Kinh tế là một ngành nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn tân sinh viên, được chứng minh thông qua số lượng hồ sơ đăng ký ngành kinh tế tại các trường đại học. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau đi giải đáp "Ngành kinh tế là gì? Ngành kinh tế gồm những ngành nào?"
Mục lục bài viết
1. Ngành kinh tế là gì?
Trong những năm gần đây, cứ mỗi mùa tuyển sinh đến ngành kinh tế là một ngành được các em học sinh rất ưa chuộng. Theo số lượng thống kê gần đây tổng số lượng thí sinh nộp hồ sơ đăng ký vào ngành kinh tế tại các trường đại học chiếm trên 50% tỷ lệ so với những ngành học khác. Vậy ngành kinh tế là ngành gì mà lại có sức hút đối với các bạn tân sinh viên đến vậy?
Ngàng kinh tế có tên tiếng anh là Economics, theo một cách tổng quát đây là môn khoa học xã hội nghiên cứu sự sản xuất phân phối và tiêu dùng các loại hàng hóa và dịch vụ. Nghiên cứu kinh tế học nhằm mục đích giải thích các cách thức các nền kinh tế vận động và cách tác nhân kinh tế tương tác với nhau. Các nguyên tắc kinh tế được ứng dụng trong đời sống xã hội, trong thương mại tài chính và hành chính công thậm chí là trong ngành tội phạm học, giáo dục, xã hội học, luật học và nhiều ngành khoa học khác.
2. Ngành kinh tế bao gồm những ngành nào?
Hiện nay kinh tế là một lĩnh vực rất rộng lớn và không chỉ giới hạn trong những hoạt động trao đổi buôn bán mà đã mở rộng ra trên rất nhiều ngành khác nhau. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn đọc một số ngành kinh tế sau:
2.1. Quản trị kinh doanh:
Hiện nay tại việt nam ngày càng nhiều các doanh nghiệp được thành lập và đưa vào vận hành nên nhu cầu về nhân lực trong nhiều lĩnh vực kinh tế kinh doanh cũng ngày càng tăng lên. Các doanh nghiệp cũng đã chủ động tìm kiếm những sinh viên có kiến thức chuyên sâu về quản trị kinh doanh để gia tăng sức mạnh cho đội ngũ nhân sự làm việc cho các doanh nghiệp. Như vậy thì ngành quản trị kinh doanh các bạn sinh viên sẽ được đào tạo và học những gì?
Khi theo học ngành quản trị kinh doanh tại các trường đại học trên phạm vi cả nước sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức nền tảng, chuyên sâu về quản trị kinh doanh, quản trị tài chính ngân hàng và quản trị marketing. Bên cạnh đó sinh viên còn được nhà trường cung cấp các kỹ năng cần thiết trong quá trình làm việc bao gồm: xây dựng chiến lược kinh doanh, lập
Vậy các bạn có thắc mắc sau khi tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh các bạn sẽ có thể đảm nhiệm các công việc ở vị trí nào hay không?
Ác bạn có thể làm nhiệm các vị trí như: nhân viên kinh doanh, chuyên viên phụ trách các công việc hành chính nhân sự kinh doanh, chuyên viên xây dựng chiến lược phát triển thị trường và tìm kiếm các đối tác,…
2.2. Tài chính ngân hàng:
Có thể nói tài chính ngân hàng là một ngành rất rộng liên quan đến tất cả các dịch vụ luân chuyển tiền. Yêu cầu tối thiểu của một người khi làm về lĩnh vực tài chính ngân hàng là phải có kiến thức cơ bản của ngành tài chính ngân hàng. Các kiến thức đó là kiến thức về tài chính, tiền tệ, kinh tế, kế toán,…
Tài chính ngân hàng bao gồm nhiều chuyên ngành như: ngân hàng, tài chính doanh nghiệp, tài chính công, thuế, hải quan, kih doanh chứng khoán, định giá tài sản, phân tích chính sách và tài chính,…
Về cơ bản kiến thức ngành tài chính bao gồm: kiến thức về lĩnh vực phân tích tài chính và đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong quá trình toàn cầu hóa, kiến thức về thực hành các nghiệp vụ trong ngân hàng thương mại hiện hành, kiến thức chuyên môn về phân tích dự báo liên quan đến tài chính tiền tệ nhằm đưa ra các quyết định trong quản trị tài chính.
Ngoài ra chương trình đào tạo về tài chính ngân hàng cũng cung cấp và trang bị cho các em sinh viên các kỹ năng mềm cần thiết như: kỹ năng giao tiếp với khách hàng, kỹ năng giới thiệu sản phẩm, kỹ năng thuyết phục khách hàng, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng tư duy khi gặp một vấn đề mới, kỹ năng phân tích thị trường và kỹ năng làm việc nhóm,…
Các vị trí mà tân cử nhân có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp đó là: chuyên viên tín dụng ngân hàng, chuyên viên kế toán, kiểm toán, nhân viên kinh doanh ngoại tệ, chuyên viên kinh doanh tiền tệ, kế toán viên phòng thanh toán quốc tế,…
2.3. Ngành kinh doanh quốc tế:
Ngày nay Việt Nam đang mở rộng quan hệ quốc tế với tất cả các quốc gia trên thế giới thu hút đầu tư từ nước ngoài thì ngành kinh doanh quốc tế lại rất cần đến các sinh viên có kiến thức chuyên môn sâu rộng về ngành kinh tế quốc tế.
Khi theo học ngành kinh tế quốc tế thì sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản và chuyên sâu sau: kiến thức nền tảng về thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, kinh tế quốc tế, tài chính quốc tế, kinh doanh quốc tế và quản trị nguồn nhân lực quốc tế,… Các kiến thức chuyên sâu mang đậm tính thực tế như: giao dịch ký kết các
Sau khi ra trường sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế quốc tế có thể đảm nhiệm các công việc sau: chuyên viên marketing quốc tế, chuyên viên quản trị chuỗi cung ứng, chuyên viên tư vấn đầu tư quốc tế, chuyên viên xúc tiến thương mại quốc tế, chuyên gia nghiên cứu và giảng dạy về kinh tế quốc tế,…
2.4. Ngành kinh doanh thương mại:
Sự bùng nổ của mạng internet ngành kinh doanh thương mại đã mở ra cơ hội việc làm rất rộng lớn cho các bạn cử nhân khi đứng trước sự lựa chọn về sự nghiệp của mình.
Khi theo học ngành kinh doanh thương mại các bạn sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức như: kỹ năng hoạt động bán hàng bán lẻ, quản trị thương mại rất nhập khẩu, nghiên cứu thị trường bán hàng, lập kế hoạch kinh doanh, phân tích tài chính, marketing, nghiệp vụ quảng cáo,… và được đào tạo các kỹ năng cần thiết cho ngành kinh doanh thương mại đó là: kỹ năng nắm bắt hành vi nhu cầu của khách hàng, kỹ năng tổ chức và điều hành hoạt động bán lẻ, kỹ năng về quản trị nhân lực và quản trị lực lượng bán hàng,…
Các công việc hiện nay mà sau khi sinh viên tốt nghiệp ngành kinh doanh thương mại có thể đảm nhận đó là: nhân viên kinh doanh, nhân viên bộ phận bán hàng, nhân viên xuất nhập khẩu quản lý kho hàng, chuyên viên marketing quảng cáo, quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ,…
2.5. Ngành kinh tế đối ngoại:
Đây là ngành học tập trung vào hoạt động trao đổi, giao thương kinh tế giữa các lãnh thổ, quốc gia trên thế giới. Trong tình hình hội nhập mở cửa thế giới thì các doanh nghiệp các công ty rất cần những người có chuyên môn sâu về kinh tế đối ngoại.
Chương trình đào tạo của ngành kinh tế đối ngoại của các trường đại học trên phạm vi cả nước hầu hết sẽ đào tạo và hướng tới các kiến thức cho sinh viên bao gồm: đàm phán trong kinh doanh quốc tế, vận tải và bảo hiểm trong thương mại quốc tế, quản lý thị trường ngoại hối và đầu tư thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế, phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh,…
Hiện nay các công việc mà sinh viên có thể đảm nhận tại các doanh nghiệp, công ty là: chuyên viên xây dựng và phát triển mối quan hệ với đối tác khách hàng nước ngoài, chuyên viên phòng kinh doanh chịu trách nhiệm tìm kiếm thương lượng và đàm phán để ký kết hợp đồng, chuyên viên phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu,
2.6. Các ngành kinh tế khác:
Bên cạnh những nghề ngành kinh tế nói trên thì còn có một số ngành kinh tế khác bao gồm: ngành kinh tế học, ngành kế toán – kiểm toán, ngành toán ứng dụng kinh tế và công nghệ thông tin trong kinh tế,…
3. Học ngành kinh tế cần những yếu tố gì?
Thứ nhất, yêu thích các hoạt động kinh tế. Đây là yếu tố tiên quyết để theo đuổi bất kỳ ngành học nào. Nếu bạn không yêu thích các hoạt động kinh tế, bạn sẽ khó có thể theo học ngành này lâu dài.
Thứ hai, khả năng tư duy logic, phân tích, tổng hợp. Các môn học trong Ngành Kinh Tế đòi hỏi khả năng tư duy logic, phân tích, tổng hợp tốt. Bạn cần có khả năng hiểu, phân tích các vấn đề kinh tế một cách chính xác, khoa học.
Thứ ba, khả năng giao tiếp, thuyết trình tốt. Trong lĩnh vực kinh tế, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình là vô cùng quan trọng. Bạn cần có khả năng giao tiếp hiệu quả với khách hàng, đối tác, đồng nghiệp. Bạn cũng cần có khả năng thuyết trình thuyết phục để truyền đạt thông tin, ý tưởng của mình đến người khác.
Thứ tư, khả năng làm việc nhóm tốt. Trong môi trường kinh doanh, bạn thường xuyên phải làm việc trong nhóm. Bạn cần có khả năng làm việc nhóm hiệu quả, phối hợp nhịp nhàng với các thành viên khác trong nhóm để đạt được mục tiêu chung.
THAM KHẢO THÊM: