc.
Lễ hội cũng là nơi gặp gỡ và thưởng thức các giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của mọi cộng đồng dân cư; là nơi đào tạo và chuyển giao cho những chủ nhân tương lai phải biết gìn giữ, kế thừa và phát triển các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc theo một cách riêng biệt, kết hợp với yếu tố tâm linh và những trò thi tài, văn nghệ. ..
Lễ hội là dịp con người được giải toả, dãi bày buồn phiền, âu lo với thần linh và mong được thần giúp đỡ, che chở vượt qua khó khăn để đến với ngày mai tốt đẹp hơn.
1.2. Ý nghĩa của lễ hội truyền thống làng:
Lễ hội là dịp vui chơi, thư giãn sau những tháng ngày lao động cực nhọc. Nó không bị trói buộc bởi nghi thức tôn giáo, giới tính, độ tuổi, giới tính. Nếu phần lễ là các nghi thức tôn giáo linh thiêng có tính quy phạm chỉ được tổ chức ở nơi nội đình thì hội là các hoạt động tự do, thoải mái trên sân đình để người dân dự hội được thoải mái tự do vui chơi tham gia và cổ vũ vào những trò chơi truyền thống và hiện đại như trò chơi thể thao (chèo đò, kéo co, cờ tướng, bóng chuyền hơi, kéo co. ..); trò chơi thi đấu (đánh cầu lông); trò chơi tranh tài (hát chèo; trình diễn nghệ thuật); trò chơi dân gian (cờ tướng, kéo co, đấu cờ. ..).
2. Lời dẫn chương trình văn nghệ lễ hội truyền thống của làng – Mẫu số 1:
Kính thưa quý vị đại biểu, thưa quí khán giả yêu quý! Trước hết cho phép chúng tôi – Những người tổ chức chương trình văn nghệ đêm hôm nay xin gửi đến quý vị lời chúc sức khoẻ cùng lời chào trân trọng nhất!
Đặc biệt là sự có mặt cổ vũ của toàn thể quần chúng nhân dân trong xã cùng sự tham gia của đông đảo diễn viên và ca sĩ của các đoàn đến từ 09 thôn của xã nhà.
Tiếp theo chương trình, chúng tôi xin xin được kính mời ông. ……… –. ………. lên phát biểu kết thúc hội thi. Xin trân trọng kính mời ông!
Xin đại diện ban giám khảo hội thi và các anh chị em diễn viên cùng quý khán giả cảm ơn những lời đóng góp chân thành của. ………
Xin chúc các đồng chí lãnh đạo cùng gia đình sức khoẻ, làm việc hiệu quả và kính chúc các đồng chí sẽ còn đóng góp nhiều hơn với phong trào văn hoá văn nghệ của xã nhà. Xin trân trọng cảm ơn!
Và sau đây là hội thi văn nghệ quần chúng xã. .., xin phép được tiếp tục!
Kính thưa quý vị đại biểu, thưa quý khán giả kính mến!
Trong bất kì hội thi nào cũng không thể thiếu một thành phần quan trọng, đó là Ban Giám khảo. Họ là những người cầm cân nảy mực, là người đưa ra nhận xét, đánh giá khách quan và công tâm đối với từng thí sinh. Và trong hội thi văn nghệ quần chúng xã. .. của chúng ta hôm nay, chắc chắn cũng không thể thiếu thành phần Ban giám khảo. Và không muốn quý vị phải chờ mãi, chúng tôi xin được phép giới thiệu thành phần BGK hội thi văn nghệ quần chúng xã. .. của chúng ta hôm nay:
Xin chúng ta nhiệt liệt chào mừng 3 vị giám khảo với một tràng pháo tay rất lớn và nhiệt liệt. Xin chúc cho 3 giám khảo của chúng tôi sức khoẻ, càng ngày càng trẻ đẹp và làm được công việc cao cả tại hội thi văn nghệ đêm nay.
Sau đây tôi xin được phép thay đổi thứ tự dự thi của những Đoàn đã tham gia để diễn viên các đoàn có sự lựa chọn và tiết kiệm được thời gian của chúng ta.
Hội thi văn nghệ quần chúng xã. .. của chúng ta hôm nay sẽ gồm có. .. Đoàn tham dự với thứ tự như sau:
Đề nghị chúng ta cùng nhiệt liệt chào mừng. .. đội thi hôm nay!
Mở đầu hội thi hôm nay sẽ là phần trình diễn của Đoàn. .. với tiết mục hát Đảng Cộng sản Việt Nam Cho Ta Mùa Xuân, một sáng tác của nhạc sĩ Phạm Tuyên.
Tiết mục dự thi tiếp theo của Đoàn. .. là bài hát Đất Nước Trọn Niềm Vui, một sáng tác của Nhạc Sĩ Hoàng Hà với phần trình bày của giọng ca nam Văn Quyền
Kết thúc phần thi của Đoàn. .. là một ca khúc của Lư Nhất Vũ, bài hát Cô Gái Sài Gòn Đi Tải Đạn. Bài hát được trình bày bởi tốp ca đoàn …..
Xin cảm ơn phần dự thi của đội. .., phần tiếp theo chương trình sẽ là phần thi của đội. … Xin khán giả chúng ta cùng cổ vũ tinh thần cho Đoàn. .. với những tràn vỗ tay thật lớn ạ! Xin cảm ơn!
Và sau đây là phần thi của đoàn. … Múa: Cô gái Pa Cô sẽ là tiết mục mở màn của Đoàn. .. gửi tặng khán giả tại hội thi đêm nay. Mời tất cả chúng ta cùng hướng mắt về sân khấu để cùng xem tiết mục này.
Bài hát Đường Trường Sơn Xe Anh Qua của nhạc sĩ Văn Dung sẽ tiếp tục chương trình văn nghệ hôm nay. Bài hát được trình bày bởi giọng ca nữ Thuý Diễm.
Tốp ca: Bài Ca May Áo, một sáng tác của nhạc sĩ Xuân Hồng sẽ khép lại phần thi của đội Nam Nhạn Tháp hôm nay.
Xin cảm ơn phần thi của đội. .., và tiếp theo chương trình sẽ là phần thi của đội Nam Tân. Xin khán giả chúng ta cùng cổ vũ tinh thần cho Đoàn. .. với những tràn vỗ tay thật lớn ạ! Xin cảm ơn!
Và sau đây là phần thi của đoàn. … Đôi song ca Bảo Quốc & Mỹ Lệ sẽ gửi tặng khán giả một ca khúc vô cùng tuyệt vời của Việt Hoàn. Bài hát Gửi Em Ở Cuối Sông Hồng.
Xin cảm ơn Bảo Quốc và Mỹ lệ với ca khúc Gửi Em ở Cuối Sông Hồng. Và sau đây là tiết mục dự thi thứ 2 của đoàn Nam Tân, bài hát Thuyền Em Đi Trong Đêm, nhạc và lời Nguyễn Phú Yên. Bài hát được trình bày bởi Tốp Ca Nữ đoàn Nam Tân
Khép lại phần thi của đoàn. .. hôm nay sẽ là một giọng ca nữ đang được mong đợi: Thuỳ Linh với bài hát Đất Nước. Nhạc Phạm Minh Tuấn, lời thơ Tạ Hữu Yên.
Tiết mục song ca: Hát Mãi Khúc Quân Hành, một nhạc phẩm của Diệp Minh Tuyền sẽ gửi đến khán giả thông qua giọng ca nữ Thị Nghĩa.
Tốp ca nữ sẽ khép lại phần thi của Đoàn. .. hôm nay với bài hát Đường Trường Sơn Xe Anh Qua, Nhạc và lời: Văn Dung
Xin cảm ơn phần thi của đội. .. và rồi tiếp theo chương trình sẽ là phần thi của đội …… Xin khán khả chúng ta cùng cổ vũ tinh thần cho Đoàn. .. với những tràn vỗ tay thật lớn ạ! Xin cảm ơn!
3. Lời dẫn chương trình văn nghệ lễ hội truyền thống của làng – Mẫu số 2:
Tiếng trống hội làng đã điểm.
Chương trình văn nghệ chào mừng lễ hội làng của làng. ….. xin phép được tiếp tục.
Kính thưa các quý vị đại biểu và các quý khách gần xa.
Kính thưa các đồng chí cán bộ và bà con nhân dân trong làng.
Trong không khí vui mừng phấn khởi của cán bộ và nhân dân làng …… trong ngày lễ hội làng.
Hôm nay, ngày. ……….. làng. ……… long trọng tổ chức văn nghệ chào mừng hội làng đầu xuân.
Thay mặt cho Câu lạc bộ văn nghệ làng. ….. gửi tặng các quý vị đại biểu và bà con nhân dân lời chúc mừng sức khoẻ và hạnh phúc.
Lời ca, tiếng hát, điệu nhảy, tiếng đàn là nguồn động viên khích lệ tinh thần và cuộc sống của bà con.
Với sự say mê nhiệt tình của các bác, các anh, các chị cùng các cháu, ngày thì lao động sản xuất, đêm thì say sưa luyện tập. Và hôm nay với lời ca tiếng hát chan chứa tình cảm với Đảng, Bác Hồ kính yêu, với quê hương đất nước, cùng các tiết mục văn nghệ hấp dẫn và được đầu tư kỹ lưỡng, chương trình văn nghệ là một món quà đầy ý nghĩa cho những diễn viên, nhạc công không chuyên tham gia chương trình văn nghệ quần chúng của làng chào mừng lễ hội hôm nay.
Trước khi xem chương trình văn nghệ chúng ta nên cho một tràng pháo tay thật to nhằm khích lệ tinh thần của những diễn viên, nhạc công không chuyên của làng.
Và hôm nay xin mời quý vị hướng đến sân khấu xem chương trình văn nghệ.
Mở đầu chương trình văn nghệ hôm nay là ca khúc:
…..
Hơn Tám mươi năm qua nhân dân ta đi theo ngọn cờ của Đảng, Giải phóng dân tộc, dành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Nhân dân Việt Nam mãi tự hào về Đảng ta, Bác Hồ vĩ đại và nguyện luôn mang theo ngọn cờ búa liềm, vì một nước Việt Nam độc lập, chủ quyền, hoà bình, hữu nghị, dân chủ, phồn vinh và giầu đẹp.
Bài hát: Thương lắm quê ta
Do câu lạc bộ văn nghệ sáng tác.
Kết thúc
Kính thưa các quý vị đại biểu, cán bộ và nhân dân trong làng. Chương trình văn nghệ vui xuân chào mừng hội làng của làng xin được dừng tại đây. Xin chào và hẹn gặp lại hội làng năm sau.
Xin trân trọng cám ơn!
4. Lời dẫn chương trình văn nghệ lễ hội truyền thống của làng – Mẫu số 3:
Nhiệt liệt chào mừng các đ/c lãnh đạo, quý khách xa gần cùng đông đảo bà con nhân dân có mặt tại đêm liên hoan văn nghệ, chào mừng lề hội truyền thống thôn. …………. ngày hôm nay. Lời đầu cho tôi mặt BTC lễ hội xin được gửi tới quý vị đ/c lãnh đạo, quý khách xa gần cùng bà con nhân dân lời kính chúc tốt đẹp cùng lời chào mừng nhiệt liệt nhất và chúc đêm văn nghệ thành công tốt đẹp.
Kính thưa quý vị! – Như thường lệ đến hẹn lại lên mỗi khi tết đến xuân về đúng vào ngày. .. -. .. hàng năm, bà con nhân dân thôn. …………. đều hân hoan đón chào lễ hội truyền thống.
Hội Làng đã ghi dấu bao niềm vui, xúc cảm và kỷ niệm đẹp về sự gắn bó, về tình yêu thương, về tình đại đoàn kết, về sự cộng tác hiệp lực của lãnh đạo và nhân dân trong thôn – Đây thật sự là một nét đẹp văn hoá đặc trưng đang được gìn giữ và phát huy trên toàn lãnh thổ VN.
Tới tham dự đêm liên hoan văn nghệ ngày hôm nay, BTC xin trân trọng giới thiệu sự có mặt của những quý vị khách:
…
Xin mời quý vị hãy nổ 1 tràng pháo tay thật to để chào mừng.
Nam: – Trước khi chương trình văn nghệ được bắt đầu BTC xin trân trọng giới thiệu và kính mời đ/c: . ………. – Trưởng thôn. ……….
Trân trọng kính mời đ/c: …….. Lên tặng quà cho những người tham dự chương trình văn nghệ ngày hôm nay.
Nữ: Kính thưa quý vị! – Với sự giúp đỡ tận tình của các bác, các cô, các anh chị cùng các cháu trong thôn, ngày thì lao động sản xuất, tối thì chăm chỉ luyện chữ. Hôm nay với lời ca tiếng hát chan chứa tình cảm với Đảng, bác Hồ kính yêu, với quê hương đất nước, cùng các tiết mục văn nghệ đặc sắc và được dàn dựng công phu, chương trình văn nghệ là một món quà đầy ý nghĩa mà những diễn viên không chuyên xin được gởi tặng quý khách xa gần cùng đông đảo bà con. Rất mong nhận được sự cổ vũ nồng nhiệt từ quý vị khán giả.
Nữ: – Còn bây giờ xin mời quý vị hướng lên sân khấu xem chương trình văn nghệ ngày hôm nay.
Mở đầu chương trình là tiết mục biểu diễn vô cùng đặc sắc Trống hội Thăng long
…
Kính thưa quý vị!
Mùa xuân là mùa của sự tươi mới – mùa của sự khởi đầu – hay là mùa của hạnh phúc, . Mùa xuân cũng là mùa của yêu thương – mùa của những cuộc hội ngộ – hay là mùa của ấm áp, yêu thương. Đối với những đứa con xa quê – mùa xuân cũng là mùa đoàn tụ – mùa bên gia đình, mùa của yêu thương. Mùa xuân mang đến hương vị tết và hương vị quê nhà. Xuân đến, con người cũng trở nên rộn rang hơn, những bước chân cũng nhanh hơn, phiên chợ quê cũng trở nên tấp nập hơn, tất cả như được hoà mình vào bức tranh đầy sống động của một mùa xuân mới. Sau đây xin mời quý vị cùng hoà chung không khí mùa xuân với tiết mục múa:
Trên công trường rộn tiếng ca. Sáng tác: Ngô Quốc Tính
Có một bài hát rất hay nói về cuộc sống vất vả của các kỹ sư xây dựng trên công trường mà vì nó quá gần gũi, thân thương mà rất hiếm người biết rõ về nó. Đó cũng là bài hát Trên công trường rộn rã tiếng ca. Bài hát ca ngợi các kỹ sư xây dựng mới tốt nghiệp đại học xây dựng những năm 70 cùng xung phong vào xây dựng nhà máy nhiệt điện Ninh Bình tại thành phố Ninh Bình tỉnh Ninh Bình năm 1973.
Với những ca từ thể hiện được sự thân thương vừa gần gũi lại mộc mạc và giản dị.
Trên công trường rộn tiếng ca là một tác phẩm rất hay viết về đề tài xây dựng đã trở lên nổi tiếng, nhanh chóng lan truyền từ đất Huế đến mọi miền đất nước.
Tốp nam: Cuộc đời vẫn đẹp lắm
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, quý khách xa gần cùng toàn thể bà con nhân dân thôn ĐX. Bài hát: Như có Bác trong ngày vui đại thắng
Đã khép lại chương trình văn nghệ mừng lễ hội truyền thống thôn. …….. ngày hôm nay. Thay mặt Ban tổ chức xin trân trọng cảm ơn sự có mặt của các vị lãnh đạo, các quý khách xa gần cùng đông đảo bà con nhân dân đã nhiệt tình cổ vũ giúp đêm văn nghệ được thành công tốt đẹp.
Một lần nữa xin kính chúc quý vị lời chúc sức khoẻ – hạnh phúc – thành công và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Chúc quý vị có một buổi tối vui vẻ bên gia đình và những người thân yêu!
Xin trân trọng cảm ơn!
Xin kính mời và hẹn gặp lại quý vị tại lễ hội truyền thống năm 20. .. !
5. Quy trình tổ chức lễ hội truyền thống làng:
Yêu cầu chung của việc tổ chức một lễ hội phải giữ được sự tôn nghiêm, hiệu quả được các giá trị văn hoá, chống được mê tín dị đoan. .. đồng thời vừa phải đảm bảo sự đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân, vừa phong phú, đa dạng và hợp thị hiếu công chúng, vừa phải có ý nghĩa giáo dục tích cực, giữ.
Có bốn mô hình tổ chức lễ hội hay thấy ở nhiều nền văn hoá hiện đại: Một, mang tính chất cộng đồng tự quản; Hai, theo hình thức cộng đồng tự quản có sự hỗ trợ của Nhà nước; Ba, có sự hỗ trợ chính của Nhà nước; Bốn, do tư nhân tổ chức.
Mô hình thứ nhất cũng được áp dụng ở nhiều địa phương là phát huy được các giá trị bản chất của lễ hội truyền thống thể hiện ở: Giá trị lễ hội được phát huy nhưng không ai thấu hiểu ý nghĩa lễ hội ngoài chủ thể văn hoá; Phát huy được những giá trị truyền thống có từ xa xưa; Là chủ thể của lễ hội nên người dân luôn có ý thức giữ gìn lễ hội truyền thống.
Lễ hội gần như vẫn giữ được tính chất truyền thống, ít có sự tác động của văn minh hiện đại nên thu hút được nhiều người xem. Hơn nữa, là người bản địa hiểu biết sâu sắc ý nghĩa, giá trị lễ hội và việc làm lại của cả cộng đồng nên được toàn dân hưởng ứng, không những người bản địa hưởng ứng mà còn động viên, cổ vũ, khích lệ cả con cháu đang sống và làm việc ở các miền quê xa, nơi hẻo lánh. Khi mọi người dân coi lễ hội như là một phần cuộc sống của mình, là việc của cộng đồng thì việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá dân tộc cũng sẽ thiết thực và hiệu quả hơn.