Chí Phèo là một nhân vật kinh điển trong tác phẩm văn học Việt Nam và góp phần làm lên tên tuổi của nhà văn Nam Cao. Nhắc đến Chí Phèo, ta nhớ đến ngay một số phận bi thương, một con người vốn bản tính lương thiện thật thà nhưng đã bị xã hội phong kiến tha hóa thành một con quỷ dữ. Dưới đây là mẫu bài văn cảm nhận về nhân vật Chí Phèo hay và chọn lọc nhất.
Mục lục bài viết
- 1 1. Hướng dẫn làm bài cảm nhận về hình tượng nhân vật Chí Phèo chi tiết:
- 2 2. Cảm nhận về hình tượng nhân vật Chí Phèo chọn lọc hay nhất:
- 3 3. Cảm nhận về hình tượng nhân vật Chí Phèo chọn lọc hay nhất ý nghĩa nhất:
- 4 4. Cảm nhận về hình tượng nhân vật Chí Phèo chọn lọc hay nhất ấn tượng nhất:
- 5 5. Cảm nhận về hình tượng nhân vật Chí Phèo chọn lọc hay nhất 10 điểm:
1. Hướng dẫn làm bài cảm nhận về hình tượng nhân vật Chí Phèo chi tiết:
1.1. Mở bài:
– Giới thiệu chân dung tác giả Nam Cao;
– Giới thiệu tác phẩm Chí Phèo
1.2. Thân bài:
Hình tượng Chí Phèo
a. Từ khi sinh đến trước khi vào tù
– Xuất thân:
Là người con bị ruồng bỏ, không cha, không mẹ, không thân không thích
Bị bán trao tay bao nhiêu người, lại trở về
– Lớn lên:
Hiền lành, thật thà chất phác
Có tâm tự trọng
Có ước mơ giản dị một mái ấm bình yên chồng đi làm thuê cuốc mướn, vợ trồng vải giống những người nông dân khác
b. Bị đẩy vô nhà tù và bị tống giam khi ra tù
– Nguyên nhân:
Cơn ghen tuông của Bá Kiến đã đẩy Chí vô tù
Nhà tù thực dân phong kiến đã nhào nặn nên con người Chí và khiến hắn trở thành kẻ hư hỏng hẳn
– Ra tù chí lại sa vào con đường tội phạm hoá
+ Chí bị tàn phá tính người: mặt gã chằng chịt không biết bao nhiêu là sẹo, khắp mình săm trổ, v.v
+ Huỷ hoại tính người: Chí trở thành tay sai đắc lực cho Bá Kiến, con quỷ dữ của làng Vũ Đại
Doạ nạt, chửi rủa, vò đầu đập mặt ăn vạ, chém giết cướp phá đó toàn là thành tích bất hảo của Chí
Chí chìm trong cơn say liên miên
Chí từng bước bán linh hồn cho quỷ dữ
– Bị xã hội loài người ruồng bỏ:
Tiếng quát của Chí đầu đoạn truyện là bằng chứng, hắn cũng chửi bới đáp trả hắn chỉ là tiếng chó sủa. Chí Phèo tiêu biểu cho cả một hiện tượng bi thảm trong xã hội cũ có tính quy luật: hiên tượng tha hoá, bị phá huỷ các giá trị của con người⇒ sức mạnh tố cáo xã hội, giá trị hiện thực sâu sắc. Chí Phèo thức tỉnh khi thấy Thị Nở
– Thị Nở: xấu xí, lẳng lơ, không chồng, nghèo khó nhưng là con nhà mả hủi
– Cuộc gặp tình cờ giữa đêm trăng đã thay đổi cuộc đời tăm tối của Chí
– Lòng thương yêu, cảm thông chân tình của người phụ nữ đó đã khiến bản chất lương thiện bị huỷ hoại bấy lâu nay của Chí có dịp thức tỉnh
– Sáng hôm sau Chí tức dậy trễ, tỉnh lại, Chí thấy bồi hồi lòng
– Rồi Chí ngẫm thấy nhiều điều trong đời này, hiện tại của Chí là số không tròn trĩnh: không vợ, không con, không nhà, không công việc và tương lai chỉ có sự đơn độc
– Bát cháo hành là hương vị cuối cùng của tình cảm chân thật và hạnh phúc bình dị mà Chí đã lựa chọn.
⇒ Ngòi bút tài tình của Nam Cao đã nhìn thấy bản chất lương thiện nằm bên trong cái vỏ quỷ dữ của Chí Phèo. Khi có tình người đụng vào nó sẽ thức tỉnh, thông qua tác phẩm Nam Cao đã khẳng định lòng tin hướng thiện của con người
d. Sự bế tắc trên con đường trở về làm người lương thiện
– Mối tình đầu với Thị Nở tan vỡ
Nguyên nhân: thành kiến xã hội, bà cô thị không hợp. Đến một con người như thị mà Chí cũng không được phép yêu
⇒ có thể nói trong cái xã hội đó Chí đã thực sự bị rũ bỏ, Chí khóc và bi kịch đau đớn khi phát hiện thấy mình không trở trở lại với xã hội phẳng của những người lương thiện được nữa
– Đến nhà Bá Kiến
*Chí đến đòi lương thiện
Với Chí sự khao khát cuộc sống lương thiện lúc bấy giờ càng quan trọng hơn tính mạng và Chí đâm Bá Kiến rồi tự tử
Cái chết của Chí Phèo có tính tố cáo xã hội không chỉ đẩy con người đến sự thoái hoá, biến chất mà đẩy họ tìm về cái chết
Ở chí phèo ta cũng thấy tư duy hiện thực sắc sảo của nhà văn Nam Cao: thực trạng mâu thuẫn xung đột ở nông thôn Việt Nam lúc ấy chỉ có thể giải quyết qua ngòi bút
⇒ Chí Phèo điểm hình được cái điều tủi khổ nhất của người nông dân nhưng ở họ lại lấp lánh ánh sáng lương thiện
1.3 Kết bài:
Khẳng định được một số nét nổi bật nhất về mặt tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm Chí Phèo.
Với tác phẩm này, nam Cao đã tố cáo mạnh mẽ xã hội thực dân nửa phong kiến và sự tôn trọng, khám phá và khẳng định bản chất lương thiện của con người.
2. Cảm nhận về hình tượng nhân vật Chí Phèo chọn lọc hay nhất:
Nếu như Ngô Tất Tố phát hiện ra vẻ đẹp, sức sống tiềm ẩn của người nông dân, Vũ Trọng Phụng chỉ nhìn thấy cái xấu của họ thì với Nam Cao là một người đến sau nhưng ông đã khám phá được mặt khác của người nông dân chính là sự lương thiện và bi kịch bị tha hoá. Nhân vật Chí Phèo cũng là đề tài nổi bật nhất của Nam Cao khi viết về người nông dân. Đây đồng thời cũng là nhân vật để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng bao thế hệ độc giả.
Trong tác phẩm, Nam Cao đã gây ấn tượng sâu sắc với người đọc qua tiếng chửi của Chí Phèo, hắn chửi trời, chửi đất, nguyền rủa dân làng Vũ Đại, nhưng không ai đáp lại, hắn còn chửi cả “đứa chết mẹ nào đẻ ra con nó, đẻ ra cái thằng Chí Phèo”. Trong tiếng chửi sao đau đớn và phẫn uất đến thế? Ngược về quá khứ, Nam Cao đã cho thấy số phận bi kịch của Chí Phèo khi đẻ ra là một đứa trẻ mồ côi, bị mẹ bỏ lại ở lò gạch cũ, Chí may mắn được ông thả con lươn tìm thấy rồi mang về. Chí bị trao tay cho nhiều người, ban đầu là bà goá mù, sau trở thành bác phó cối, khi bác phó cối chết, Chí lớn lên trong sự ghẻ lạnh của xóm giềng. Từ nhỏ Chí đã sống trong cảnh thiếu vắng tình thương yêu, dù bản thân Chí luôn là con người lương thiện. Chí làm việc cho Bá Kiến tự nuôi sống bản thân vì Chí yêu lao động và có nhiều ước mơ giản dị, mộc mạc: cưới vợ, đẻ con, chồng làm thuê gặt mướn, vợ dệt vải, dành dụm được một chút vốn sẽ mua đất mà làm. Không những thế, Chí cũng là người có lòng tự trọng đến nỗi bóp chân cho vợ hắn còn thấy nhục hơn là thấy vui. Ai có thể ngờ được một con người lương thiện đến thế lại tha hoá và trở thành quỷ dữ của làng Vũ Đại.
Thấy tha hoá của Chí Phèo nguyên nhân trực tiếp là Bá Kiến và sự ghen tuông khiến Bá Kiến đưa Chí Phèo vào nhà tù thực dân. Nhà tù thực dân với sự hành hạ, đánh đập tàn nhẫn cả về thể chất và tinh thần đã biến Chí Phèo trở thành con người mất hết nhân hình và nhân tính. Ngày ở tù về Chí trông như thằng “săng đá” hàm răng cạo trắng, đôi mắt thâm quầng và xăm trổ toàn thân, . .. làm cho ai cũng phải kinh hãi. Người đọc vừa ngỡ ngàng, vừa xót xa, anh Chí của ngày xưa đâu? Nhà tù thực dân có sức tàn phá nhân hình và nhân tính của con người ghê gớm đến thế sao? Bi kịch chồng lẫn bi kịch, Chí trở về con bị chính kẻ thù của anh là Bá Kiến dụ dỗ, sử dụng nhiều lời lẽ ngọt ngào làm lu mờ nhận thức của Chí. Trong men say triền miền, Chí chính thức trở thành tay sai cho Bá Kiến, đòi nợ và chém mướn. Bất kỳ điều gì Bá Kiến sai Chí đều thực hiện. Có lẽ cuộc đời của Chí sẽ chấm dứt từ đây, từ nay cho đến khi chết Chí Phèo vẫn chỉ là tay sai của Ba Kiến, của chính quyền thực dân.
Nam Cao khác so với các nhà văn trước chính là ở chỗ ông đã vạch rõ con đường người nông dân bị tha hoá. Các tác phẩm trước đây mới chủ yếu miêu tả cuộc sống khó khăn, túng quẫn bị dồn vào bước đường cùng của người nông dân (Tắt đèn – Ngô Tất Tố; Bước đường cùng – Nguyễn Công Hoan) . Còn Nam Cao đã tiến một bước xa hơn: ông nhấn mạnh bản tính lương thiện, giàu lòng tự trọng vốn có của họ, đồng thời chỉ rõ nguyên nhân, con đường tha hoá đó là do nhà tù thực dân và bọn địa chủ phong kiến đã biến những người nông dân lương thiện trở thành những con quỷ dữ, bị cả xã hội ruồng bỏ.
3. Cảm nhận về hình tượng nhân vật Chí Phèo chọn lọc hay nhất ý nghĩa nhất:
Bản chất của người nông dân là thật thà, lương thiện và chịu đựng nhưng khi bị dồn đến bước đường cùng họ vẫn phải đứng dậy đấu tranh đòi quyền sống. Chí Phèo cũng thế bản chất thật con người vẫn là lương thiện. Điều đã được thể hiện trước đây hắn là anh nông dân chân chất, rất thật thà lại có lòng trắc ẩn. Khi hắn bị bà ba vợ thứ ba của Bá Kiến ép phải bóp chân mà kêu bóp ở trên và trên thì “hắn thấy ghê hơn là thích”, “hắn cũng thấy sợ chớ yêu đương chi”. Chỉ có nhân cách của người bình thường khi phải làm một việc không đáng hắn cũng biết sợ, biết run rẩy và biết là mình bị tổn thương về lòng tự ái. Ngày xưa đó hắn cũng đã từng có một thời ao ước cuộc sống giản dị của một gia đình nho nhỏ “Chồng đi mướn cày thuê, vợ dệt vải, chúng còn mổ một con lợn ra bán làm vốn. Nghèo thì mua mấy sào về làm “.
Anh Chí ngày đó hiền hơn cục đất, bản tính đáng được thương yêu và quý trọng nhưng hiện thực đã dồn anh đến bước đường cùng.
Con người lương thiện trong Chí thực sự trỗi dậy mạnh mẽ khi thấy thị Nở cảm nhận được tình yêu thương trong tô cháo hành cùng tình cảm chân thật của thị hắn muốn thay đổi, muốn sống trọn nghĩa con người. Hắn đã ngạc nhiên và cảm kích biết bao về sự quan tâm, chăm sóc của thị. Lần đầu tiên giọt nước mắt tình người chảy rơi, trái tim băng giá bao nhiêu năm đã được yêu lại. “Hắn thèm lương thiện hắn muốn làm hoà với lòng người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường giúp ta. Thị có thể sống tốt với mình thì tại sao người ta lại không được”. Hắn khao khát được hoà đồng với nhiều người, hắn gửi gắm niềm tin ở thị, hắn hy vọng thị có thể giúp đỡ mình.
Khi bi kịch một lần nữa lại ập xuống Chí Phèo sau năm ngày sống hạnh phúc với thị tưởng sóng gió đã qua thế mà Chí vẫn bị khước từ quyền làm người vì định kiến của bà cô thị Nở cũng như của cả xã hội. Chí Phèo không còn cách nào hơn là phải bị ám ánh với tiếng kêu đòi làm người lương thiện vang vọng trong đớn đau “Ai cho tao lương thiện? Làm gì mà nhặt được mấy cái chai trên khuôn mặt chí phèo? “Chí đã thật sự thức tỉnh và tái sinh trong quan niệm giá trị cá nhân. Bản chất lương thiện trong người Chí không bị giảm xuống mà lại hoàn toàn bị vùi lên chỉ cần có cơ hội là vùng dậy đòi quyền sống mạnh mẽ. Chi tiết đó cho thấy nét độc đáo riêng biệt: “Khi khắc hoạ người nông dân bị bóc lột, Nam Cao không hề chê bai nông dân mà ông đã đi vào nội tâm nhân vật nhằm tìm ra và bảo vệ phẩm giá của họ, ngay khi trong họ bị xã hội lấy mất hết nhân hình, nhân tính”.
Chí Phèo là nhân vật tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam sống trong thời kỳ nửa thuộc địa tàn ác. Nhân vật Chí Phèo được miêu tả hết sức sống động với cách diễn đạt tài tình giọng điệu của nhà văn cùng nhiều nhân vật khác được lồng ghép, kết hợp với nhau, nghệ thuật tạo hình nhân vật được vận dụng thành công làm nên một nhân vật Chí Phèo có một không hai trong lịch sử việt nam, phản ánh được sâu sắc một hiện tượng trở thành quy luật xã hội: “Ở đâu có áp bức thì ở đấy có đấu tranh”.
Cùng với tài hoa của nhà văn hiện thực, Nam Cao đã để lại cho nền văn học dân tộc một kiệt tác nghệ thuật và một hình tượng nhân vật độc đáo. Trang văn đã khép lại nhưng tiếng kêu thảm thiết của Chí vẫn khiến nhiều bạn đọc phải suy ngẫm và trăn trở với bản chất cao đẹp trong con người.
4. Cảm nhận về hình tượng nhân vật Chí Phèo chọn lọc hay nhất ấn tượng nhất:
Nhà văn Nam Cao là một nhà văn tên tuổi có vị thế nhất định trong nền văn học hiện thực Việt Nam. Việc khắc hoạ nhân vật hết sức đặc biệt đã gây ra những thành công trong tác phẩm của Nam Cao đó chính là nhân vật Chí Phèo.
Với tác phẩm “Chí Phèo” tác giả Nam Cao xứng đáng với vị trí đặc biệt của mình trong lịch sử văn học dân tộc. Nếu bàn về cái nghèo của người nông dân thì nhiều nhà văn đã thành công với nhiều tác phẩm tiêu biểu như tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố.
Chí Phèo là một thanh niên bản tính hiền lành, lương thiện, song do xã hội phong kiến và giai cấp địa chủ của xã hội cũ đã giẫm đạp, đẩy cuộc đời Chí Phèo tới chân tường, không lối thoát, làm mất giá trị con người anh, mất hết tính lương thiện sẵn có của người đàn ông hiền lành thật thà.
Nhân vật Chí Phèo khổ ngay khi mới đẻ ra đời, vì anh là đứa trẻ mồ côi bị nhốt trong cái lò gạch cũ. Chí Phèo may mắn được bác phó cối cưu mang và nuôi nấng yêu thương y như con của mình. Cũng chỉ được mấy năm thì bác phó cối mất rồi, Chí Phèo phải lang thang làm thuê mướn từ nhà nọ tới nhà kia có cái ăn không.
Năm mười mấy tuổi Chí Phèo đi làm thuê mướn cho gia đình giàu có quyền lực nhất làng Vũ Đại đó là nhà Bá Kiến. Chí Phèo được cho là hiền lành cần cù như cục đất suốt ngày chỉ biết làm mà thôi. Dù không được học nhiều song Chí Phèo hiểu như thế nào là đúng sai, lẽ phải. Trong nhà Bá Kiến có bà Ba hay gọi Chí Phèo đến để nắn chân, xoa lưng, bà ba còn trẻ trung nên có nhiều ham muốn về chuyện tình dục, song lão Bá Kiến đã lớn tuổi hơn nên không chiều chuộng bà như vậy được. Bà ba vợ lão Bá Kiến để mắt tới Chí Phèo nên Chí Phèo biết và lão Bá Kiến biết.
Mỗi lúc như thế, Chí Phèo cảm thấy nhục nhã chớ không vui vẻ gì. Lão Bá Kiến lại sinh ghen vô cớ với Chí Phèo rồi lão âm mưu vu cáo, khép Chí Phèo tội ăn trộm đưa anh đi tù chừng bảy, tám năm sau thì ngỡ như Chí Phèo đã bị mất mạng trong tù và không ai thèm ngó ngàng gì anh cả.
Chính khoảng thời gian bị tù oan ức đã biến Chí Phèo từ người hiền lành lương thiện thành một kẻ bị tha hoá và đánh mất sự lương thiện trong bản thân. Khi hết án tù quay lại làng Vũ Đại, Chí Phèo đã biến trở thành một người hoàn toàn khác với trước đây, một tên giang hồ thật sự, răng đánh trắng và đầu trọc khiến ai trông đến hắn cũng khiếp sợ. Hắn đã trở thành tay sai cho Bá Kiến trong các vụ giang hồ đòi nợ mướn. Cuộc đời Chí Phèo sau khi ra tù của hắn triền miên trong các trận đói rượu, hết rượu, hết tiền hắn ăn cướp hòng có tiền để mua rượu nhậu. Hắn thực sự đã biến chất thành mối khiếp sợ của bao người dân hiền lành lương thiện.
5. Cảm nhận về hình tượng nhân vật Chí Phèo chọn lọc hay nhất 10 điểm:
Được đi sâu vào các câu chuyện của người nông dân trước khi cách mạng tháng Tám diễn ra Nam Cao mới phát hiện thấy nhiều nét đẹp ẩn chứa bên trong vẻ bề ngoài sần sùi gai góc của chí phèo. Mỗi người phụ nữ lại có tâm hồn phong phú sâu lắng. Chí Phèo là một con người lương thiện, bản chất hiền tuy nhiên cái xã hội ấy đã cướp mất quyền làm người lương thiện của Chí Phèo.
Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở là một cuộc gặp gỡ định mệnh, bởi bát cháo hành của Thị Nở khi Chí Phèo chết đã cứu rỗi linh hồn con người của anh. Chí Phèo cảm thấy một cảm giác khó tả anh muốn được nói về những ước mơ của mình ngày xưa. Khi muốn có một mái ấm gia đình, vợ làm việc vợ, chồng công tác chồng cùng nhau sum vầy quây quần bên nhau.
Lần đầu tiên sau nhiều năm Chí Phèo nghiện rượu hắn lờ mờ nhận ra những bế tắc của đời mình. Chí Phèo muốn có gia đình nhưng cánh cửa quay lại làm người lương thiện đang mở ra bỗng dưng đóng sầm trước mắt Chí Phèo. Khi bà cô đẻ của Thị Nở không cho Thị Nở đi lại với anh, chửi anh là thằng không cha không mẹ, chỉ chuyên làm nghề rạch mặt ăn vạ. ..
Chí Phèo hận quá, anh thấy mình không có gì phải mất và anh muốn báo thù. Anh sẽ tìm gặp bà cô Thị Nở cho bà này một bài học, chính bàn chân của Chí Phèo đã dẫn anh tới nhà lão Bá Kiến và trong tiềm thức Chí Phèo biết việc mình trở nên mất lương thiện, mất tính người đi vào đường cùng là do lão Bá Kiến tạo ra. Câu hỏi Chí Phèo hỏi lão Bá Kiến khiến người xem hết sức bất ngờ “Ai cho mày lương thiện?” đó là câu hỏi vô cùng xúc động thể hiện lòng thương cảm của tác giả Nam Cao với đứa con tinh thần của mình.
Câu chuyện khép lại để lại trong lòng độc giả những ám ảnh day dứt trong tâm hồn người xem với cuộc đời số phận của nhân vật Chí Phèo một con người đáng thương và đáng ghét, một số phận bị giai cấp bóc lột nhưng thực chất trong con người anh ta sự lương thiện vẫn mãi hiện hữu, chỉ có điều nó bị xã hội phong kiến giẫm đạp lên mà thôi.
Truyện ngắn “Chí Phèo” với cốt truyện hấp dẫn, thể hiện tính nhân văn, nhân đạo của Nam Cao khi đi sâu vào đời sống bên trong con người và thể hiện một cây bút lão luyện thiên tài của nền văn học hiện thực. Chí Phèo thật sự là một tác phẩm kinh điển của nền văn học hiện thực nước việt cho độc giả một cái nhìn mới sâu sắc hơn nữa.