Hằng ngày chúng ta tiêu thụ thực phẩm gì đều phải thông qua hệ tiêu hóa và hệ tiêu hóa có chức năng tiếp nhận và chuyển hóa thành năng lượng giúp cơ thể hấp thụ các dưỡng chất và phát triển. Vậy hệ tiêu hóa là gì và hệ tiêu hóa hoạt động như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hệ tiêu hóa là gì?
Hệ tiêu hóa là hệ thống các cơ quan tiếp nhận và xử lý mọi dạng thức ăn, thức uống,… cần thiết cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cơ thể con người. Nhờ có hệ tiêu hóa, các chất dinh dưỡng ở dạng thô sẽ được chuyển thành dạng đơn giản để có thể hấp thụ qua thành ống tiêu hóa vào máu để duy trì và phát triển cơ thể. Đồng thời, hệ tiêu hóa giúp đào thải các chất cặn bã được thải ra ngoài.
2. Cấu tạo của hệ tiêu hóa:
Cổ họng: Cổ họng là cơ quan vận chuyển thức ăn từ dạ dày để đưa xuống thực quản. Đây chính là cơ quan trung gian giúp tiêu hoá thức ăn.
Thực quản: Thực quản nằm dưới cổ họng, là một ống dài có nhiệm vụ đẩy thức ăn xuống dạ dày. Thực quản tạo các cơn nhu động co thắt để đưa thức ăn xuống, đồng thời ngăn thức ăn ở dạ dày không bị trào ngược trở lại thông qua một “van” cơ học.
Túi mật: Đây là một túi nhỏ, nằm sát gan. có chiều dài khoảng 80 – 100mm. Túi mật có chức năng co bóp đưa dịch mật qua ống mật chủ và từ đó vào tá tràng rồi xuống ruột non để giúp tiêu hoá các chất béo. Túi mật có vai trò quan trọng đối với hệ thống tiêu hoá của bạn.
Gan: Gan có vai trò quan trọng đối với hệ thống tiêu hoá, giúp sản xuất protein huyết tương, lưu trữ glycogen và thải độc tố. Đây được ví như nhà máy hoá chất của con người, đảm trách và điều hoà các phản ứng sinh học.
Dạ dày: Dạ dày là cơ quan quan trọng, nó được cấu tạo dạng một cái túi với rất nhiều cơ. Khi đưa thức ăn từ thực quản xuống, acid và enzyme sẽ được sinh ra, hoà chung với thức ăn để thuỷ phân những protein và dưỡng chất thiết yếu.
Thời gian lưu giữ của thức ăn tại dạ dày tương đối lâu vì cơ thể tiến hành quá trình phân huỷ toàn bộ thức ăn, kết quả là dạng nước hay bột nhão sẽ được vận chuyển đến ruột non.
Ruột non: Ruột non của con người kéo dài khoảng 6 mét, là nơi thức ăn sẽ tiếp tục được phân huỷ, phá vỡ kết cấu bởi những enzyme sinh ra từ lá gan hay tuyến tuỵ. Với độ lớn tương tự ̧ nhu động ruột non giúp thức ăn đi suốt cơ quan này, do đó trộn đều thực phẩm với dịch tiêu hoá.
Thức ăn từ ruột non tiếp tục được phân huỷ tại tá tràng, sau đó dưỡng chất được hấp thụ tại kết tràng và hồi tràng trước khi chuyển đến máu.
Đại tràng Khi quá trình tiêu hoá, hấp thu dưỡng chất hoàn tất, những chất còn lại không hấp thu được sẽ được chuyển xuống đại tràng dưới dạng đặc. Tại đây đại tràng tiếp tục hấp thụ nước lỏng để chuyển chúng sang dạng đặc, hay còn gọi là phân. Thông thường, phân được lưu trữ ở đại tràng trong khoảng 36 giờ. Phân thường chỉ gồm mảnh vụn thực phẩm và vi sinh vật. Vi khuẩn này cũng thực hiện các chức năng có ích đối với cơ thể như: tổng hợp Vitamin, loại bỏ tạp chất, bụi bẩn, giúp cơ thể chống lại khuẩn hại.
Trực tràng: Trực tràng nằm ngay dưới đại tràng, có chiều dài khoảng 20cm. Khi phân được đưa xuống trực tràng, những dây thần kinh đặc biệt sẽ bị kích hoạt và từ đó gửi tín hiệu về vỏ ruột để biết bạn cần đi tiêu.
Ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, chức năng này hoạt động chưa hoàn chỉnh nên trẻ không thể đi tiêu được. Ở người lớn, khi muốn đi vệ sinh, não sẽ truyền tín hiệu làm căng ruột để tống phân ra ngoài cơ thể. Nếu muốn nhịn, cơ thắt và trực tràng sẽ điều chỉnh, tạm thời bỏ qua cảm giác muốn đi vệ sinh, phân vẫn được để lại tại hậu môn.
Hậu môn: Hậu môn là cơ quan chính của hệ thống tiêu hoá, được tổ chức bởi cơ sàn chậu và ống hậu môn. Chức năng của cơ quan này là tiêu hoá và bài tiết phân. Khi đi vệ sinh, hậu môn sẽ tiết chất bôi trơn giúp phân có thể lưu thông tốt trong cơ thể.
Như vậy, tiêu hoá thực phẩm ở con người là một quá trình dài và phức tạp với sự tham gia, phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Bất cứ vấn đề diễn ra ở một cơ quan nào của hệ thống tiêu hoá đều có thể ảnh hưởng hoặc làm định trật quá trình tiêu hoá thực phẩm và hấp thu dinh dưỡng.
3. Hệ tiêu hóa ở người hoạt động như thế nào?
Hệ thống tiêu hóa của cơ thể con người được thiết kế một cách hết sức độc đáo để nhằm tiêu hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng nuôi, tăng trưởng và sửa chữa tế bào trong cơ thể con người. Các bộ phận kết nối với nhau, hoạt động nhịp nhàng.
Hệ tiêu hoá ở con người được phân thành 2 phần: Ống tiêu hoá là miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng, trực tràng và hậu môn. Tuyến tiêu hoá gồm tuyến nước bọt, tuyến tiêu hoá mật, gan và thận.
Quá trình tiêu hoá bắt đầu hoạt động khi thức ăn được nạp vào cơ thể. Cơ hàm giúp cắt thức ăn thành mảnh nhỏ. Nước bọt được tiết ra từ tuyến nước bọt giúp làm đặc, mềm thức ăn đồng thời có chứa các enzym giúp chuyển hoá carbohydrate, protein thành những hạt nhỏ và dễ dàng hơn.
Thức ăn sau khi được nghiền nát bắt đầu chảy xuống dạ dày và xuống thực quản. Thực quản tiếp nhận thức ăn và di chuyển xuống dạ dày bởi các cơ co thắt (hoặc nhu động) . Thực quản và dạ dày được ngăn cách bằng phần thực quản dưới, hay còn gọi là “van”. Chiếc “van” này giúp thức ăn ở dạ dày không bị đẩy ngược trở lại thực quản.
Tại dạ dày, hoạt động co bóp và axit dạ dày sẽ phân giải thức ăn ở dạng bán lỏng. Trong ruột non, quá trình tiêu hoá diễn ra chủ yếu tại đây với sự tham gia của dịch dạ dày, dịch tuỵ và dịch đại tràng. Các tế bào biểu mô ruột chứa nhiều vi nhung mao làm gia tăng sự hấp thụ dưỡng chất từ thức ăn. Trong ruột già, thức ăn di chuyển chậm lại nhằm tạo điều kiện để quá trình phát triển của hệ vi khuẩn đường ruột diễn ra. Tại đây nước được bài tiết và chất thải lắng đọng dưới dạng lỏng để thoát ra ngoài theo đường đại tiện thông qua ống hậu môn và hậu môn.
Vi khuẩn có vai trò quan trọng đối với quá trình tiêu hoá. Ở phần trên của đường tiêu hoá, một số vi khuẩn tham gia vào quá trình tiêu hoá bằng cách lên men thức ăn đã nghiền nát. Carbohydrate làm sản xuất axit béo chuỗi ngắn. Các tế bào ruột già dùng axit béo này như một loại nguyên liệu. Nhờ vậy, nhu động ruột được thúc đẩy giúp cho vấn đề tiêu hoá diễn ra suôn sẻ. Từ đó ngăn chặn và cải thiện tình trạng mệt mỏi, biếng ăn, tiêu chảy.
4. Các thực phẩm cần bổ sung để hệ tiêu hóa ở người khỏe mạnh hơn:
Sữa chua: Sữa chua chứa các men vi sinh, là những lợi khuẩn trong đường tiêu hoá, giúp tăng cường tiêu hoá và làm cho hệ thống đường ruột được khoẻ mạnh. Probiotic còn giúp điều trị một số vấn đề đường tiêu hoá bao gồm đầy hơi, táo bón và tiêu chảy.
Củ cải đường: Củ cải đường là một nguồn chất xơ tốt. Trong 136 gram củ cải chứa khoảng 3,4 gram chất xơ. Chất xơ bỏ qua quá trình tiêu hoá sẽ dẫn đến đại tràng. Tại đây, chúng nuôi dưỡng vi khuẩn đường ruột có lợi hoặc thêm một số lượng lớn chất xơ vào thức ăn, để cải thiện hệ thống tiêu hoá.
Miso: Miso được sử dụng như một loại gia vị để nêm nếm vào thức ăn, ví dụ như nước tương. Miso chứa men vi sinh, tương tự như nhiều loại thức ăn lên men khác, giúp cải thiện tiêu hoá bằng cách tăng cường vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Các men vi sinh trong miso cũng giúp làm dịu một số vấn đề tiêu hoá và khắc phục nhiễm trùng đường ruột như tiêu chảy.
Táo: Táolà loại trái cây có một nguồn pectin phong phú. Đây là một chất xơ hoà tan. Pectin làm tăng số lượng phân khi đi qua đường ruột, cũng được dùng trong điều trị táo bón và tiêu chảy. Pectin trong táo cũng được biết có tác dụng giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hoá, cũng như viêm trong ruột kết.
Rau màu xanh đậm: Rau quả là một nguồn chất xơ không hoà tan tốt. Chất xơ hoà tan được bổ sung vào phân trong quá trình tiêu hoá thức ăn, có tác dụng đẩy nhanh sự tiêu hoá.
Một số loại rau lá sẫm tốt nhất mang đến hiệu quả tương tự là rau bina, cải Brussels, bông cải xoăn và những loại rau có màu xanh đậm.
Ở một nghiên cứu năm 2016 chỉ ra rằng trong nhiều loại rau lá màu xanh có chứa một loại đường bảo vệ các lợi khuẩn trong ruột. Loại đường này được cho là giúp tiêu hoá đồng thời tiêu diệt những vi sinh vật có khả năng gây bệnh.
Gừng: Gừng là một thực phẩm truyền thống của Trung Quốc để cải thiện tiêu hoá và ngăn chặn buồn nôn. Nhiều phụ nữ mang thai sử dụng gừng giúp giảm buồn nôn. Bằng cách vận chuyển thức ăn từ dạ dày đến ruột non dễ dàng hơn, gừng làm giảm triệu chứng ợ hơi, buồn nôn và khó chịu ở dạ dày.
Và một số thực phẩm khác.
5. Một số bệnh về đường tiêu hóa:
Các bệnh hay gặp phổ biến khi hệ tiêu hoá “gặp nạn” như:
– Trào ngược dạ dày thực quản
– Bệnh viêm đại tràng, bệnh Crohn
– Bệnh trĩ
– Rối loạn tiêu hoá, nôn, tiêu chảy. ..
Rối loạn tiêu hoá, táo bón, tiêu chảy là tình trạng phổ biến của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh có thể do ăn phải thức ăn đã bị ôi thiu nhiễm khuẩn hay thức ăn có nhiều độc tố vi khuẩn sinh ra, những loại độc tố này gây kích thích lên niêm mạc ruột làm ảnh hưởng đến chức năng tiêu hoá. Ngoài ra các vi khuẩn gây bệnh theo thức ăn hoặc nước uống xâm nhập vào máu gây ảnh hưởng đến sự ổn định của hệ vi sinh đường ruột