Nam Cao là nhà văn lớn của trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 -1945, các tác phẩm của ông thể hiện sự phê phán khá toàn diện và triệt để tính chất thoát ly, tiêu cực của văn chương lãng mạn đương thời. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về cuộc đời, phong cách và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nam Cao để người đọc có thể hiểu hơn về phong cách nghệ thuật cũng như những sáng tác của ông.
Mục lục bài viết
1. Vài nét về tiểu sử của nhà văn Nam Cao:
– Nam Cao sinh năm 1915, mất năm 1951.
– Tên thật là Trần Hữu Tri.
– Quê: phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam nay là huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
– Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo. Nhà Nam Cao nghèo, làng Đại Hoàng lại càng nghèo hơn, bởi đây là vùng chiêm trũng, nông dân xưa nghèo đói, bị ức hiếp, dục khoát.
– Thở bé, ông theo học ở trường làng, cấp tiểu học và bậc trung học thì học ở trường Cửa Bắc rồi trường Thành Chung (nay là trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong tại tỉnh Nam Định). Tuy nhiên, vì lí do sức khỏe yếu nên về quê dưỡng bệnh, mặc dù vẫn chưa thi được bằng.
– Năm 18 tuổi vào Sài Gòn, ông nhận làm thư ký cho một hiệu may và bắt đầu viết truyện để kiếm tiền mưu sinh.
– Tháng 4/1943, Nam Cao là một trong những thành viên đầu tiên gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc, nhưng sau đó, ông phải lánh về quê vì quân địch truy lùng gắt gao.
– Cách mạng tháng Tám thành công, Nam Cao cùng tham gia cướp chính quyền ở phủ Lý Nhân. Sau đó, ông được cử làm Chủ tịch xã của chính quyền mới ở địa phương.
– Năm 1946, Nam Cao lại quay lại hoạt động trong Hội Văn hóa Cứu quốc và vào miền Nam với tư cách phóng viên.
– Mùa thu năm 1947, Nam Cao lên
– Tháng 05/1951, Nam Cao cùng nhà văn Nguyễn Huy Tưởng về dự Hội nghị văn nghệ tại Liên khu 3 và sau này về công tác tại Liên khu 4.
– Năm 1951 Nam Cao đã ngã xuống bỏ lại bao dự định dang dở lúc tài năng đang đương độ chín mùi, ông đã hy sinh một cách anh dũng trong tư cách một nhà văn chiến sĩ, trong khao khát tiếp tục có nhiều đóng góp cho dân tộc, cho quê hương.
2. Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nam Cao:
2.1. Quan điểm nghệ thuật:
Theo quan điểm của Nam Cao, văn chương phải thể hiện chân thật và trung thực đối với con người. “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ kiếp lầm than” (Trăng sáng). Văn chương phải được kết nối với đời sống của nhân dân lao động, vì nghệ thuật là một phần của cuộc sống của con người. Với ông, văn chương là một nghệ thuật có ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc sống của con người. Văn chương phải trung thực, đáng tin cậy, và phải liên quan đến đời sống của nhân dân lao động. Nó chỉ có thể được coi là nghệ thuật vị nhân sinh khi có giá trị và ý nghĩa đối với cuộc sống của con người.
Đối với Nam Cao, một tác phẩm văn học chỉ có giá trị khi nó có ý nghĩa xã hội rộng lớn, sâu sắc và mang trong mình nội dung nhân đạo sâu sắc. “…phải là một tác phẩm chung của tất cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì đó lớn lao, cao cả, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng tình thương, lòng bác ái, sự công bình. Nó làm cho người gần người hơn.” (Đời thừa). Nó cần phải là một tác phẩm đại diện cho tất cả loài người, chứa đựng những giá trị cao cả và đau đớn, đồng thời mang đến sự phấn khởi. Tác phẩm phải ca tụng tình thương, lòng bác ái và sự công bằng, góp phần làm cho con người thân thiết hơn nhau.
Theo tác giả, một nhà văn chỉ có thể viết ra tác phẩm có giá trị khi không ngừng sáng tạo và tìm tòi. . “Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Tác giả cho rằng nhà văn cần có một vốn sống phong phú để có thể viết ra những tác phẩm có giá trị. Văn chương chỉ có thể thu hút được người đọc khi được viết bởi những người biết đào sâu, biết tìm tòi và khơi nguồn sáng tạo, tạo ra những điều chưa từng có trước đây.
Hơn thế nữa, một nhà văn chân chính phải là một người có lương tâm nghề nghiệp. “Sự cẩu thả trong bất kì nghề gì cũng là sự bất lương rồi. Còn sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện.” Những điều trên cho thấy Nam Cao đã ý thức được sứ mệnh cao cả của người cầm bút là “Muốn viết cho nhân đạo trước hết phải sống cho nhân đạo.”
2.2. Các mảng đề tài chính trong văn học của Nam Cao:
Trước Cách mạng tháng Tám, truyện của Nam Cao tập trung vào hai đề tài chính là cuộc sống của người trí thức nghèo và người nông dân nghèo. Tác phẩm của ông thường xoay quanh một tư tưởng chung, đó là niềm băn khoăn trước tình trạng con người bị hủy hoại về mọi mặt do hoàn cảnh đói nghèo mang lại.
Với đề tài người trí thức nghèo, Nam Cao miêu tả sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của những người này trong xã hội cũ. Họ có hoài bão, lý tưởng, tài năng, nhưng lại bị gánh nặng cơm áo gạo tiền và hoàn cảnh xã hội bóp nghẹt trở thành những người thừa sống mòn. Qua đó, ông phê phán xã hội phi nhân tính đã tàn phá tâm hồn con người đồng thời thể hiện niềm khao khát một cuộc sống có ích, thực sự có ý nghĩa.
Đối với đề tài người nông dân, Nam Cao đã khắc họa bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam nghèo đói thế thảm trước những năm 1945. Ông tập trung khắc họa cuộc sống của những người thấp kém, bị chà đạp, nhẫn nhục và những người bị đẩy vào tình trạng bần cùng, tha hóa, lưu manh hóa. Trong quá trình sáng tác, ông đi sâu miêu tả tâm lý để khẳng định bản chất lương thiện của họ. Đồng thời, ông cũng kết án xã hội tàn bạo đã hủy diệt nhân tính của những người nông dân hiền lành đồng thời khẳng định nhân phẩm và bản chất lương thiện của họ.
2.3. Các tác phẩm của Nam Cao:
a. Truyện ngắn
Nhỏ nhen, Làm tổ, Lang Rận, Lão Hạc (1943), Mong mưa, Một truyện xu-vơ-nia, Một đám cưới (1944), Đôi móng giò, Đời thừa (1943), Ba người bạn, Bài học quét nhà (1943), Bảy bông lúa lép, Cái chết của con Mực, Cái mặt không chơi được, Chuyện buồn giữa đêm vui, Cười, Con mèo, Đòn chồng, Đón khách, Đui mù, Mua danh, Mua nhà, Một bữa no (1943), Người thợ rèn, Con mèo mắt ngọc, Chí Phèo (1941), Đầu đường xó chợ, Điếu văn, Đôi mắt (1948), Nhìn người ta sung sướng, Những chuyện không muốn viết, Những trẻ khốn nạn, Nghèo (1937), Nụ cười, Trẻ con không được ăn thịt chó (1942), Truyện biên giới, Truyện tình, Tư cách mõ (1943), Từ ngày mẹ chết, Xem bói, Dì Hảo (1941), Nỗi truân chuyên của khách má hồng (1946), Mò Sâm Banh (1945), Truyện người hàng xóm, Rình trộm, Nước mắt, Nửa đêm, Phiêu lưu, Quái dị, Quên điều độ, Anh tẻ, Rửa hờn, Sao lại thế này?, Thôi về đi, Giăng sáng (1942), Làm tổ
b. Tiểu thuyết
“Truyện người hàng xóm”
Tiểu thuyết Sống mòn
Bốn tiểu thuyết bị thất lạc: Cái bát, Một đời người, Cái miếu, Ngày lụt.
3. Phong cách nghệ thuật:
Nam Cao là một nhà văn tài hoa trong việc miêu tả những chi tiết nhỏ nhặt, tầm thường trong cuộc sống hàng ngày. Những tác phẩm của ông chứa đựng những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, và các triết lý sâu sắc về con người, cuộc sống và nghệ thuật. Phong cách viết của Nam Cao rất sắc bén, tinh tế và đầy suy nghĩ, đồng thời mang trong mình tình cảm yêu thương.
Nam Cao rất quan tâm đến việc tìm hiểu và phân tích tâm lý con người. Ông được đánh giá là một nhà văn giỏi trong nghệ thuật phân tích và diễn tả tâm lý nhân vật. Để tái hiện chân thật các quá trình tâm lý phức tạp và khắc họa rõ nét những quá trình này, ông thường tập trung vào việc miêu tả tâm trạng, độc thoại và đối thoại nội tâm, và sử dụng thành công hình thức tự truyện.
Các tác phẩm của Nam Cao chứa đựng những triết lý sâu sắc, được lấy cảm hứng từ cuộc sống thực và những trải nghiệm tâm lý đầy đau đớn của tác giả. Phong cách nghệ thuật của ông thường kết hợp với các mệnh đề triết lí và truyền tải tư tưởng giản dị nhưng sâu sắc. Ngôn ngữ của Nam Cao sống động, tinh tế và gần gũi với ngôn ngữ thường ngày của quần chúng.
Tuy chỉ cầm bút trong khoảng 15 năm nhưng với tài năng và lương tâm của mình, Nam Cao đã để lại cho nền văn học Việt Nam một khối lượng lớn tác phẩm có giá trị. Bức tranh xã hội qua những tác phẩm của ông nên tuy không thật lớn lao, đồ sộ nhưng rất mực chân thực và sâu sắc. Ông xứng đáng được coi là người kế tục cho truyền thống tốt đẹp của chủ nghĩa hiện thực, góp phần đưa trào lưu văn học này phát triển lên một trình độ nghệ thuật mới trong một giai đoạn tưởng chừng như bế tắc, khi mà lưỡi kéo kiểm duyệt của chính quyền thực dân trở lại hà khắc, văn học hiện thực không còn quy mô rộng lớn như trước, không còn mang tính chiến đấu trực tiếp mạnh mẽ như trước.