Phủ Đồi Ngang là một di tích văn hóa tâm linh thuộc hệ thống thờ tín ngưỡng tứ phủ thánh cậu ở miền Bắc Việt Nam. Nó gắn liền với truyền thống về Cậu bé Đồi Ngang, một trong những vị thần linh thiêng ở chốn đây. Bài viết xin giới thiệu về: Cậu bé Đồi Ngang là ai? Sự tích về Cậu Quận Đồi Ngang? Lễ hội Phủ Đồi Ngang? Đền thờ Cậu Quận Đồi Ngang? Văn khấn cậu Quận Đồi Ngang?
Mục lục bài viết
1. Cậu bé Đồi Ngang là ai?
Cậu Bé Đồi Ngang hay còn gọi là Cậu Quận Đồi Ngang, là một trong mười hai vị thánh cậu thuộc hàng Tứ Phủ Thánh Cậu. Tương truyền rằng, cậu Bé Đồi Ngang mặc y phục là màu xanh lá cây, đầu vấn khăn quanh trán,…. khi giáng trần. Đây là vi thần rất linh thiêng và hay giáng đồng.
2. Sự tích về Cậu Quận Đồi Ngang:
Theo truyền thuyết, sự tích về Cậu bé Đồi Ngang gắn liền với lần giáng trần thứ 3 của Thánh Mẫu Liễu Hạnh tại vùng Đồi Ngang, Phố Cát. Trong lần Thánh Mẫu Liễu Hạnh giáng thế lần thứ ba, Mẫu hiển thánh tại vùng đất Nho Quan, Ninh Bình vào khoảng thế kỷ XVI. Vị thần đã biến hóa thành cô thôn nữ dọn quán bán nước ven đường (được xác định là vị trí trước cổng đền ngày nay) để quan sát, bảo vệ nhân dân, dùng phép thuật trừ tà ác, cũng vừa là để thử lòng trần gian.
Lúc bấy giờ, có một người con trai họ Mai ở vùng đất Thanh Hoa cũng trong cùng cảnh đọa đày, giáng trần. Rồi cơ duyên đã đưa họ tới gần với nhau và tâm đầu ý hợp. Trong một cuộc trò truyện, hai người cùng nhau nghĩ về cuộc sống gia đình hạnh phúc với những đứa con thì bỗng nhiên có tiếng khóc của một đứa bé gần đó và đó chính là đứa con ước nguyện của Thánh Mẫu Liễu Hạnh và người đàn ông họ Mai.
Theo thời gian, cậu bé lớn lên và trưởng thành với khí phách rất hiên ngang, chuyên tâm giúp dân giúp nước, cứu người. Tương truyền rằng cậu là người sống phóng khoáng, hiền lành nhưng thẳng thắn và dứt khoát, cậu sẵn sàng cho một người không quen biết tất cả nếu người đó có tâm sáng, hiền lành. Nhưng nếu không bằng lòng với ai, cậu bé cũng sẽ lấy hết những gì mà người đó có. Do đó, Phủ Ngang ngoài thờ Mẫu Liễu Hạnh, còn là một nơi linh thiêng thờ Cậu Bé Đồi Ngang.
3. Lễ hội Phủ Đồi Ngang:
Lễ hội phủ Đồi Ngang diễn ra vào ngày 10 đến ngày 20 tháng 2 âm lịch hàng năm. Hiện nay, lễ hội phủ Đồi Ngang diễn ra các phần tế và hầu đồng, thuật lại về các sự tích, công lao của các vị thần, các vị anh hùng dân tộc, đây là những hoạt động tín ngưỡng mang tính chất độc đáo, có giá trị di sản văn hoá tinh thần, phi vật thể của văn hóa nước ta.
Cũng như người dân khu vực đền Dâu và đền Quán Cháo ở Tam Điệp, người dân Nho Quan nơi đây cũng tổ chức lễ hội đền để tưởng nhớ Cậu bé và Công chúa Liễu Hạnh, theo truyền thuyết, là người đã hóa thân vào người dân bản địa để giúp nghĩa quân Tây Sơn đánh giặc.
Lễ hội phủ Đồi Ngang còn gắn kết với các lễ hội trong và ngoài tỉnh tạo thành tuyến du lịch tâm linh tại vùng đất Ninh Bình: đền Dâu – quán Cháo (thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình); phủ Dày, phủ Sòng Sơn, phủ Tây Hồ…
Phủ Đồi Ngang cùng với điểm du lịch khác của Nho Quan nơi đây bao gồm: Vườn Quốc gia Cúc Phương; Khu tắm ngâm nước khoáng Cúc Phương; Khu du lịch nghỉ dưỡng Cucphuong Orion Resort; Khu du lịch sinh thái hồ Đồng Chương; Hang động Vân Trình, xã Thượng Hòa; Khu du lịch hang Bụt – động Thiên Hà, xã Sơn Hà đã được kết nối tạo thành những tuyến các địa điểm du lịch tâm linh và thiên nhiên, tạo điều kiện phát triển kinh tế cho địa phương.
4. Đền thờ Cậu Quận Đồi Ngang:
Đền thờ Phủ Đồi Ngang là một trong những di tích văn hóa tâm linh thuộc hệ thống thờ tín ngưỡng Tứ Phủ Thánh Cậu ở miền Bắc và niềm Nam Việt Nam. Đền thờ nằm tại xã Phú Long, Nho Quan, Ninh Bình ngày nay.
Hướng dẫn đường đi: Từ Quốc lộ 1A tại thành phố Tam Điệp đi dọc theo Quốc lộ 12B về ngã 3 Rịa rẽ vào Quốc lộ 45 khoảng 1 km là chúng ta có thể đến được Phủ Đồi Ngang hoặc có thể theo đường quốc lộ 38B từ thị trấn Thiên Tôn về ngã 3 Rịa. Phủ Đồi Ngang nằm bên đồi thông, thờ Công chúa Liễu Hạnh và thờ Cậu Bé Đồi Ngang, phủ nằm ở trên con đồi có một con đường ngang đi qua nên gọi là phủ Đồi Ngang.
5. Văn khấn cậu Quận Đồi Ngang:
Nét đẹp tâm linh là một trong những tín ngưỡng văn hóa lâu đời ở Việt Nam. Đặc biệt, là ngày lễ hội Phủ Đồi Ngang luôn thu hút được nhiều tín đồ ở khắp mọi miền Tổ Quốc. Dưới đây là một vài bài lễ khấn khi tín chủ đến Đền thờ:
Trên trời nổi trận mưa sa
Hồng vân ngũ sắc hoá ra cậu Hoàng
Nguyên xưa cậu ngự Đồi Ngang
Có lệnh Mẫu truyền cậu kíp ra ngay
Tháng ba trảy hội Phủ Dầy
Công Đồng, Phủ Bóng ra ngay Phủ Bà
Về đồng chit chiếc khăn hoa
Kì thi khoá hội cậu ra kinh kỳ
Vua yêu, Mẫu lại yêu vì
Nâng niu như ngọc lưu ly vàng mười
Ngọc lưu ly càng nhìn càng thắm
Bông hoa đào càng ngắm càng xinh
Cậu Hoàng ba bảy tuổi xanh
Anh tài nhất mực thông minh tuyệt vời
Trái đào tóc chấm ngang vai
Tay cầm quyển sổ bút ngọc cài tai đi chấm đồng
Tai nghe nhạc ngựa long nhong
Nhạc ngựa cậu Quận đèn chong cậu về
Con ngựa hồng khoan khoan chân bước
Giương cung thần bắn suốt mình chim
Một đàn chim nhạn bay lên
Tránh sao cho khỏi mũi tên cậu Hoàng
Cái cung bạc, mũi tên vàng
Giương cung cậu bắn rõ ràng mười mươi
Cậu ăn chơi nghiêng nước đổ trời
Có khi thanh lịch tốt tươi anh hào
Đền đây khuya sớm ra vào
Đôi tay nâng bức màn đào quỳ tâu
Ngày ngày đôi buổi theo hầu
Vua cha cũng quý Chúa Chầu cũng thương
Tấu cho phật thánh mười phương
Thanh đồng đệ tử tựa nương trăm tuổi già
Tục truyền tháng tám hội Cha
Tháng ba hội Mẫu gần xa nức lòng
Cậu Đồi giục ngựa qua sông
Hèo hoa cậu vác thương đồng phải theo
Thương đồng tứ núi cũng leo
Thất sông cũng lội cửu đèo cũng qua
Chân tâm niệm chữ Di Đà
Vào chùa Non Nước hái hoa đem về
Băng rừng vạn dặm suối khe
Khi chơi Yên Tử lúc về Quỳnh Lâm
Thương người thành kính nhất tâm
Cứu cho thoát ách trầm luân mọi loài
Cậu nay đích thực người trời
Tỏ lòng trung hiếu thương người trần ai
Gia ân tiếp lộc ban tài
Tạ xong ba lễ cậu ngồi nghe văn
Văn cậu bắn cung
Anh hùng có một không hai
Côn quyền kiếm kích đủ tài kinh luân
Đường đường rạng vẻ đai cân
Cung đeo kiếm giắt tiến quân lên ngàn
Ba quân nghe lệnh truyền ban
Bốn phương tám hướng quanh ngàn bủa vây
Cung vàng cầm chắc trong tay
Tên thần lắp sẵn tên bay nhẹ nhàng
Chim ưng đà điểu đại bàng
Cùng loài hổ bảo sói lang hại người
Thơ chuốc rượu cậu
Chả mấy khi cậu Hoàng xe loan giá ngự về đồng
Bên tả cung văn dâng câu phú
Bên hữu có chư thanh đồng chuốc rượu hầu dâng
Tay tiên chuốc chén rượu đào
Nhất tuần sơ dâng lên cúng mẫu
Các cô dâng vào rước cậu Hoàng xơi
Nhị tuần á dâng lên cung mẫu
Các cô dâng vào rước cậu Hoàng xơi
Tam tuần trung dâng lên cung mẫu
Các cô dâng vào rước cậu Hoàng xơi
Vỉa:
Cậu Hoàng xem hoa từ thủa lên ba
Cậu ngắm nhìn trăng từ thủa trăng còn trăng trong
Nam thời thành có ai đi lễ mẫu
Trong tỉnh nam thành đất thiên hương lắm chùa nhiều miếu
Thú hữu tình vui thật là vui
Cũng không đâu đẹp bằng phong cảnh đền đây
Nửa vầng trăng khuyết ba sao giữa trời
Có ai lên cho cậu bé nhắn gửi đôi lời
Ở trên cung nguyệt có người hằng nga giáng thế
Có ai lên cho cậu bé nhắn gửi khách ông giăng già
Cầm kỳ thi họa ai là người hơn
Có đêm xuân cậu bé hiến tửu nghe gảy cung đàn
Cô bà tang tình, cô bốn, cô năm, cô sáu
Cô bảy, cô tám, cô chín, cô mười một, cô mười hai
Hái bông huê thơm, bông huê tươi tốt, bông huê tốt đẹp
Để cho cậu bé dắt ở trên đầu
Tấp nập rộn ràng bản đền hôm nay,
Trăng đèn kết chữ kéo cậu Hoàng về ngự vui
Buộc ở ngoài hiên con ngựa xám
Có lệnh mẫu truyện cậu kíp lai kinh.
Bản văn cậu Bé mua sư tử
Trung thu gió mát trăng trong
Cậu về giá ngự đền rồng vua cha
Kỳ lân sư tử dâng ra
Chiêng vàng trống ngọc điểm ba bốn hồi
Bạn Tiên tấp nập tới nơi
Xem cậu hoàng quận ngự vui trước tòa
Giải treo la liệt gần xa
Đèn rồng quạt phượng khắp hòa đôi bên
Thoạt vào cậu múa điện tiền
Xăm xăm gót ngọc ở trên sân rồng
Côn vàng tả đột hữu xông
Kỳ lân đọ sức anh hung xem sao
Đôi bên Bắc Đẩu Nam Tào
Khen thay nghệ thuật anh hào không hai
Giải lấy xong cậu lại ban tài
Tạ xong ba lễ cậu ngồi nghe văn
Khúc đàn lưu thủy hành vân
Nghe như gió giục mây vần mưa xa
Đục như nước lũ hồng hà
Trong như nước suối thác bà trắng phau
Gần như canh bạc đêm thâu
Xa như tráng sĩ vó câu dặm trường