Ông Hoàng đôi là vị quan thứ hai trong Tứ Phủ Thánh Cậu, là người có công lớn trong cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn: Cậu Hoàng đôi là ai? Sự tích về Ông Hoàng Đôi? Giá hầu ông Hoàng Đôi? Đền thờ Ông Hoàng Đôi? Dâng lễ và bản Chầu văn Ông Hoàng Đôi?
Mục lục bài viết
1. Cậu Hoàng đôi là ai?
Theo tín ngưỡng thờ Mẫu tam tứ phủ, Cậu Hoàng Đôi là cậu bé hoàng đứng thứ hai trong hàng Tứ Phủ Thánh Cậu (12 vị thần), đây là hàng tiên thánh đứng cuối cùng trong hệ thống thần linh Tứ Phủ, đứng phía sau Ngũ Vị Tôn Quan, Tứ Phủ Chầu Bà, Tứ Phủ Quan Hoàng và Tứ Phủ Thánh Cô.
2. Sự tích về Ông Hoàng Đôi:
Theo một tương truyền lại: ông Quan Hoàng Đôi là con vua cha Bát Hải Động Đình, ngài được sai giáng xuống trần và đầu thai vào làm con trai nhà họ Nguyễn ở đất Thanh Hoa. Khi lớn lên ngài là một vị tướng toàn tài, hay kinh sử, nhuần binh thư. Ông Quan Hoàng Đôi thời bấy là một vị trung thần thời Lê có nhiều công lao trong việc phù giúp nhà Lê dẹp Mạc. Khi đánh tan chính quyền nhà Mạc tháo chạy lên Cao Bằng, ngài được phong quan trấn giữ vùng Triệu Tường. Do vậy, khi Ngài thác hóa được vua khắc tên lên bảng vàng ghi công và lập đền để hậu thế tưởng nhớ. Có nơi xem ngài là một vị Quan Lớn gọi là Quan Lớn Triệu Tường và thỉnh ngài ngay sau giá Quan Điều Thất. Trong khi đó, thánh tích tại đền Mẫu Sòng Sơn và đền phố Cát để lại, Quan Hoàng Đôi là vị thánh hoàng hầu Mẫu Liễu Hạnh, ngài được sắc phong Thượng Đẳng Thần, làm quan thượng ngàn giám sát, là một trong Tứ Vị Khâm Sai đi chấm lính nhận đồng, nhận căn số cho con nhà Tứ Phủ về sau hầu thánh.
Theo một tương truyền khác thì cho rằng, Ông Hoàng Đôi là vị quan hầu cận vị Mẫu thánh ở Đền Sòng và Phố Cát, làm việc thượng ngàn giám sát. Theo truyền thuyết khi sinh thời, ông là người tộc Mẫn đã có công lớn trong việc đánh giặc bảo vệ Tổ quốc và ông được phong chức Tướng Công trong triều đình. Trong những bản văn truyền về Ông Hoàng Bảy Bảo Hà có xuất hiện việc có cả Ông Hoàng Đôi là người đi đánh trận cùng.
“Doanh trung thương có hai hoàng vào ra
Quan Hoàng Bảy Bảo Hà chính vi
Cùng tướng công Đệ Nhị Hoàng Hai Can qua dâu bể biển đời…”
Vì thế, người ta còn gọi Ông Hoàng Đối bằng danh xưng Ông Hoàng Đội Bảo Hà.
3. Giá hầu ông Hoàng Đôi:
Theo truyền thuyết, giá hầu Ông Hoàng Đôi Theo được sắc phong trong Tứ Phủ, khi về ngự đồng thì Ông Hoàng Đôi vận áo xanh lá cây chít khăn mỏ rìu, mặc áo trấn thủ, đi mạng chéo, đi ghệt tay và ghệt chân, tay cầm đôi hèo. Ông Hoàng Đội làm lễ khai quang, hiến tửu, đi hèo ngự tọa, nghe thơ, ban tài phát lộc. Trước đây, chỉ những ai là đồng cựu, chủ nhang, đồng đền hay đạo trưởng mới hầu Ngài. Trước kia, Ông Hoàng Bẩy thường ít được người hầu bằng Ông Hoàng Đôi, tuy nhiên, sau này thì mọi người hầu Ông Hoàng Bẩy là chủ yếu và ít hầu Ông Hoàng Đôi hơn.
4. Đền thờ Ông Hoàng Đôi:
Đền thờ Ông Hoàng Đôi ở Cẩm Phả, Quảng Ninh:
Ngôi đền này cổ có tên gọi là đền Hoàng Đôi Bảo Hà, Ông Hoàng Đôi được nhân dân rước từ vùng đất Bảo Hà về đây để thờ. Đền ngự tại lưng chừng đồi, nơi lưng tựa núi mặt hướng ra sông. Vị trí đền cách đường phố Lý Bốn khoảng 70m, mặt chính điện hướng ra phía Nam có Vịnh Bái Tử Long xinh đẹp.
Thủ nhanh lập ngôi đền là cụ đồng Nhâm với lòng tôn kính và biết ơn công lao to lớn của Ông Hoàng Đôi với sự anh dũng vệ quốc cứu dân. Đây là phần đất của chính gia đình cụ đồng Nhâm, do cụ đã tự xây dựng nên ngôi đền và rước chân nhang Ông Hoàng Đối về để thờ phụng.
Đền thờ Ông Hoàng Đôi ở Bảo Hà, Lạng Sơn:
Ông Hoàng Đôi được thờ phụng tại cung Tứ Phủ Ông Hoàng tại đền Bảo Hà. Đây là ngôi đền chính thờ Ông Hoàng Bảy. Lý do Ông Hoàng Đôi được thờ trong đền Ông Hoàng Bảy Bảo Hà là vì hai ông có mối liên hệ mật thiết, là những người đồng chí cùng đi đánh giặc vệ quốc với nhau. Tượng của Ông Hoàng Đối màu xanh còn Ông Hoàng Bảy là màu tím, đây cũng chính là màu áo chính của hai ông trong nghi lễ hầu đồng. Ngoài ra, Ông Hoàng Đôi còn được thờ chính tại chùa Quang Minh ở ngay phía sau đền Bảo Hà.
Đền thờ Ông Hoàng Đôi tại Phủ Tây Hồ, Hà Nội:
Phủ Tây Hồ cũng là một địa điểm tâm linh thờ phụng Ông Hoàng Đôi, đền thờ nằm ở bên cung Sơn Trang, nhìn vào hai bên cầu bạn sẽ thấy có hai vị Quan Hoàng đang cưỡi bạch mã: Vị vận áo đỏ đai vàng, khăn xếp lét màu vàng là Quan Hoàng Tử, vị quan còn lại vận áo xanh chính là Quan Hoàng Đôi.
5. Dâng lễ và bản Chầu văn Ông Hoàng Đôi:
Ngày lễ của Ông Hoàng Đôi hằng năm là ngày 14 tháng 7 âm lịch. Vào dịp lễ này, các đền thờ cúng Ông Hoàng Đôi lại thu hút hàng ngàn lượt khách hành hương từ khắp phía thập phương đổ về dâng lễ bái yết Ngài. Trước là để tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với công lao cứu quốc, cứu dân của Ngài, sau là cầu Ngài phù hộ.
Một mâm đồ lễ có thể là các thức đồ chay, mặn tùy tâ, không yêu cầu quá cầu kỳ, đắt tiền nhưng cần chứa đựng thành ý của tín chủ.
Khi đến Đền Ông Hoàng Đô, các tín chủ có thể tham khảo các bản Chầu văn tế ông như sau (sưu tầm):
Chí càn khôn nổi miền Nam Việt
Xứ Thanh Hoa nhân kiệt địa linh
Có ông Hoàng Triệu giáng sinh
Vào nhà Nguyễn tộc nên danh tướng tài
Ngài là con vua thứ hai
Đời Lê Thái tổ quản cai triều đình
Có nhà họ Mạc bất bình
Vua sai quan Triệu để hành binh sang
Khi đi tế độ nghiêm trang
Khi về đóng đất Tống Sơn Triệu Tường
Hay đâu sự lạ phi thường
Hoàng về cho tới Triệu Tường xứ Thanh
Bái Đô còn dấu anh linh
Công người còn ghi để sử xanh muôn đời
Việt sử chép đời vua Lê Thái tổ
Đức Nguyễn Kim phò chúa an dân
Sinh ông Hoàng Triệu trung thần
Đã hay kinh sử lại nhuần binh thư
Giận họ Mạc quyết trừ căn thảo
Đấng trung thần giữ đạo Khương Duy
Ra tay huấn luyện binh kỳ
Làm cho họ Mạc khiếp uy nhường tài
Đã nên đấng khôi đai đệ nhất
Dải Hoành Sơn khởi vận hoàng đồ
Sắc vàng choi chói ngàn thu
Lầu son phủ tía đế đô muôn đời
Đất Đại việt chia Trung Nam Bắc
Khí anh linh đệ nhất thuộc kỳ trung
Đất Thanh Hoa giời để một dòng
Trời sinh đấng anh hùng cái thế
Triều Lê kỷ có nhà Nguyễn thị
Trời định sinh Đệ nhị vương quan
Vẻ tốt tươi lá ngọc cành vàng
Tài văn võ đôi đường kiêm vẹn cả
Giận ngụy Mạc quy mô dân xã
Lê quốc quân chỉ hạ cầu tài
Quan Triệu người vâng lệnh bài sai
Đề binh mã ra ngoài Bắc trấn
Vận thần toán bầy binh bố trận
Mạc thế cùng chiếu cuốn thu quân
Nẻo Cao Bằng Mạc chúa ẩn thân
Ra lệnh chỉ an dân định cảnh
Ca khải tấu triều đình phụng mệnh
Gió đưa lay phút lánh cõi thần tiên
Sổ bìa vàng choi chói đề tên
Sắc truy tặng ngũ môn chủ soái
Lập đền thờ Triệu quan thành ngoại
Biển vàng ban truyền đến hậu lai
Thỉnh Quan giá ngự đền đài
Khuông phù các chư đệ tử đời đời vinh hoa
Giải mã lời văn trong bản văn mà các cung văn thường hát khi hầu giá Quan hoàng Triệu Tường trong hệ thống Tứ phủ, có thể thấy:
Thứ nhất, ông là người Thanh Hóa:
“ Chí càn khôn nổi miền Nam Việt
Đất Thanh Hoa nhân kiệt địa linh
Có ông Hoàng Triệu giáng sinh…”
Thứ hai, gài là con trai thứ hai Ngài Nguyễn Kim:
“…Việt sử chép đời vua Lê Thái tổ
Đức Nguyễn Kim phò chúa an dân
Sinh ông Hoàng Triệu trung thần
Đã hay kinh sử lại nhuần binh thư…
…Triều Lê kỷ có nhà Nguyễn thị
Trời định sinh Đệ nhị vương quan
Vẻ tốt tươi lá ngọc cành vàng
Tài văn võ đôi đường kiêm vẹn cả…”
Thứ ba, Ngài là Quan trấn thủ ở phương Nam, là trung thần phù Lê diệt Mạc:
“…Giận họ Mạc quyết trừ căn thảo
Đấng trung thần giữ đạo Khương Duy
Ra tay huấn luyện binh kỳ
Làm cho họ Mạc khiếp uy nhường tài…”
“…Lê quốc quân chỉ hạ cầu tài
Quan Triệu người vâng lệnh bài sai
Đề binh mã ra ngoài Bắc trấn
Vận thần toán bầy binh bố trận
Mạc thế cùng chiếu cuốn thu quân
Nẻo Cao Bằng Mạc chúa ẩn thân…”
Thứ tư, ông là người có công đầu tiên trong việc khai phá, xây dựng và mở mang bờ cõi tạo nên sự nghiệp lớn, khởi đầu từ dải Hoành Sơn:
“…Đã nên đấng khôi đai đệ nhất
Dải Hoành Sơn khởi vận hoàng đồ
Sắc vàng choi chói ngàn thu
Lầu son phủ tía đế đô muôn đời…”
Thứ năm, sau khi mất ông được vua Lê phong công và cho đem binh về đóng ở đất Triệu Tường thuộc Tống Sơn. Khi Ngài mất, Ngài được ban tặng và cho lập đền thờ ở đất Triệu Tường để lưu truyền cho hậu thế:
“…Khi đi tế độ nghiêm trang
Khi về đóng đất Tống Sơn Triệu Tường
Hay đâu sự lạ phi thường
Hoàng về cho tới Triệu Tường xứ Thanh…
…Ca khải tấu triều đình phụng mệnh
Gió đưa lay phút lánh cõi tiên
Sổ bìa vàng choi chói đề tên
Sắc truy tặng ngũ môn chủ soái
Lập đền thờ Triệu quan thành ngoại
Biển vàng ban truyền đến hậu lai…”