Cô Bảy Kim Giao là Thánh Cô thứ bảy trong hàng Tứ Phủ Thánh Cô; là một vị Thần linh thiêng được đặt đền thờ trên khắp tỉnh Thái Nguyên. Bài viết dưới đây xin giới thiệu: Chầu Bảy Kim Giao là ai? Sự tích về Chầu Bảy Kim Giao? Đền thờ Chầu Bảy Kim Giao? Kinh nghiệm khi đi lễ Chầu Bảy? Văn khấn khi đến đền? Tứ Phủ Thánh Cô?
Mục lục bài viết
1. Chầu Bảy Kim Giao là ai?
Cô Bảy Tân la (hay còn gọi là Cô Bảy Kim Giao) là Thánh cô thứ bảy trong hàng Tứ phủ Thánh Cô, đứng sau Cô Sáu Sơn Trang và trước Cô Tám Đồi Chè.
Cô Bảy Tân La là thánh cô kề cận Chầu Bảy Kim Giao, cũng giống như cô Chầu Bảy, cô Bảy có nhiều biệt danh khác nhau như: Cô Bảy Kim Giao (đặt đền thờ tại đền Kim Giao), Cô Bảy Mỏ Bạch (khi đặt đền thờ Kim Giao nằm tại Mỏ Bạch, Thái Nguyên), Cô Bảy Tân La (khi đặt đền thờ tại đền Tân La, Thái Bình).
Tên gọi: Có hay không tên gọi Chầu Bảy Tân La?
Ngày xưa, có truyền thuyết tương truyền rằng, khi sinh thời cô Chầu Bảy là một vị nữ tướng dưới thời chiến Hai Bà Trưng. Bà cùng Chầu Bát đánh giặc và sau khi mất được lập đền thờ tại Tân La, Hưng Yên nên còn gọi là Chầu Bảy Tân La. Tuy nhiên thì đây chỉ là một sự nhầm lẫn. Ngôi đền ở Tân La, Hưng Yên chỉ thờ Chầu Tám Bát Nàn Đông Nhung Tướng Quân Vũ Thị Thục, do vậy, khái niệm Chầu Bảy Tân La theo quan niệm này là không chính xác. Lại có người cho rằng, Chầu Bảy hóa tại vùng Tân La nên có tên là Chầu Bảy Tân La, tuy nhiên, việc này vẫn là chuyện được truyền miệng và chưa có căn cứ xác thực.
2. Sự tích về Chầu Bảy Kim Giao?
Tương truyền, cô Chầu Bảy là nữ tướng dưới thời của Hai Bà Trưng. Chầu Bảy Kim Giao vốn là người dân tộc Mọi. Sau này khi thất thế, Chầu linh thiêng giáng thế để giúp dân, giúp nước. Cô Chầu Bảy hạ sinh trong một gia đình ở đất Thanh Liên, Mỏ Bạch, Thái Nguyên. Sau này, khi đất nước lâm vào thảm cảnh lầm than bởi quân xâm lược, chính Cô Chầu đã lãnh đạo nhân dân đuổi giặc; Cô Chầu là người dạy nhân dân người Mọi biết làm ăn canh tác trồng trọt chăn nuôi (còn có tương truyền cho rằng bà chính là người dạy dân biết trồng chè tuyết).
Sau này, khi về thiên hiến thánh, Cô Chầu được giao quyền cai quản miền đất rừng Mỏ Bạch, Thái Nguyên. Truyền rằng cứ mỗi khi đêm về chầu thường hiển linh đi khắp núi rừng dạo chơi, Người cùng các tiên nàng hội họp giữa rừng xanh (Lại có tài liệu ghi nhận rằng, bà là một vị nữ tướng dưới thời Hai Bà Trưng, cùng Chầu Bát đánh giặc và sau được thờ tại Tân La, Hưng Yên nên còn gọi là Chầu Bảy Tân La).
3. Đền thờ Chầu Bảy Kim Giao:
Đền thờ Chầu Bảy Kim Giao chính là đền Kim Giao (nay có tên gọi khác là Đền Mỏ Bạch), tọa lạc trên mảnh đất Thanh Liên, Mỏ Bạch thuộc tỉnh Thái Nguyên (tương truyền rằng đây là nơi in dấu tích oai hùng của bà năm xưa). Địa chỉ cụ thể của ngôi đền là đường Dương Tự Minh, phường Quang Vinh, TP. Thái Nguyên, Thái Nguyên, cách trung tâm Hà Nội khoảng 90km.
Đền Mỏ Bạch còn thờ Dương Tự Minh, đây là ngôi đền được cho là linh thiêng bậc nhất vùng đất Thái Nguyên. Trong tín ngưỡng dân tộc, ngôi đền được xem như vị thánh bảo hộ và che chở cho cả vùng Thái Nguyên. Người dân trên mảnh đất Thái Nguyên mỗi khi có việc quan trọng, hay đi xa làm ăn về gần thường về cầu đảo đức Thánh che chở, nâng đỡ. Vì quan niệm Cô Chầu Bảy là thành hoàng của tỉnh Thái Nguyên cho nên các đền, chùa của trên khắp tỉnh Thái Nguyên không riêng Mỏ Bạch (đền thờ chính) mà ở các ngôi đền khác thường có ban thờ ngài.
Tại Mỏ Bạch Linh Từ đức thánh Dương Tự Minh được đặt tại chính cung, bên cạnh đó là ban thờ Chầu Bảy Kim Giao.
4. Kinh nghiệm khi đi lễ Chầu Bảy:
Có thể thấy, đây là một trong những vị thần linh thiêng, được thờ cúng hầu như trên toàn bộ tỉnh Thái Nguyên, cũng là vị thần linh trong tín ngưỡng của người dân nơi đây.
4.1. Hầu giá Chầu Bảy:
Chầu Bảy là vị Chầu Bà ít khi ngự về đồng nhất trong hàng Tứ Phủ, nên rất hiếm khi thấy có người nào hầu mà bà về ngự, nếu có, chỉ là khi về đền chính của Chầu. Khi về ngự đồng, các cô Chầu thường vận áo màu tím (hoặc màu xanh), khai cuông rồi múa mồi.
4.2. Dâng lễ Chầu Bảy:
Tiệc Chầu Bảy thường được diễn ra vào ngày 21/7 âm lịch hàng năm (theo phong tục). Vào ngày đầu xuân năm mới hoặc ngày tiệc tại đền Mỏ Bạch là nhân dân Thái Nguyên và du khách thập phương lại đồn đúc đổ về nơi đây chiêm bái cửa đền, vừa là để tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với công lao của bà, vừa mong bà chứng lòng thành các con hương, phù hộ độ trì cho gia đình, con cái, sự nghiệp của họ được bình an, may mắn, sức khỏe, có tài, có lộc trong năm mới.
Theo tương truyền, các vị thần “chứng tâm chứ không chứng lễ” nên khi tới đây, ai nấy cũng đều cố gắng sắm sửa lễ vật cúng dâng thành tâm nhất có thể. Thông thường, mọi người thường sắm một mâm lễ vật chay mặn tùy theo tâm đức, nhưng có thể bao gồm hoa, quả, cơi trầu, quả cau, xôi thịt, một tập giấy tiền, thẻ hương cùng một cánh sớ trình báo.
5. Văn khấn khi đến đền:
Bản văn Chầu Đệ Tứ
Đấng Nam thiên, nữ trung Nghiêu Thuấn
Đất Sơn Nam có đấng trâm oanh
Quý hương An Thái xã danh
Có chầu đệ tứ hách danh dõi truyền.
Điều thời phụng mệnh Hoàng thiên
Ngự đồng ánh bóng khắp miền gần xa.
Ra uy sát quỷ trừ tà
Chiêu tài tiếp lộc gần xa cho đồng.
Khâm sai đệ tứ tuỳ tòng
Chiêu Dung công chúa ngự đồng cứu dân.
Trong nghĩa thân ngoài thời nghĩa dưỡng
Nương uy trời độ lượng bao dung
Mặt hoa tươi tốt má hồng
Gồm lo tứ đức tam tòng vẻ vang.
Mày ngài tóc phượng vấn ngang
Lưng ong má phấn xem càng tốt tươi.
Miệng chầu cười trăm hoa đua nở
Đáng lên tài tiên nữ bồng lai
Vào chầu ra giọng khoan thai
Đã trong hiển ứng lại ngoài tối linh.
Chốn thiên đình ca ngâm chầu chực
Các bộ nàng náo nức dâng huê
Chầu thôi lại trở ra về
Khi ra Thiên Bản lúc về Đồi Ngang.
Miếu giữa đường gia ban sắc chỉ
Bốn chữ vàng chính khí nghiêm trang
Lân vờn phượng múa tòa vàng
Thị tòng bộ chúng tiên nàng đôi bên.
Có phen lên thanh sơn tú thuỷ
Hoá phép mầu lục trí thần thông
Quản cai tam phủ công đồng
Quyền chầu coi sóc đền rồng vào ra.
Sổ tam toà chép biên sau trước
Lại sửa sang gương lược trầu cau
Dù ai tiến cúng khẩn cầu
Quyền chầu ra rộng vào tâu thông hành.
Lên thiên đình ngự về thuỷ phủ
Tiến văn chầu kích cổ tam không
Mời chầu trắc giáng điện trung
Hay còn nam bắc tây đông chốn nào.
Trên thiên tào còn đang tra sổ
Hay chầu còn đổi số cho ai
Có phen chơi cảnh bồng lai
Hay về An Thái là nơi quê nhà.
Có phen ra kinh đô thành thị
Vào kính thiên toạ vị hồng lâu
Rong chơi năm cửa nhà lầu
Hay chơi Phố Mới, cầu Châu, cầu Rền.
Lên trên đến Cầu Đông, cầu Giác
Trở ra về Hàng Bạc, Hàng Ngang
Hàng Buồm chầu lại dạo sang
Mã Mây, Phố Mới, Hàng Đường, Đồng Xuân.
Dạo chơi khắp hết xa gần
Hàng Đồng, Hàng Thiếc, Hàng Cân, Hàng Đào
Chợ huyện, Chùa Tháp,Đình Ngang
Cấm chỉ, đền Cờn các vạn dưới sông.
Có phen chầu ngự thuyền rồng
Qua hồ Trúc Bạch lại dong Tây Hồ.
Lệnh truyền tiên nữ chèo đua
Qua đền Trấn Võ lên chùa Huyền Thiên.
Vực Kim Ngưu có đền An Thái
Cảnh hội đồng có dải Tô giang
Thiên Tích chầu lại dạo sang
Sai các tiên nàng chầu chực dâng hoa.
Phút thôi chầu chở ra về
Ngự trong bản điện sớm khuya hội đồng
Có phen chầu ngự đường trong
Dạo khắp phủ tía lầu hồng vào ra.
Có phen chơi Đồi Ngang,Phố Cát
Đứng nhởn nhơ bóng mát cây cao
Nghệ An chầu lại từng vào
Dạo chơi các chốn lầu cao Kinh Thành.
Có phen chầu chực tỉnh Thanh
Sòng Sơn Ba Dội tập tành vui chơi.
Thường vãng lai bán hàng chiều khách
Thấy ai là ngang ngược ra tay
Mặc ai phù phép tìm thầy
Thành tâm lễ bái chầu dày lại tha.
Lòng kính chúc hương hoa tịnh thuỷ
Hoá phép màu lục trí thần thông
Kiêm tri tam phủ công đồng
Tốc lai giáng hạ từ trung thay là
Ngôi đền thờ khâm sai công chúa
Chầu Mai Hoa tối tú chứng minh
Đền thờ phượng cổ anh linh
Khuông phù đệ tử khang ninh thọ trường
6. Tứ Phủ Thánh Cô:
Danh xưng đầy đủ của các Thánh Cô là Tứ Phủ Sơn Trang Thần Cáp Thánh. Các thánh Cô là thị nữ đi theo hầu các Mẫu hoặc các Chầu. Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang, tấm gương liệt nữ, có công ơn với đồng bào hoặc với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ cung tụng.
Trong Thần Điện Tứ Phủ thì hàng Thánh Cô đứng sau hàng Tứ Phủ Quan Hoàng và trước Tứ Phủ Thánh Cậu.
Tứ Phủ Thánh Cô bao gồm 12 cô:
– Cô Đệ Nhất Thượng Tiên;
– Cô Đôi Thượng Ngàn;
– Cô Bơ Thoải;
– Cô Tư Địa Cung;
– Cô Năm Suối Lân;
– Cô Sáu Sơn Trang;
– Cô Bảy Kim Giao;
– Cô Tám Đồi Chè;
– Cô Chín Sòng Sơn;
– Cô Mười Đồng Mỏ;
– Cô Bé Thượng Ngàn;
– Cô Bé Thoải.