Giữ chữ tín là một cuộc từng đề cập đến tính minh bạch, đạo đức trong mọi khía cạnh khác nhau của cuộc sống, đó là khả năng tuân thủ cam kết và thực hiện đúng những gì đã hứa một cách trung thực nhất. Vậy biểu hiện của giữ chữ tín và biểu hiện của không giữ chữ tín như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Biểu hiện của giữ chữ tín?
Có thể kể đến một số biểu hiện tiêu biểu của một người biết giữ chữ tín như sau:
-
Người biết thực hiện lời hứa và biết tuân thủ cam kết: Đó là một người luôn luôn thực hiện những gì mà họ đã cam kết. Điều này bao gồm việc đúng hẹn, giữ đúng lời hứa và thực hiện đầy đủ các nội dung cam kết một cách đáng tin cậy nhất;
-
Trung thực: Đó là con người luôn thể hiện sự trung thực, thẳng thắn, không che giấu những thông tin quan trọng, không thường xuyên nói dối hoặc có biểu hiện sai sự thật;
-
Đúng hẹn: Đó là người luôn đến đúng giờ và thực hiện đầy đủ cam kết một cách đúng hẹn nhất, thể hiện sự tôn trọng và đáng tin cậy đối với người khác;
-
Sự minh bạch: Đó là người luôn thể hiện sự minh bạch trong tất cả các tương tác, đây là một biểu hiện quan trọng của giữ chữ tín;
-
Là người có tư cách phẩm chất đạo đức: Người này thường thể hiện đạo đức cá nhân một cách trọn vẹn, là người sống đúng nguyên tắc, đúng đắn trong quyết định và hành vi của mình;
-
Sẵn sàng sửa chữa sai lầm: Tức là khi con người mắc sai lầm trong cuộc sống và không tuân thủ cam kết của mình, họ sẽ thường xuyên đảm bảo và tìm cách sửa chữa sai lầm của mình, khắc phục tình huống một cách trung thực và thẳng thắn nhất;
-
Luôn suy nghĩ về việc mà mình đã làm hoặc sẽ làm: Người biết giữ chữ tín là người không gây ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người khác, luôn đặt quyền lợi hợp pháp của người khác lên hàng đầu, họ luôn xem xét tác động của hành vi và lời nói của mình đối với người khác;
-
Giữ lời hứa mặc dù có gặp khó khăn hay trở ngại trong cuộc sống: Đó là người không dễ dàng từ bỏ lời hứa của mình mặc dù gặp áp lực hoặc khó khăn trong cuộc sống. Sự kiên nhẫn và sự quyết tâm sẽ giúp cho con người duy trì lời hứa của mình ngay kể cả khi họ gặp những tình huống khó khăn nhất;
-
Biết tạo niềm tin từ người khác: Họ có khả năng xây dựng niềm tin từ người khác và tạo ra những mối quan hệ đáng tin cậy trong cuộc sống cá nhân và kinh doanh trên thực tế;
-
Biết học hỏi và biết cách cải thiện: Đó là con người luôn sẵn sàng học hỏi kinh nghiệm từ người khác, khắc phục sai lầm để có thể trở nên tốt hơn.
Có thể đưa ra một số ví dụ về hành vi giữ chữ tín như sau:
-
Thủy là học sinh giỏi nhất lớp nhưng gia đình Thủy khá nghèo vì vậy Thủy phải đi làm sau mỗi buổi học. Tuy nhiên, Thủy vẫn giữ đúng lời hứa với bạn của mình đó là kèm cặp Hoa sau mỗi buổi đi làm.
-
Trang là người học kém vì vậy bố mẹ Trang rất buồn lòng, suy nghĩ về tình trạng học tập của Trang. Sau kỳ nghỉ hè năm nay, Trang đã hứa với bố mẹ rằng sang năm sẽ cố gắng phấn đấu để có kết quả học tập tốt hơn. Đúng như lời hứa, cuối kỳ Trang đã đọc học sinh giỏi của lớp và được cô giáo khen là cá nhân có học lực ngày càng tiến bộ.
-
Sau mỗi lần tụ tập đi chơi với bạn bè, Linh thường về sớm nhất và đến đúng giờ nhất.
2. Biểu hiện của không giữ chữ tín?
Giữ chữ tín được xem là việc con người luôn luôn coi trọng lòng tin của mọi người đối với bản thân mình, biết coi trọng lời hứa và biết tin tưởng lẫn nhau trong cuộc sống và trong kinh doanh. Một người biết giữ chữ tín sẽ luôn nhận được sự tin cậy và tín nhiệm từ người khác đối với mình, một người biết giữ chữ tín còn có thể giúp đỡ mọi người trở nên đoàn kết và dễ dàng hợp tác với nhau hơn trong cuộc sống. Bên cạnh đó, muốn giữ được lòng tin và sự tin cậy của người khác đối với bản thân mình thì mỗi con người chúng ta cần phải làm tốt chức năng, nhiệm vụ của bản thân mình phải luôn luôn sống đúng chừng mực, luôn giữ lời hứa và đúng hẹn trong tất cả các mối quan hệ đối với mọi người xung quanh. Có thể kể đến một số biểu hiện của một người không biết giữ chữ tín như sau:
-
Nói dối, che giấu những điểm tiêu cực của bản thân đối với người khác.
-
Hứa tuy nhiên không thực hiện được lời hứa của mình đối với mọi người xung quanh.
-
Không hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc có làm thành tuy nhiên thực hiện một cách hời hợt, nhận việc nhưng không làm tốt nhiệm vụ được giao.
-
Không tuân thủ đầy đủ quy định.
Có thể kể đến một số ví dụ về hành vi không giữ chữ tín như sau:
-
Nam hứa với cô giáo rằng bản thân sẽ không đi học muộn thế nhưng hôm sau Nam lại tiếp tục tái phạm đi học muộn, vì vậy nam đã không giữ chữ tín đối với cô giáo, Nam đã không thực hiện đúng lời hứa của mình đối với cô.
-
Hoàng hứa với mẹ sẽ ở nhà chơi với em để mẹ có thể tập trung đi làm thế nhưng khi thấy các bạn đến nhà rủ đi chơi thì Hoàng đã để em ở nhà một mình với đống trò chơi rồi vội vàng chạy ra chơi cùng với các bạn, vì vậy Hoàng đã không giữ lời hứa đối với mẹ của mình.
-
Phương hứa với mẹ rằng sẽ cố gắng dọn dẹp nhà cửa thật sạch sẽ, nấu ăn giúp mẹ, thế nhưng mà đọc truyện nên Phương đã quên mất lời hứa với mẹ, khi về đến nhà thì mẹ Phương phải làm tất cả những công việc đó.
3. Cách để rèn luyện trở thành người giữ chữ tín:
Giữ chữ tín được xem là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng và bảo vệ các mối quan hệ trong cuộc sống và trong công việc hằng ngày. Một con người biết giữ chữ tín thông thường đều được mọi người quý trọng, tin tưởng, tôn trọng và đánh giá cao. Như chúng ta đã thấy, chúng ta thường có xu hướng chia sẻ câu chuyện cá nhân đối với những người mà bạn cảm thấy tin tưởng và kín đáo nhất, vì vậy việc giữ chữ tín là một trong những vấn đề vô cùng then chốt. Bên cạnh đó trong hoạt động kinh doanh, giữ chữ tín có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp và công ty, nhằm mục đích tạo lòng tin tuyệt đối đối với khách hàng và đối tác. Đây cũng được xem là một trong những cơ sở cần thiết để có thể mở rộng cơ hội phát triển và kinh doanh. Vì vậy, mỗi chúng ta cần phải rèn luyện để có thể giữ chữ tín. Có thể kể đến một số gợi ý cách rèn luyện giữ chữ tín như sau:
-
Cần phải rèn luyện bản thân giữ lời hứa, lời nói cần phải đi kèm với hành động. Khi bạn đã hứa hay cam kết thực hiện một điều gì đó trên thực tế thì hãy cố gắng hết sức mình để có thể thực hiện được cam kết đó một cách trọn vẹn nhất. Điều này thể hiện sự tôn trọng đối với cam kết và lời hứa của bản thân mình, đồng thời cũng thể hiện chữ tín của bản thân đối với đối phương và các khách hàng;
-
Tuyệt đối không thực hiện các hành vi gian lận hoặc lừa dối người khác dưới bất kỳ hình thức nào. Việc lừa dối người khác vô tình sẽ khiến bản thân bạn đánh mất đi lòng tin của những người xung quanh rất nhanh. Việc xây dựng lòng tin đối với người khác là rất khó nhưng để đánh mất lòng tin đó thì rất dễ, vì vậy bạn cần phải biết trân trọng và giữ gìn. Một khi lòng tin của con người đã mất đi thì rất khó để có thể tìm lại được như ban đầu. Vì vậy một trong những yếu tố quan trọng giúp cho bạn trở thành một người biết giữ chữ tín đó là cần phải hành động một cách trung thực, không gian lận và không lừa dối người khác dưới bất kỳ hình thức nào;
-
Tuân thủ đạo đức cá nhân. Tức là bạn cần phải luôn biết cách hành xử đúng đắn, làm những điều chuẩn mực đối với đạo đức và lương tâm. Điều này giúp cho bạn tạo được lòng tin với người khác và giữ được sự tôn trọng từ mọi người xung quanh;
-
Biết giữ mồm miệng, không soi mói chuyện đời tư cá nhân của người khác. Trong cuộc sống thì không phải ai cũng muốn chia sẻ câu chuyện của mình với người khác, vì vậy khi nghe được một câu chuyện của ai đó thì bạn cần phải biết giữ gìn câu chuyện đó, nếu người kể chuyện không muốn để cho câu chuyện này lan truyền đến người khác thì bạn cần phải biết giữ mồm miệng.
THAM KHẢO THÊM: