Ca dao là một nét đẹp văn hóa trong kho tàng văn hóa Việt Nam. Vậy, Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa nói về điều gì? Một số ví dụ về các câu ca dao xưa mà cha ông ta để lại các bạn có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Tổng quan về ca dao:
Ca dao tục ngữ là những nét đẹp văn hóa nghệ thuật của cha ông ta xưa tạo lên một kho tàng tri thức làm giàu và đẹp hơn cho ngôn ngữ tiếng việt. Mang nhiều ý nghĩa khác nhau hàm nghĩa trong từng câu chữ có vần điệu dễ học dễ đọc, dễ hiểu mang lại một đời sống tinh thần văn chương trù phú. Vậy ca dao là gì?
1.1. Ca dao là gì?
Ca dao là một thuật ngữ hán việt xuất hiện từ xa xưa. Ca có nghĩa là một bài hát có chương, có giai điệu. Còn dao là một bài hát ngắn. Ca dao có nghĩa là những lời thơ trữ tình dân gian cùng với sự kết hợp âm nhạc khi diễn xướng tạo lên những bài ca dao dễ học, dễ thuộc diễn tả thế giới nội tâm của con người, những đề tài trong cuộc sống. Khi tạo ra ca dao, mục đích của nó dùng để tuyên truyền, dễ dàng truyền miệng nên từ ngữ dễ hiểu, gieo vần, nhịp điệu dễ thuộc. Vì trước kia đa phần người dân nước ta đều không biết chữ, nhưng để lưu truyền được đến tận ngàn đời về sau, hình thực truyền miệng là tốt nhất. Và ca dao ra đời như để tô điểm thêm màu sắc sinh động cho cuộc sống, để bộc lộ tâm tư, tình ảm của người nói, người viết đến người nghe, người đọc những vấn đề trong cuộc sống.
Những câu ca dao này thường được tạo lên bởi thể thơ lục bát gieo vần dễ nhớ, được sáng tác bởi những con người lao động xưa. Dẫu chẳng ai biết nguồn gốc hay tác giả tạo lên những bài ca dao ấy là ai, xong cho đến ngày này nó vẫn luôn là một giá trị văn hóa ghi đậm dấu ấn của người Việt cần được gìn giữ và truyền đạt lại cho con cháu về sau.
Nó là một thú vui giải trí, món ăn tinh thần của cha ông ta, xong cũng truyền đạt nhiều bài học kinh nghiệm, miêu tả các khía cạnh của cuộc sống đời thường một cách chân thực nhất và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt sản xuất. Đồng thời cũng là nơi để những người dân nghèo rãi bày uất ức, cực khổ của mình cũng như sự lên án một xã hội bất công trong xã hội cũ.
Mang nhiều ý nghĩa tuyệt vời, cùng khả năng chơi chữ, gieo vần tốt, các nghệ thuật sử dụng từ ngữ, tinh hoa hội tụ đất trời từ những người lao động trong xã hội cũ, đến nay các bài ca dao này cũng được đưa vào trong chương trình học tập của học sinh. Nó như những bài học không chỉ về cách sử dụng từ ngữ, nghệ thuật văn học mà còn là để con cháu có sự nhìn nhận, hình dung rõ nét những hình ảnh đời sống của xã hội cũ và rút ra được nhiều bài học quý giá được cha ông ta đúc kết trong từng ý thơ câu chữ.
1.2. Đặc điểm của ca dao:
Trong ca dao mang những đặc điểm dễ nhận biết để phân biệt với các thể loại văn học khác như tục ngữ, thơ hay truyện. Dưới đây là các đặc điểm của ca dao mà bạn cần biết:
– Thứ nhất, về đặc điểm nội dung. Ca dao diễn tả một khía cạnh về đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm, mong muốn của nhân dân trong các quan hệ tình cảm đôi lứa, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước,… Các bài ca dao mang trong mình nhiều đề tài thú vị về các khía cạnh của đời sống xã hội. Đặc biệt những câu ca dao này thường thể hiện các chủ đề là các tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa. Những câu ca dao ấy biểu hiện cho cuộc đời nhiều cay đắng, sót xa nhưng đằm thắm ân tình của con người Việt Nam. Bên cạnh đó cũng có những bài ca dao được sáng tác một cách hài hước, vui nhộn thể hiện tinh thần lạc quan của con người lao động, dù khổ cực nhưng vẫn tích cực sống và phấn đấu vì cuộc sống của họ.
– Thứ hai, về đăch điểm nghệ thuật. Ca dao được tạo lên bởi lời thơ thường ngắn gọn, súc tích và đơn giản. Vì mục đích vừa là giải trí vừa để truyền miệng dễ dàng, dễ đọc, dễ học, dễ nhớ nên các bài ca dao thường rất ngắn gọn. Ca dao thường hay sử dụng thể thơ lục bát hay thể thơ lục bát biến thể để tạo lên những câu thơ, những bài ca dao dễ dàng học thuộc, dễ dàng nhớ với nối deo vần cực ấn tượng của thể thơ này. Chính vì lẽ đó, thể thơ lục bát, song thất lục bát, các thể thơ lục bát biến thể dần trở thành một thể thơ đặc trưng của người dân Việt Nam, là điểm nhấn văn hóa ấn tượng trong kho tàng văn hóa Việt Nam. Ca dao còn sử dụng ngôn ngữ gần gũi, các ngôn từ như lời ăn tiếng nói hàng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ. Đó là điểm cộng thứ hai giúp cho dòng ca dao này có thể dễ dàng truyền miệng, tốc độ lan truyền nhanh, hiệu quả. Lối diễn đạt của ca dao cũng mang đậm hình thức sắc thái dân gian thể hiện bản sắc vân hóa dân tộc rõ ràng.
2. Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa nói về điều gì?
Để biết được ca dao than thân yêu thương tình nghĩa nói về điều gì, trước tiên bạn cần biết ca dao than thân là gì?
Vậy, ca dao than thân là gì? Đó là những câu ca dao có nội dung nói về những người đau khổ lầm than trong xã hội cũ, họ phải chịu đựng trăm đắng ngàn cay, những đè nén, áp bức, uất ức, tủi nhục, hờn giận mà không biết chia sẻ cùng ai.
Cũng bởi vì những uất ức đó không biết giải bẫy cùng ai nên họ thường gửi tất cả những nỗi niềm của mình vào ca dao, mượn ca dao để thổ lộ, chia sẻ những nỗi niềm đau khổ, cực nhọc của bản thân.
Sau khi tìm hiểu về ca dao là gì, ca dao than thân là gì, bạn đã biết ca dao than thân yêu thương tình nghĩa là gì? Đây chính là những câu ca dao diễn tả đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ đôi lứa, gia đình, quê hương, đất nước,…
Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa được tạo ra với chủ đề chính là những tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa cất lên từ cuộc đời còn nhiều xót xa, cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của con người Việt Nam.
Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa thể hiện nỗi niềm chua xót đắng cay và thình cảm yêu thương chung thủy của người bình dân trong xã hội cũ.
3. Một số ví dụ về ca dao than thân yêu thương tình nghĩa:
Dưới đây là một số ví dụ về các câu ca dao than thân yêu thương tình nghĩa mà cha ông ta đã để lại và lưu truyền đến ngàn đời về sau:
Ngồi buồn vọc nước giỡn trăng
Nước xao trăng dợn biết là về đâu.
Ngồi buồn quăng đá xuống sông
Quăng đá đá nổi, quăng bông bông chìm.
Anh ở đợ ba năm, không tiền dư ăn miếng kẹo,
Em lại thân nghèo, chọc ghẹo làm chi?
Đem thân vào chốn cát lầm
Cho thân lấm láp như mầm ngó sen
Đêm đêm ngồi tựa bóng đèn
Than thân với bóng, giải phiền với hoa
Buồn chiều, buồn cả sáng mai
Một ngày đằng đẵng là hai cơn buồn.
Trách duyên trách số lỡ làng
Cầm gương gương tối, cầm vàng vàng phai.
Qua cầu than thở cùng cầu
Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiêu.
Một mình ấm lạnh cho xong
Hai hơi thêm nực hai lòng thêm lo.
Ra đường trông thấy tơ người
Về nhà trông thấy chỉ tôi tôi buồn.
Tiếc nồi cơm trắng để ôi
Tiếc con người lịch mà soi gương mờ.
Con cò lặn lội bờ sông,
Muốn lấy vợ đẹp mà không có tiền.
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung 1 giàn.
Đã giàu thì lại giàu thêm
Đã khó lại khó cả đêm lẫn ngày.
Con cò lặn lội bờ sông
Ngày xuân mòn mỏi má hồng phôi pha.
Cái cò là cái cò vàng
Mẹ đi bán hàng, nhà lại vắng cha
Vắng cha thì ở với bà
Không ở với chú, chú là đàn ông.
Giơ tay em hứng sương trời,
Rửa làm sao sạch những lời thị phi?
Hết mùa áo rách quần hư
Tính đi tính lại chẳng dư xu nào.
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi.
Muối ba năm muối đang còn mặn,
Gừng chín tháng, gừng hãy còn cay.
Đôi ta tình nặng nghĩa dày,
Có xa nhau đi nữa, ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.
Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng,vỏ ngoài thì đen
Ai ơi nếm thử mà xem
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.
Trèo lên cây khế nửa ngày
Ai làm chua xót lòng này khế ơi!
Mặt trăng sánh với mặt trời
Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng
Mình ơi có nhớ ta chăng?
Ta như sao vượt chờ trăng giữa trời!
Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên.
Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề.