Thanh Thảo được xem là một trong những cây bút luôn luôn nỗ lực cách tân thơ Việt Nam với xu hướng sâu sắc, cái tôi nội tâm. Một trong những bài thơ nổi bật của Thanh Thảo đó là bài Đàn ghi ta của Lor-ca. Bài viết dưới đây xin đi sâu phân tích 13 câu thơ cuối bài thơ này, quý độc giả có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Phân tích 13 câu thơ cuối bài Đàn ghi ta của Lor-ca hay nhất:
Thanh Thảo được xem là một trong những nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam vào thế kỷ 20, ông để lại nhiều tác phẩm để đời, tác phẩm của ông hầu hết là những tác phẩm mang màu sắc phong cách vô cùng độc đáo. Thanh Thảo được xem là một nhà thơ có mối quan tâm đặc biệt đối với những con người có nhân cách, dũng khí lớn, tuy nhiên số phận của họ có nhiều ngang trái. Trong mạch cảm hứng bất tận ấy, nhà văn Thanh Thảo đã viết tác phẩm Đàn ghi ta của Lor-ca, tác phẩm này được in trong tập thơ “Khối vuông Rubic” (1985). Đây được xem là một trong những thành công của tác giả Thanh Thảo, tuy nhiên để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng người đọc có lẽ là 13 câu thơ cuối bài:
Không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh đáy giếng
đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
Lor-ca bơi sang ngang
trên chiếc ghi ta màu bạc
chàng ném lá bùa cô gái Di-gan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt
li-la li-la li-la…
Không phải ngẫu nhiên nhà văn Thanh Thảo lại mở đầu bài thơ của mình bằng câu thơ: Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn. Đây là một câu thơ được coi là di chúc của người nghệ nhân Lorca, giúp cho người đọc có thể hiểu được thông điệp thực sự của toàn bài thơ. Đối với Lorca thì cây đàn chính là biểu tượng và là giá trị của nghệ thuật. Cây đàn chính là tình yêu, là lẽ sống mà ông không thể rời xa ngay cả khi ông đã rời khỏi cõi đời này. Đàn guitar chính là biểu tượng đặc trưng của đất nước Tây Ban Nha trong thời điểm lúc đó, vì thế câu thơ còn thể hiện tình yêu sâu đậm đối với quê hương xứ sở. Tuy nhiên câu thơ ấy còn dự báo cả sự hy sinh và sự giải thoát của người nghệ nhân Lorca. Ở nửa bài thơ sau, tác giả Thanh Thảo đã suy tư về cuộc sống kỳ diệu của thơ Lorca nói riêng và sự trường tồn trong nghệ thuật chân chính nói chung, cảm hứng trong thơ ca vốn dĩ xuất phát từ những trái tim nặng trĩu và tình yêu cuộc sống của các nghệ sĩ.
Câu thơ “Không ai chôn cất tiếng đàn” có lẽ đã được bật ra trong tâm thức sáng tạo của tác giả Thanh Thảo khi ông vô tình nhớ tới lời thỉnh cầu của Lorca trong bài Ghi nhớ – lời thỉnh cầu đã được sử dụng làm đề từ cho bài thơ Đàn ghi ta của Lorca. Chúng ta nhìn thấy rằng, chỉ có sự đau đớn trước cái chết thảm khốc của một thiên tài mãnh liệt, xác bị quăng xuống một chiếc giếng sâu. Dĩ nhiên, ý nguyện của Lorca thể hiện chất nghệ sĩ bẩm sinh vô cùng hoàn hảo, nói lên sự gắn bó vô cùng sâu đậm đối với thơ ca. Khi nghĩ về điều đó, tác giả đã liên tưởng và nhớ tới một chân lý:
Không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang.
Tiếng đàn vang lên giống như một giá trị tinh thần mãnh liệt, không đơn thuần chỉ là một cây đàn vật thể. Tiếng đàn ấy dường như trường tồn cùng với thiên nhiên, tự nhiên và hơn thế nữa, bản thân nó chính là tự nhiên. Nó không thể vươn lên và lan tỏa ngay khi người nghệ sĩ sáng tạo ra nó đã qua đời. Dù thật sự thấm thía câu nói trên, tác giả Thanh Thảo có lẽ vẫn không ngăn nổi cảm xúc của bản thân khi viết ra những câu thơ đầy đau thương, thấm đượm một cảm giác bơ vơ, hụt hẫng. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả viết nên những câu thơ buồn bã ấy, tác giả Thanh Thảo đã lựa chọn cách diễn đạt “không ai chôn cất” chứ không phải là “không ai chôn được”. Hình ảnh “cỏ mọc hoang” là một hình ảnh trừu tượng, tượng trưng cho giá trị của nghệ thuật. Nghệ thuật ấy bây giờ đã trở thành hoang tàn, hoang phí, khi không còn có người dẫn đường chỉ lối. Tuy nhiên hình ảnh “cỏ mọc hoang” còn có giá trị chỉ sự trường tồn bất diệt của một người nghệ thuật chân chính. Dù có như thế nào đi chăng nữa thì chúng ta vẫn đều cảm nhận được tấm lòng sâu sắc của tác giả Thanh Thảo dành cho người nghệ sĩ Lorca. Nhưng có lẽ chính hai câu thơ sau mới thực sự cho người đọc chúng ta hiểu được cảm xúc mãnh liệt nhất của tác giả. Nếu vầng trăng mở đầu bài thơ là một vầng trăng “chếnh choáng” cùng người nghệ sĩ trên một hành trình đơn độc thì giờ đây vầng trăng ấy lại xuất hiện trong sự đau đớn và xót xa hơn:
Giọt nước mắt vầng trăng
Long lanh đáy giếng.
Hình ảnh mang đầy cảm xúc và tạo nên sự ám ảnh, trăn trở. Câu thơ dường như đã khiến cho người đọc chúng ta hình dung rõ nét khung cảnh tang thương khi giặc bắn giết, sau đó ném xác của người nghệ nhân Lorca xuống một chiếc giếng sâu. Con người đều có một khát vọng cao đẹp, tuy nhiên khát vọng ấy đã bị vùi dập, một con người lý tưởng đã bị giết hại, thế nhưng nghệ thuật và tinh thần ý chí thì còn sống mãi, trường tồn với thời gian. Lorca hay vầng trăng đều đang “long lanh” trong đáy giếng. Nhịp thơ dường như chậm lại, câu thơ thấm đượm nỗi buồn thế nhưng không cho ta cảm giác bi lụy mà càng cho ta thêm cảm giác yêu mến và quý trọng Lorca. Hình ảnh “giọt nước mắt vầng trăng” cứ đi theo chúng ta mãi, khiến chúng ta phải thao thức, dù nó có long lanh trong im lặng. Ngoài ra, theo tướng số học, mỗi con người chúng ta đều có những đường chỉ tay riêng, không có đường chỉ tay nào là giống nhau hoàn toàn. Đường chỉ tay ấy đã tiên đoán trước số phận của con người. Lorca dường như cũng đã linh cảm trước được những điều ngang trái trong cuộc đời của mình, trước cái chết Lorca hiện lên đẹp hơn bao giờ hết:
Đường chỉ tay đã đứt
Dòng sông rộng vô cùng.
Hình ảnh đường chỉ tay bị đứt có lẽ đã dự báo trước cuộc đời ngang trái của một người nghệ sĩ thiên tài. Nhịp điệu và tiết tấu của tác phẩm không còn gấp gáp như trước, nó bắt đầu chậm lại và sâu lắng, thể hiện sự tồn tại của cuộc đời: Tiếp liền cái chết là sự sinh thành, sau sự bộc phát là sự trầm tư. Câu thơ mang màu sắc “lạ hoá” của trường phái siêu thực. Chiếc guitar hiện lên mang một màu sắc kỳ lạ đó là “màu bạc”, cùng với động từ “bơi” Lorca như làm chủ số phận của chính mình. Chàng trai không bị cuốn vào dòng đời xô đẩy mà đã cố gắng để vượt lên trên tất cả:
Lor-ca bơi sang ngang
Trên chiếc ghi ta màu bạc.
Chúng ta hãy cùng lắng nghe để chiêm ngưỡng một sự hóa thân. Trên dòng đời vô tận, có bóng dáng chàng nghệ sĩ Lorca đang cố gắng “bơi sang ngang” chiếc guitar “màu bạc”. Chàng trai ấy đang vẫy chào nhân loại để đi vào cõi bất tử, vĩnh hằng. Trước khi ta cũng chính là con thuyền trọ chàng trai đến một thế giới huyền ảo, thơ mộng. Những câu thơ thật gọn gàng, dù ai tiếc thương thì đối với người nghệ sĩ như Lorca, khi đường chỉ tay đã đứt thì tức là chàng trai đã được giải thoát. Chàng đã đoạt được thế chủ động trước cái chết của mình:
Chàng ném lá bùa cô gái Di-gan
Vào xoáy nước
Chàng ném trái tim mình
Vào lặng yên bất chợt.
Trong đoạn thơ cuối bài, có lẽ người đọc chúng ta càng nhìn thấy rõ hơn ý nghĩa của một cuộc đời dâng hiến hoàn toàn cho nghệ thuật, nó cũng như nhu cầu tinh thần vĩnh cửu của loài người. Là sản phẩm tinh túy của cuộc đời, thơ ca không thể chết. Thơ ca tồn tại như hơi thở của những người nghệ sĩ, nó gieo niềm tin và hy vọng cho con người, khơi dậy khao khát về cái đẹp, thanh lọc tâm hồn để ta có thể sống an nhiên giữa cuộc đời xáo động. Chuỗi âm “li-la” vang lên, gợi nhớ đến loài hoa mang sắc tím đượm buồn của Tây Ban Nha – hoa Tử Đinh Hương. Nó vang lên rồi lắng động trong tâm trí của người đọc li-la li-la li-la… Để lòng chúng ta cũng gần theo chuỗi âm thanh ấy, để ta hiểu được niềm tiếc thương của tác giả Thanh Thảo và toàn thể dân tộc Tây Ban Nha dành cho một người nghệ sĩ chân chính.
Như vậy, chỉ với 13 câu thơ ngắn gọn, tác giả Thanh Thảo đã mang đến cho chúng ta những liên tưởng sâu sắc và rõ nét về Lorca, một chiến sĩ, một nghệ sĩ dũng cảm, yêu tự do, có sự nghiệp vô cùng vĩ đại tuy nhiên sinh bệnh lại rất ngắn ngủi và cô đơn. Đoạn thơ với sự sáng tác độc đáo, giàu chất nhạc, giàu chất họa đã làm cho chúng ta thăng hoa với nhiều cảm xúc khác nhau. Một niềm tự hào, một niềm tiếc thương dành cho một nhân cách đáng trân trọng của Lorca và đồng thời cũng lý giải vì sao bài thơ nói chung và đoạn thơ cuối bài nói riêng có sức lay động lòng người đến vậy mặc dù đã gần 30 năm trôi qua.
2. Phân tích 13 câu thơ cuối bài Đàn ghi ta của Lor-ca đặc sắc:
Thanh Thảo được xem là nhà thơ với nhiều nỗi niềm trăn trở, suy tư về nhiều vấn đề khác nhau trong đời sống và xã hội. Thơ của ông được biết đến là một loại thơ giàu chất triết lý, trong đó tác phẩm Đàn ghi ta của Lorca là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất. Tác phẩm này được sáng tác vào năm 1979, đây được xem là sự kết hợp giữa nỗi niềm xót thương vô hạn cùng với sự cảm phục, trân trọng và ngưỡng mộ sâu sắc của tác giả dành cho nhân vật Lorca. Bài thơ này đã nhanh chóng gây tiếng vang lớn trong nền văn học Việt Nam vào thời điểm lúc bấy giờ nhờ nội dung mang đậm tính chất nhân văn kết hợp với hình thức nghệ thuật hết sức sáng tạo, vô cùng mới mẻ. Nổi bật lên trong tác phẩm là 13 câu thơ cuối bài:
Không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh đáy giếng
đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
Lor-ca bơi sang ngang
trên chiếc ghi ta màu bạc
chàng ném lá bùa cô gái Di-gan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt
li-la li-la li-la…
Đoạn thơ được xem là những lời kể chuyện, thể hiện sự suy tư của tác giả về cuộc đời và sự nghiệp cùng với sự ra đi đó thương tiếc của nhân vật Lorca. Tiếng đàn được xem là một trong những biểu tượng đặc biệt của nghệ thuật và chính là biểu tượng cho lý tưởng đấu tranh vì điều tốt đẹp nhất của nghệ sĩ. Vì vậy không ai nỡ “chôn cất tiếng đàn” và tiếng đàn ấy đã được tác giả so sánh trực tiếp với hình ảnh “cỏ mọc hoang” nhằm mục đích gợi tả rõ nét sức sống mạnh mẽ, sức lan tỏa vô cùng mãnh liệt, bất diệt và không có gì thay thế hoặc ngăn cản nổi. Mặc dù nhân vật chính đó không còn tồn tại trên thế gian này thế nhưng tiếng đàn của ông vẫn mãi mãi còn lại với thế hệ ngày sau và bất diệt đối với thời gian. Và cũng chính bởi vậy, vầng trăng trong các câu thơ đã biểu tượng cho cái đẹp, mặc dù vầng trăng bị chôn vùi ở những nơi tăm tối lạnh lẽo như đáy giếng, thế nhưng vầng trăng ấy vẫn mãi mãi lẽ lên ánh sáng lý tưởng nghệ thuật chói lóa.
Đọc đoạn thơ, người đọc có lẽ dễ dàng hiểu được ý nghĩa của các câu thơ đầu tiên, có lẽ không ai có thể “vùi dập tiếng đàn” của Lorca, giống như một thứ “cỏ dại” có khả năng làm say đóng làm người. Cùng với đó chính là hình ảnh so sánh, hình ảnh hiện lên trong đoạn thơ tạo nên một biểu tượng lớn. Tiếng hát của nhân vật chính trở thành tiếng hát bất hủ, trở thành một vẻ đẹp có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng và cao quý. Khổ thơ đã thể hiện những suy tư trăn trở của tác giả về nghệ thuật, sự giải thoát và cuộc đời.
13 câu thơ cuối bài nói riêng và tác phẩm Đàn ghi ta của Lorca nói chung được xem là một bài thơ vô cùng ấn tượng của nhà thơ Thanh Thảo. Trong bài thơ ấy, chúng ta có lẽ đã thấy rõ nét hình ảnh người nghệ sĩ anh hùng, sẵn sàng hy sinh bản thân để được nói lên tiếng lòng trước sự bạo tàn của chủ nghĩa phát xít thời xưa. Bài thơ không chỉ đẹp ở nội dung chuyển tải mà nó còn đẹp hơn cái cách nhà thơ đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật khác nhau, đây cũng được xem là một điểm sáng trong tác phẩm này.
3. Dàn ý phân tích 13 câu thơ cuối bài Đàn ghi ta của Lor-ca:
I. Mở đoạn:
-
Giới thiệu chung về nhà thơ, tác giả Thanh Thảo: Khái quát một số nét chính về cuộc đời, phong cách sáng tác,…
-
Giới thiệu khái quát về tác phẩm Đàn ghi ta của Lor-ca: Khái quát chung về hoàn cảnh ra đời, một số nét chính về nội dung và nghệ.
II. Thân đoạn:
Phân tích về nội dung và những biện pháp tu từ được sử dụng:
-
Tiếng đàn: Đây là hình ảnh ẩn dụ cho nghệ thuật của Lor – ca, tình yêu con người, tình yêu tự do mà ông suốt đời theo đuổi.
-
Không ai chôn chất tiếng đàn: Thể hiện được sức sống mãnh liệt của tiếng đàn.
-
So sánh tiếng đàn như cỏ mọc hoang:
+ Xót thương cho cái chết của một thiên tài, cho con đường cách tân nghệ thuật còn giang dở.
+ Cái đẹp không thể bị hủy diệt.
- Hình ảnh so sánh và tượng trưng:
+ Giọt nước mắt: cảm thông, uất hận.
+ Vầng trăng: tượng trưng cho cái đẹp, cho nghệ thuật của Lor-ca.
=> Cấu trúc gián đoạn, bày tỏ sự xót thương, trân trọng, niềm tin của tác giả vào sự bất tử của Lor – ca.
-
Nghệ thuật đối lập chỉ sự ngắn ngủi, phản ánh rõ nét số phận bé nhỏ của con người trước cuộc sống vô tận: Đường chỉ tay đã đứt – dòng sông rộng vô cùng.
-
Hành động:
+ Ném lá bùa vào vào xoáy nước.
+ Ném trái tim vào cõi lặng im.
=> Thể hiện sự giã từ và giải thoát, một sự lựa chọn.
– Li a li a li a: Tiếng ghi ta vang lên bất tử cho dù người nghệ sĩ đã chết, có thể là vòng hoa tử đinh hương viếng linh hồn Lor – ca.
III. Kết đoạn:
-
Khái quát lại nội dung chính của 13 câu thơ cuối bài thơ, đánh giá giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:
-
Về giá trị nội dung: tác giả muốn thể hiện nỗi đau và sự xúc động sâu sắc trước cái chết bi thảm của nghệ sĩ Lor-ca, một người nghệ sĩ luôn luôn khao khát sự tự do, dân chủ, độc lập, luôn luôn mong muốn sự cách tân nghệ thuật và nghệ thuật đi tới không ngừng;
-
Về giá trị nghệ thuật: Được viết theo thể thơ tự do, sử dụng rất nhiều hình ảnh tượng trưng siêu thực, dầu ý nghĩa biểu tượng;
-
Cảm nhận cá nhân: Đây là đoạn thơ giàu chất suy tư, mãnh liệt, được viết với cảm xúc phóng túng, thể hiện sự xót thương trước cái chết bi thảm của một thiên tài, được xem là thông điệp và khát khao cách tân nghệ thuật của tác giả.
THAM KHẢO THÊM: