Dục Thuý sơn là tên gọi cũ của ngon núi Băng Sơn (núi Non Nước). Ngọn núi được người dân ca ngợi là "bảo tàng thơ ca" với hơn 40 bài thơ được khắc trên vách núi. Bài thơ "Dục Thuý sơn" của thi nhân Nguyễn Trãi cũng khắc hoạ rất rõ vẻ đẹp của núi sông nơi đây. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bố cục và tóm tắt bài thơ "Dục Thuý sơn" của Nguyễn Trãi nhé.
Mục lục bài viết
1. Bố cục bài thơ Dục Thuý Sơn của Nguyễn Trãi:
Bài thơ Dục Thuý Sơn là một trong những bài thơ miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên tiêu biểu nhất của tác giả Nguyễn Trãi. Bài thơ có bố cục 2 phần vô cùng rõ ràng:
-
Phần thứ nhất (6 câu thơ đầu): miêu tả khung cảnh núi Dục Thuý.
-
Phần thứ hai (2 câu thơ cuối): thể hiện nỗi niềm của Nguyễn Trãi khi nghĩ về người xưa.
Để có thể hình dung chi tiết bố cục của bài thơ, chúng ta hãy cùng đọc phiên âm của bài thơ, bản dịch thơ và bản dịch nghĩa dưới đây:
Dục Thúy sơn
(Núi Dục Thúy)
Hải khẩu hữu tiên san
Tiền niên lũ cũng hoàn
Liên hoa phù thuỷ thượng
Tiên cảnh truy trần gian
Tháp ảnh trâm thanh ngọc
Ba quang kính Huy hoàn
Hữu hoài Trương Thiếu bảo
Bi khắc tiển hoa ban.
Dịch thơ
Cửa biển có non tiên;
Từng qua lại mấy phen.
Cánh tiên rơi cõi tục
Mặt nước nổi hoa sen.
Bổng tháp hình trâm ngọc;
Gương sông ánh tóc huyền.
Nhớ xưa Trương Thiếu bảo
Bia khắc dấu rêu hoen.
Dịch nghĩa
Cửa biển có ngọn núi tiên
Dáng núi như đoá hoa sen nổi trên mặt nước;
Năm xưa ta đã nhiều lần qua lại nơi này.
Tưởng như là cõi tiên rơi xuống trần gian.
Bóng tháp trên núi soi xuống mặt nước giống như cái trâm ngọc xanh;
Ánh sáng của sóng nước phản chiếu ngọn núi như đang soi mái tóc biếc.
Chạnh nhớ Trương Thiếu bảo;
Bia đã khắc thơ văn của ông nay đã lốm đốm rêu.
2. Tóm tắt bài thơ Dục Thuý Sơn của Nguyễn Trãi hay nhất:
Bài thơ “Dục Thuý sơn” của Nguyễn Trãi đã vẽ nên một bức tranh sơn thủy nơi núi Dục Thúy đẹp tựa tiên cảnh ở chốn trần gian. Bài thơ gồm 8 câu thơ chữ Hán được viết theo thể thơ ngũ ngôn luật thi. Sáu câu thơ đầu tiên đã mở ra trước mắt bạn đọc một cảnh sắc tuyệt mỹ. Câu thơ đầu tiên đã vẽ ra hình ảnh một ngọn núi tiên đẹp như mơ ở ngay trước cửa biển. Dù đã nhiều lần đặt chân ghé thăm nơi đây nhưng thi nhân vẫn không khỏi bất ngờ trước vẻ đẹp của chốn bồng lai tiên cảnh. Hình ảnh này vừa khiến ta cảm thấy hùng vĩ, tráng lệ, vừa mang đến những nét nên thơ, dịu dàng. Cảnh sắc ở nơi đây khiến bất cứ ai đặt chân đến đây đều cảm thấy say đắm, mê hoặc. Nhà thơ đã so sánh dáng núi như cánh sen để tô đậm sự thuần khiết, tươi đẹp của núi non, sông nước nơi đây. Tác giả có cảm giác như mình đang được sống trong tiên cảnh. Bức tranh này đẹp đến vô thực, khiến cho tác giả không thể tin là có một nơi đẹp đến như vậy trên trần gian. Thu tầm mắt về gần hơn, nhìn sâu vào từng chi tiết của không gian này, ta lại càng đắm chìm trong vẻ đẹp lung linh, hoang sơ của sông núi nơi đây. Trong hai câu thơ cuối cùng của bài, tấm lòng nhớ thương, hoài niệm tới cố nhân – Trương Thiếu bảo đã được bộc bạch. Nhìn tấm bia khắc chữ của người xưa nay đã mọc rêu xanh, tác giả lại bùi ngùi nhớ về vị danh sĩ đời Trần được nhiều vị vua trọng dụng. Lời thơ đầy cô đọng và chất chứa nỗi niềm nhớ tiếc sâu. Dù đất nước đã trải qua bao biến cố, thăng trầm nhưng dưới làn rêu xanh, những nét chữ trên bia đá vẫn vẹn nguyên giá trị. Câu thơ gợi cho ta thấy được truyền thống “uống nước nhớ nguồn” cao đẹp của thi nhân Nguyễn Trãi. Bằng việc sử dụng những hình ảnh đẹp đẽ, giàu sức gợi cùng giọng thơ nhịp nhàng, nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh tiên cảnh lung linh, huyền ảo về núi Dục Thúy và bày tỏ những suy tư của ông về con người, lịch sử và dân tộc. “Dục Thuý sơn” xứng danh là một tác phẩm thi ca tiêu biểu của làng thơ cổ đại Việt Nam.
3. Tóm tắt bài thơ Dục Thuý sơn của Nguyễn Trãi đặc sắc nhất:
Tác giả Nguyễn Trãi đã viết bài thơ “Dục Thuý sơn” với hai nguồn cảm hứng, đó là cảm hứng thiên nhiên và cảm hứng hoài cổ. Ở nguồn cảm hứng nào người đọc cũng thấy những nét độc đáo và riêng biệt của hồn thơ Ức Trai. Những câu thơ đầu tiên đã cho ta thấy được cảm hứng yêu thiên nhiên, yêu cảnh đẹp đất nước vô tận của người thi sĩ. Mọi cảnh vật ở nơi đây đều nhuốm màu tiên cảnh, khiến cho ta cảm giác như đang lạc vào cõi tiên giữa chốn trần gian. Khung cảnh núi Dục Sơn là một bức tranh đẹp lung linh, huyền ảo. Hai câu thơ là một lời khẳng định và ngợi ca núi Dục Thuý là một thắng cảnh đẹp kì lạ, hiếm có trên đất nước ta. Thu tầm mắt nhìn lại gần, núi Dục Thuý càng thêm phần lung linh, mềm mại. Nhà thơ miêu tả ngọn núi như một bông hoa sen khổng lồ xoè nở ra trên mặt nước, càng làm tăng nét dịu dàng, nên thơ của vùng sơn thuỷ. Vẻ đẹp này có thể khiến bất cứ ai mê đắm và siêu lòng khi đứng trong không gian bồng lai tiên cảnh đó. Hai câu thơ cuối bài, dòng cảm xúc dần lắng đọng lại khi nhà thơ nhớ về người xưa. Nguyễn Trãi nhớ đến danh vị Trương Hán Siêu – bậc danh sĩ cao khiết, nhà thơ lỗi lạc đời Trần. Đây là một cách xưng hô đầy trọng vọng, cung kính. Đứng trong không gian mênh mông, rộng lớn ấy nhưng dường như thi nhân cảm nhận được hình bóng Trương Thiếu bảo còn phảng phất đâu đây. Câu thơ đầy hàm súc và thể hiện một nỗi cảm hoài sâu lắng mênh mông khi chứng kiến hình ảnh bia đã phủ đầy rêu. Hai câu thơ vừa mang đậm nỗi niềm hoài cổ, vừa là lời tri ân đến bậc tiền bối khi xưa và đồng thời thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Ta có thể thấy được cái tâm sâu sắc và lắng đọng của hồn thơ Nguyễn Trãi. Với việc sử dụng thể thơ ngũ ngôn bát cú bằng chữ Hán kết hợp với các hình ảnh thơ mỹ lệ, cảnh sắc đượm vẻ thần tiên, nhà thơ đã viết nên một bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Bài thơ vẽ ra một bức tranh sơn thủy nơi núi Dục Thúy đẹp tựa chốn bồng lai tiên cảnh, vừa thể hiện niềm say mê với thiên nhiên, vừa gợi nỗi niềm hoài cổ về người xưa chốn cũ.
4. Tóm tắt bài thơ Dục Thuý sơn của Nguyễn Trãi chọn lọc nhất:
Văn bản “Dục Thuý sơn” đã vẽ ra bức tranh sơn thủy nơi núi Dục Thúy đẹp tựa chốn bồng lai tiên cảnh. Nhà thơ cảm nhận được cảnh sắc nơi đây là cảnh tiên rơi cõi tục. Những hình ảnh tuyệt mỹ như hoa sen, trâm ngọc, bóng tháp xanh biếc…càng khiến cho bức tranh nhuốm màu tiên cảnh, tạo nên một vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ nhưng cũng đầy lãng mạn, bay bổng. Ngắm nhìn vẻ đẹp của non nước quê hương, tác giả cảm thấy như mình đang lạc vào chốn bồng lai. Nơi đây nhuốm đượm màu sắc tiên cảnh, một bức tranh hoàn mỹ đến vô thực. Ngày xưa các thi nhân thường chỉ lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả nét đẹp của con người. Nhưng đến với “Dục Thúy sơn”, Nguyễn Trãi lại lấy nét đẹp đằm thắm, duyên dáng của người thiếu nữ để khắc hoạ vẻ đẹp của dáng núi, dòng sông. Đây là một tư tưởng vô cùng độc đáo và mới mẻ trong thơ ca cổ. Dù ở điểm nhìn bao quát hay chi tiết, núi Dục Thuý cũng đẹp lung linh, huyền ảo khiến cho tác giả cảm thấy say mê và đắm chìm vào vẻ đẹp của cảnh sắc nơi đây. Những câu thơ đầu đã cho ta thấy được niềm say mê với thiên nhiên, sự tận hưởng và hoà mình vào thiên nhiên của nhà thơ. Hai câu thơ cuối bài, người đọc lại cảm nhận được nỗi lòng cảm hoài, nhớ nhung của Nguyễn Trãi khi nghĩ về Trương Hán Siêu – một nhà thơ có những bài kí gắn liền với núi Dục Thúy. Những câu thơ đậm nét hoài cổ, thể hiện nỗi nhớ và sự tri ân của tác giả đối với người xưa chồn cũ. Đây cũng là nét đặc trưng và tiêu biểu trong hồn thơ Ức Trai nói riêng và của các thi nhân trong thơ cả cổ nói chung. Không những vậy, bài thơ còn gợi cho ta nhớ đến truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta “Uống nước nhớ nguồn”. Ngoài ra, trong bài thơ, nhà thơ Nguyễn Trãi còn sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật như: thể thơ ngũ ngôn bát cú bằng chữ Hán, hình ảnh giàu sức gợi, hình ảnh ẩn dụ…để làm nổi bật và khắc hoạ rõ nét nhất vẻ đẹp tiên cảnh của non xanh nước biếc nơi Dục Sơn.
THAM KHẢO THÊM: