Với chất văn tự sự và trữ tình riêng, Bằng Việt đã có nhiều tập thơ lưu đậm ấn tượng trong lòng người đọc Bài thơ Bếp lửa là một trong những sáng tác thành công nhất của nhà thơ khi tái hiện được nhiều hình ảnh về người bà ở quê nhà trong những tháng ngày tác giả xa cách quê hương. Dưới đây là cảm nhận về hình ảnh Bếp lửa của Bằng Việt hay nhất.
Mục lục bài viết
1. Viết đoạn văn cảm nhận của em về hình ảnh bếp lửa hay nhất:
- Mẫu số 1:
Bếp lửa là một hình ảnh rất đỗi thân thuộc trong những căn nhà ở làng quê Việt Nam, tạo nên hơi ấm tình thương từ bàn tay tần tảo sớm hôm của người bà, người mẹ. Bếp lửa thật gần gũi, thân thuộc với mỗi người con đang phải xa quê hương. Bếp lửa ấy ấp iu, nồng nàn, ấm áp tình yêu thương, và dang rộng cánh tay như vỗ về an ủi, để dẫn người cháu trở về với bao kỷ niệm đẹp nhất của cuộc đời. Bếp lửa đó đã âm ỉ cháy mãi, nuôi dưỡng tình yêu đất nước trong lòng người cháu, bếp lửa ấy đã ấp ủ mãi tình bà cháu thiêng liêng. Có thể nói, bếp lửa trong bài thơ chính là biểu trưng cho nguồn cội gia đình, quê hương, đất nước; chứa đựng những điều gắn bó mật thiết với tuổi thơ mỗi người và có sức mạnh toả sáng, nuôi dưỡng tâm hồn họ trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Tóm lại, bếp lửa chính là hình ảnh thực tế song song và là một hình tượng nghệ thuật độc đáo của tác phẩm.
- Mẫu số 2:
Ngọn lửa, từ ngàn đời vẫn mãi là biểu tượng linh thiêng của sự bất tử, mang tới hy vọng, tình yêu cuộc sống cho con người và vạn vật. Đi vào thơ ca hiện đại, ngọn lửa thành biểu tượng của sức mạnh tinh thần và ý chí, là biểu tượng rực sáng của niềm tin và hi vọng chiến thắng, … Nhiều nhà thơ đã khá thành công khi lấy ý tưởng từ hình ảnh ánh đèn, ngọn lửa,…Tiêu biểu là Bằng Việt với “Bếp lửa”. Trong bài thơ ngọn lửa là những kí ức ấm lòng, là nguồn tin thiêng liêng kỳ diệu nâng bước cháu trên hành trình xa hơn của cuộc sống. Ngọn lửa còn là sức sống, lòng yêu thương và niềm tin mà bà dành cho cháu. Bà nhóm nên tình cảm yêu thương giành cho từng người, cho cháu (ngọn lửa lòng bà ủ sẵn là ngọn lửa của niềm tin bất diệt. ..). Ngọn lửa giản dị mà lại mang ý nghĩa thiêng liêng vô hạn. Bếp lửa bà nhen ko chỉ là nhiên liệu ở ngoài mà bùng lên từ ngọn lửa trong bà: ngọn lửa của sức mạnh, lòng yêu thương và niềm tin. Bà là người giữ gìn ánh lửa và ngọn lửa của sự sống, của lòng tin đối với những thế hệ kế tiếp. Bằng Việt đã sáng tạo hình ảnh ngọn lửa vừa chân thực lại có tính biểu tượng nhằm bày tỏ tình cảm yêu thương và lòng kính trọng với người bà thân yêu của mình. Trong hình ảnh ngọn lửa đó, người xem có thể cảm nhận rất rõ ràng về tình yêu và quê hương đất nước của tác giả.
2. Cảm nhận hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt:
Trưởng thành là một hành trình khó khăn và gian khổ, là phải học cách sống độc lập, tự chăm lấy bản thân, có lúc tự nhủ bản thân rằng mình ổn nhưng đôi khi ta lại bật khóc đến nghẹn lời. Những lúc như thế ta chợt nhớ đến mái ấm gia đình, nhớ về những kí ức xưa cũ, đó chính là động lực để ta tiếp tục bước trên con đường đã lựa chọn. Thật vậy có phải vì quá buồn, quá mệt mỏi khi phải sống và học tập ở nơi đất khách quê người nên Bằng Việt đã đặt bút viết lên đôi dòng tâm tư ẩn sâu trong trái tim anh. Bài thơ Bếp lửa với hình ảnh bếp lửa xuyên suốt chính là nỗi nhớ, là tình cảm, là tâm tư của một đứa con xa nhà khát khao được quay trở lại mái ấm gia đình nơi có bóng dáng người bà thân thuộc.
Đúng thế, sống trên đời làm gì có ai là thật sự mạnh mẽ và kiên cường khi không nhờ đến tình yêu từ gia đình mình. Càng được yêu thương, che chở bao nhiêu thì khi thiếu đi cái lớp bảo vệ hoàn hảo đó con người ta sẽ càng thấy hụt hẫng và nhớ nhung. Và đó có lẽ cũng là tâm sự của tác giả – nỗi niềm của một đứa con xa nhà.
Mùa đông là mùa của cô độc và lẻ loi. Thật vậy cái giá lạnh trong sương mờ ấy lại khiến tác giả nhớ tới mẹ, nhớ đến bà, nhớ về tuổi thơ chân chất nồng đượm tình yêu của bà. Có phải vì không kìm nén được nỗi nhớ nên tác giả đã thốt lên:
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa “
Hình ảnh bếp lửa xuất hiện ở ngay đầu bài thơ, ngọn lửa đó đã làm sáng cả không gian thời gian và làm lay động trái tim nhỏ bé của những người con xa nhà. Ngọn lửa lớn nhất trong lòng người cháu là bếp lửa gắn với hình ảnh của bà, bà là người đốt nên ngọn lửa ấy nuôi cháu lớn lên không quản bao gian khó, bà tảo tần thức khuya dậy sớm và tình yêu của bà đã chạm vào trái tim cháu để rồi đứa cháu lại phải nói lên tình yêu thương bà trong nước mắt.
Bằng cách dùng những từ “ấp iu, chờn vờn” tác giả đã khắc hoạ nên hình ảnh một bếp lửa rất gần gũi và thật bình dị. Đó không chỉ là một cái bếp lửa bình thường và cũng chẳng phải một vật vô tri vô giác, nó mang hơi ấm của tình yêu thương, nó thắp sáng ngọn lửa trong trái tim cháu, là ngọn lửa tình yêu của bà và cũng là biểu tượng cho hạnh phúc gia đình những ngày thơ bé của tác giả.
Ngọn lửa sưởi ấm cả tuổi thơ của cháu và lớn lên cùng cháu. Nó đã trở thành biểu tượng gắn liền với tuổi thơ bên bà khó nhọc:
“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói. ..
Chỉ nhớ khói hun vào mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!”
Phải chăng là làn khói đó đã hun mờ mắt cháu hay nỗi lòng nhớ bà khiến cháu đắm chìm trong nhiều cảm xúc. Thời gian vốn không để dành riêng cho một ai, khi bé thơ cháu vẫn hồn nhiên mà vô tư sống bên bà, cháu vốn chỉ ích kỷ biết đến bản thân, đôi lúc vu vơ hờn dỗi bà mà chẳng biết bà mang trên vai gánh nặng gia đình. Bà thay cha, thay mẹ cháu, bà cho cháu yêu thương, cho cháu thấy được sự khắc nghiệt của cuộc sống. Giờ đây khi cháu lớn lên cháu biết cuộc sống là thế nào thì cháu mới dần hiểu ra nỗi khổ của bà, sự cô độc mà bà phải chịu đựng, còn bà vẫn nhẫn nại tảo tần nuôi cháu lớn khôn.
Khúc hát về tình yêu thương và đức hi sinh của bà vẫn cứ tiếp tục, nó cứ dồn dập không ngừng như bóp nghẹt lấy trái tim của cháu, cháu lại nhớ đến những tháng ngày bên bà, cứ thế thả trôi theo dòng kí ức bất chợt từ tiềm thức dội về.
“Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm những yêu thương, khoai sắn ngọt ngào
Nhóm bát cơm nếp mới sẻ chia vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa! “
Bà đã quen với cuộc sống này, ngày hôm nay bà lại tảo tần nhóm bếp. Bếp lửa của yêu thương nồng đượm, của hạnh phúc sum vầy. Bếp lửa của sự hi sinh cao cả giúp thắp sáng ngọn lửa ấm áp trong tim cháu, để cháu biết yêu thương và quý trọng.
Ai rồi cũng sẽ lớn, sẽ phải rời xa những điều quen thuộc để học cách lớn lên và học cách trưởng thành. Ây dù sống ở thành thị hoa lệ, tàu xe trăm ngả nhưng tác giả cũng không quên nhắc nhở mình về tuổi thơ của bà và những băn khoăn lo lắng về thói quen dậy sớm của bà:
“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Bác cũng không bao giờ quên nhắc nhở:
– Sớm mai này bà nhóm bếp lên không?”
Kết thúc bài thơ bằng một câu hỏi khác nhiều băn khoăn day dứt, đó là tình yêu dành cho bà, là lo lắng đầy săn sóc dành cho người đã nuôi mình lớn. Người nơi phương xa này cháu vẫn dõi theo bà, luôn hướng về phía bà như bà đã từng dõi theo cháu. Giờ này ở nơi đó liệu bà nhóm bếp lên không?
Hình ảnh bếp lửa được nói đến xuyên suốt trong bài thơ, bếp lửa là nguồn sống của hai bà cháu, là không gian của những bữa cơm đơn sơ thủa nhỏ. Bếp lửa gắn với tuổi thơ cháu và bà nhóm bếp nhóm dậy cho tất cả những tâm tình thuở nhỏ. Hình ảnh bà bên bếp lửa sẽ đi theo cháu mãi và thành biểu tượng của tình yêu thương để cháu luôn nhắc nhở sẽ không bao giờ quên. Cuộc đời không mấy thoáng chốc sẽ qua đi, thế nên đừng bao giờ tiếc một giây một phút chỉ vì lòng ích kỷ của bản thân mà làm tổn thương những người quanh ta. Được sống trong yêu thương, tôn trọng và biết cho đi. Sống mãi biết ơn người đã yêu thương mình và phải trưởng thành thật tốt để báo đáp ân tình của bố mẹ, của những người đã dành cho chúng ta yêu thương.
3. Bài văn cảm nhận hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa:
Trong bài thơ “Bếp lửa”, hình ảnh bếp lửa luôn là hình ảnh bình dị mà thiêng liêng, cao quý, là biểu tượng của tình bà cháu và chứa đựng bao kỉ niệm ấu thơ đẹp đẽ của tác giả. Thật vậy, bếp lửa còn là hình ảnh của một thời ấu thơ gian khó mà đầy ắp tình yêu thương của tác giả Bằng Việt.
Ông sống cùng bà bên bếp lửa nên đã quen với những “chờn vờn sương sớm”, với những “ấp iu nồng đượm” bên bếp lửa và bên người bà yêu quý của mình. Đó là những tháng ngày vất vả mà “khói hun mờ mắt cháu”, “sống mũi còn cay” mà tác giả đã trải qua. Thế nhưng, cũng ngay ở bếp lửa, người ta thấy được tình bà cháu sâu nặng. Trong suốt những tháng ngày tuổi thơ ấy, tác giả đã sống chung với bà và được bà dạy dỗ, chỉ bảo ân cần. Đặc biệt nhất đó là hình ảnh:
“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm món xôi gạo mới, sẻ chia tình yêu
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ “
Từ đó, cho thấy được tình yêu mà bà dành cho cháu và dành cho gia đình trên bếp lửa. Trong bếp lửa, người ta thấy được tình yêu và tấm lòng bao dung mà bà dành cho con cháu.
“Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ trong
Một ngọn lửa chứa niềm tin bền bỉ”
Cho ta thấy được bếp lửa hay cũng chính là ánh lửa mà bà hằng ấp ủ dành cho tương lai tốt đẹp của con cháu. Trong những năm tháng đó, bà luôn là chỗ dựa tinh thần và là người mang đến hơi ấm cho con cháu của mình tựa như bếp lửa ấy. Để rồi, sau này, hình ảnh bếp lửa vẫn là kí ức rất đẹp đẽ được tác giả khắc ghi trong tâm trí.
Cho dù có đi đến bao nhiêu chân trời mới thì bếp lửa cùng kí ức về bà cũng mãi ở trong tim của tác giả. Đó chính là điều thiêng liêng, giản dị và ấm áp nhất “Ôi lạ lùng và thiêng liêng như bếp lửa”. Tóm lại, hình ảnh bếp lửa là hình ảnh nghệ thuật thành công và để lại dấu ấn sâu đậm cho độc giả.
4. Đặc sắc nội dung và nghệ thuật của bài thơ Bếp lửa:
4.1. Đặc sắc nội dung:
Từ sự cảm nhận của người cháu, bài thơ biểu hiện một triết lí sâu sắc: Những gì thân thuộc nhất của tuổi thơ mỗi người luôn có sức toả sáng và nâng bước chúng ta trong mọi hành trình dài rộng của cuộc sống. Tình yêu đất nước bắt nguồn từ sự yêu quý ông bà, cha mẹ, từ những điều thân thuộc và giản dị nhất.
4.2. Đặc sắc nghệ thuật
– Kết hợp hài hoà giữa hình ảnh với câu chuyện, tự sự và liên tưởng
– Sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỷ niệm, xúc cảm và ý nghĩ về bà và tình bà cháu.