Rừng xà nu là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Trung Thành. Tóm tắt Rừng xà nu - Ngữ văn lớp 12 bao gồm những tóm tắt truyện ngắn hay nhất giúp các em học sinh nắm bắt được nội dung và những nét chính của văn bản đã học, từ đó học tốt môn Văn lớp 12.
Mục lục bài viết
1. Khái quát về Tác giả Nguyễn Trung Thành:
1.1. Tiểu sử tác giả Nguyễn Trung Thành:
Nguyễn Trung Thành tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu, bút hiệu Nguyên Ngọc, ông sinh năm 1932 tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
Năm 1950, ông nhập ngũ, rồi làm phóng viên Báo Quân đội nhân dân ở liên khu V. Sau năm 1954, ông vẫn là người đặt nền móng cho công cuộc xây dựng cuộc sống mới ở miền Bắc. Năm 1962, ông tình nguyện trở lại chiến trường phía Nam, hoạt động ở Quảng Nam và Tây Nguyên. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông tiếp tục đóng góp cho phong trào văn nghệ của nhà nước.
Ông từng là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng Biên tập báo Văn nghệ.
1.2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Trung Thành:
Nguyễn Trung Thành là người có sự hiểu biết sâu sắc và gắn bó mật thiết với cảnh vật và con người Tây Nguyên. Vì vậy, những thành công lớn nhất với sự nghiệp của ông cũng gắn bó với mảnh đất này. Nhà văn gần gũi, thấu hiểu đời sống, tinh thần của đồng bào các dân tộc trên mảnh đất này.
Văn Nguyễn Trung Thành mang đậm âm hưởng sử thi của núi rừng Tây Nguyên. Ở đó, chất thơ hòa quyện với sự kỳ vĩ của núi rừng, của những con người bất khuất trung thành với quê hương, đất nước. Sức sống bất diệt, khả năng vươn lên vô tận của con người, sức sống luôn được đề cao trong các tác phẩm của ông.
Các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) là: Đất Nước Đứng Lên (1954), Đẹp Cao (1961), Đất Quảng (2 tập, 1971 – 1974)…
2. Tóm tắt tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành dễ nhớ nhất:
Tác phẩm “Rừng xà nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành được sáng tác vào đầu năm 1965 khi dân tộc ta bước vào cuộc chiến đấu căng go trực tiếp với đế quốc Mĩ. Tác phẩm ra đời như một sử thi ca ngợi, ủng hộ và tiếp thêm sức mạnh cho cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta.
Cảnh mở đầu là cánh rừng xà nu bạt ngàn hiện ra trước mắt người đọc. Rừng xà nu trong “tầm đại bác” của giặc đang gồng lên từng ngày ưỡn ngực, vươn cao để che chở cho dân làng Xô Man. Câu chuyện về cánh rừng Xà Nu không dừng lại ở đó mà tập trung vào nhân vật trung tâm của tác phẩm là Tnú được khắc họa qua lời kể của cụ Mết tại căn nhà rông dưới ánh lửa hồng đang cháy bập bùng. Cụ kể về cuộc đời, sự trưởng thành và con đường làm cách mạng của Tnú cũng như cả một giai đoạn lịch sử của làng Xô Man trong thời kì kháng chiến chống Mỹ.
Tnú là một đứa trẻ mồ côi được cụ Mết và dân làng Xô Man nuôi dưỡng. Lớn lên, anh được Quyết dẫn đi theo cách mạng. Tnú cùng Mai được giao nhiệm vụ nuôi giấu cán bộ, làm giao liên cho anh Quyết. Trong lúc đi đưa thư anh bị giặc bắt và tra tấn dã man nhưng anh nhất quyết không chịu khai. Ba năm sau, người anh hùng trở về làng. Anh Quyết lúc đó đã hi sinh, Tnú kết hôn với Mai họ có một gia đình nhỏ, hạnh phúc nhưng không quên nhiệm vụ chống lại kẻ thù cùng dân làng. Khi bọn giặc kéo đến do có thằng Dục làm tay sai cho chúng, nên chúng đã lùng sục khắp nơi quyết bắt được Tnú. Cụ Mết dẫn anh trốn vào rừng, chúng không bắt được anh nên chúng đã bắt Mai cùng đứa con nhỏ của anh làm con tin. Chúng đánh đập tra tấn vợ con anh một cách tàn nhẫn. Tnú đau xót xông ra cứu vợ con nhưng không kịp, anh còn bị chúng bắt lại và hành hạ dã man bằng cách tẩm nhựa cây xà nu thiêu cháy mười đầu ngón tay anh để dọa nạt dân làng. Ngay trong đêm ấy cụ Mết đã lãnh đạo các thanh niên làng ập đến cứu được Tnú. Không lâu sau, Tnú tạm biệt dân làng và lên đường tham gia chiến đấu dũng cảm, anh dùng chính đôi bàn tay tàn tật của mình giết giặc.
Tác phẩm kết thúc bằng hình ảnh cụ Mết và Dít tiễn Tnú trở về đơn vị sau ba ngày nghỉ phép. Trước mắt họ hiện ra không gian mênh mông của rừng xà nu. Hình ảnh những cây xà nu cao thấp khác nhau cũng tương ứng với các thế hệ của dân làng Xô Man.
3. Tóm tắt tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành ngắn gọn nhất:
Mẫu 1:
Sau ba năm tham gia giải phóng quân, Tnú trở về thăm làng. Làng Xô Man, ở Tây Nguyên, nằm giữa một khu rừng ngàn năm tuổi, ngày nào cũng hứng chịu hỏa lực pháo binh của địch. Thằng bé Heng gặp Tnú ở con nước lớn, cậu đã dẫn đường cho Tnú về làng.
Đêm đó, cụ Mết tập hợp dân làng lại và kể cho mọi người nghe về lịch sử đấu tranh của làng, lịch sử đó gắn liền với cuộc đời của Tnú.
Mỹ Diệm kéo tới làng Xô man lùng sục, khủng bố dữ dội dân làng, nhưng làng Xô man vẫn một lòng bí mật nuôi giấu cán bộ (anh Quyết). Quân giặc giết anh Xút, bà Nhan, Tnú và Mai được giao nhiệm vụ tiếp tế và giao liên cho anh Quyết, hai người được anh Quyết dạy chữ.
Một lần, trong chuyến đi giao thư của Quyết về huyện, Tnú đã bị địch phục bắt. Chúng đã tra tấn đanh đập dã man nhưng Tnú nhất quyết không khai và bị chúng giam lại. Sau ba năm. Anh trốn khỏi ngục, anh trở về làng thay anh Quyết lãnh đạo buôn làng Xô man tích cực chuẩn bị vũ trang chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa.
Tin làng Xô Man chuẩn bị vũ khí, chờ thời cơ khởi nghĩa đã đến tai phía giặc. Khi đứa con Tnú chưa đầy một tháng tuổi, thằng Dục – tay sai của giặc đã đưa lính đến lùng sục khắp làng quyết bắt kỳ được Tnú. Cụ Mết, Tnú dẫn thanh niên của làng trốn vào rừng. Không tìm được người, bọn giặc đã bắt Mai và đứa con nhỏ của Tnú hanh hạ dã man.
Trốn trong rừng, Tnú đã chứng kiến tất cả cảnh vợ con bị giặc tra tấn. Lòng anh sục sôi căm thù, Tnú lao vào bọn giặc cứu vợ con nhưng anh bị bắt lại. Mai và đứa con đã chết. Bọn giặc trói anh lại và tẩm nhựa Xà nu đốt cháy mười đầu ngón tay anh trước mặt dân làng để răn đe.
Tnú kiên cường không chịu khuất phục, không kêu la dù là một tiếng. Khi Tnú hét lên một tiếng, dân làng Xô man đồng thanh nổi dậy chống lại quân giặc. Tnú gia nhập Giải phóng quân chống lại quân giặc. Anh đã dũng cảm lập công, và được viên chỉ huy cho phép vào thăm làng một đêm.
Sáng ngày hôm sau, Cụ Mết, Dít tiễn anh lên đường tiếp tục cuộc kháng chiến. Họ chia tay nhau ở đồi xà nu, tiếp tục lên đường chống lại quân giặc.
Mẫu 2:
Câu chuyện kể về một ngôi làng ở Tây Nguyên – làng Xô Man – giữa cánh rừng xà nu mênh mông, ngày ngày hứng chịu những đợt pháo kích của giặc.
Chiến tranh nổi lên, những đứa bé trong làng như Dít và Bé Heng đã trở thành du kích tham gia kháng chiến. Đêm ấy, cả làng tụ họp, Dít kiểm tra giấy phép xong, còn cụ Mết thì tự hào kể cho mọi người nghe về lịch sử đấu tranh khởi nghĩa của làng, gắn liền sâu sắc với cuộc đời của Tnú.
Bố mẹ mất sớm, Tnú được dân làng Xô Man chăm sóc và nuôi dưỡng Lúc đó, Mỹ – Diệm khủng bố bằng bom đạn, nhưng làng vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ (anh Quyết). Mặc dù còn nhỏ, Tnú và Mai được phân công làm liên lạc viên cho anh Quyết, được anh Quyết dạy đọc, dạy viết. Có lần, trong một chuyến đi giao thư về huyện, Tnú bị bắt và bị tra tấn nhưng vẫn không chịu khai. Ba năm sau, khi Tnú trốn khỏi tù trở về, anh Quyết đã hy sinh. Tnú cưới Mai và chuẩn bị chiến đấu với dân làng. Tin làng Xo Man chuẩn bị vũ khí, chờ thời cơ nổi dậy đã đến tai địch. Thằng Dục – tay sai của địch đưa lính đến lùng sục khắp làng. Cụ Mết, Tnú, cùng thanh niên trốn vào rừng. Không bắt được Tnú, bọn giặc bắt Mai với đứa con nhỏ chưa đầy một tháng tuổi của hai người hành hạ, tra tấn dã man cho đến chết. Tnú vội vã xông ra nhưng không cứu được vợ con, anh bị chúng bắt trói và hanh hạ bằng cách tẩm nhựa xà nu thiêu cháy mười đầu ngón tay để răn đe tinh thần dân làng. Tuy nhiên, ngay đêm đó, khi Tnú bị Bắt, Cụ Mết đã dẫn thanh niên vào rừng lấy vũ khí cất giấu đem về làng và đồng loạt xông lên giết hết lũ giặc để cứu Tnú. Làng Xô Man đồng khởi thắng lợi giết hết quân địch. Tnú gia nhập Giải phóng quân cùng giết giặc giành tự do, anh dũng cảm lập chiến công, được chỉ huy cho phép về thăm làng một đêm.
Sáng ngày hôm sau, Tnú lại tạm biệt dân làng về đơn vị. Cụ Mết và Dít tiễn Tnú. Ba người nhìn về phía xa xa thấy đồi xà nu xanh ngút ngàn trải dài tới tận tận chân trời. Họ chia tay nhau ở rừng xà nu, tiếp tục lên đường thực hiện nhiệm vụ.