Đố vui ngày Tết là một trong những hoạt động, trò chơi dân gian phổ biến của Việt Nam, nó sẽ giúp không khí tết trở lên nhộn nhịp, vui vẻ hơn. Vậy bạn đã biết câu đố vui nào chưa, hãy tham khảo bài viết dưới đây
Mục lục bài viết
1. Hoạt động chúc tết, giải trí ngày tết:
1.1. Chúc tết:
Là hoạt động truyền thống vào ngày Tết, thông thường sáng mồng Một Tết còn gọi là ngày Chính đán, con cháu tụ họp ở nhà tộc trưởng để lễ Tổ Tiên và chúc Tết ông bà, các bậc huynh trưởng. Theo quan niệm xưa, cứ năm mới, mỗi người tăng lên một tuổi, bởi vậy ngày mồng Một Tết là ngày con cháu “chúc thọ” ông bà và các bậc cao niên.
1.2. Xông đất:
Xông đất hay đạp đất là tục lệ đã có lâu đời. Tục lệ này cho rằng, ngay sau thời khắc giao thừa, bất cứ người nào bước từ ngoài vào nhà với lời chúc năm mới được coi là đã xông đất cho gia chủ. Người khách đến thăm nhà đầu tiên trong một năm được xem là người sẽ mang đến may rủi một năm cho gia chủ. Do vậy, ở một vài gia đình, gia chủ thường lựa chọn những độ tuổi phù hợp với năm mới, mong gia đình sẽ được bình an.
1.3. Hái lộc:
Trước khi xuất hành, người ta phải chọn ngày Hoàng đạo, giờ Hoàng đạo và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, tài thần, hỉ thần… Tại miền Bắc, mọi người thường có tục lệ đi chùa cầu phúc, sau khi lễ bái, người Việt còn có tục bẻ lấy một cành lộc để mang về nhà lấy may, lấy phước, đó là tục hái lộc. Cành lộc là một cành đa nhỏ hay cành đề, cành si… là những loại cây quanh năm tươi tốt và nảy lộc, được mọc ở chùa.
1.4. Mừng tuổi:
Lì Xì hay Hồng bao là một tên gọi của tục lệ người lớn hơn mừng tuổi trẻ em trong dịp Tết Nguyên Đán ở các nước Á Đông, đó là lệ đặt tiền vào chiếc phong bì nhỏ có trang trí màu đỏ hoặc vàng son rực rỡ để mừng tuổi trẻ em.
2. Những câu đố vui kiến thức dành cho trẻ mầm non:
Câu hỏi số 1: Người Việt Nam có tết Tây, vậy người Tây có Tết ta hay không?
Câu trả lời: Không. Tết Tây chỉ là tên gọi của một ngày tết, do nó xuất phát từ phương Tây.
Câu hỏi số 2: Người Việt Nam ở phương Tây thì có ăn Tết ta hay không?
Câu trả lời: Có.
Câu hỏi số 3: Trong ba loại bánh sau: Bánh chưng, bánh giầy, bánh bao, loại bánh thì loại nào tượng trưng cho Đất?
Câu trả lời: Bánh chưng.
Câu hỏi số 4: Trong các loại lá sau: Lá dừa, lá dứa, lá dong thì lá nào dùng để gói bánh chưng?
Câu trả lời: Lá dong.
Câu hỏi số 5: Tết năm nay, bé Nga vừa tròn 9 tuổi, anh trai Nga được 12 tuổi. Hỏi sau 5 năm nữa, anh trai Nga hơn bé Nga bao nhiêu tuổi.
Câu trả lời: Hơn (12-9) là 3 tuổi.
Câu hỏi số 6: Trong các loại bánh sau: Bánh Chưng, Bánh Tét, Bánh Giò, Bánh Chưng Bánh Giầy đâu là tên của sự tích dân gian Việt Nam?
Câu trả lời: Bánh chưng, bánh giầy.
Câu hỏi số 7: Chiếc bánh giầy có hình gì?
Câu trả lời: Hình tròn.
Câu hỏi số 8: Bánh chưng ngày tết thường có nhân gì: Cá, thịt hay đậu xanh?
Câu trả lời: Nhân thịt và đậu xanh.
Câu hỏi số 9: Bánh trưng được an vào dịp tết hay là noel?
Câu trả lời: Ngày Tết hoặc ăn vào ngày noel hay ngày bình thường khác cũng được. Bởi bánh trưng là một món ăn, nó chỉ mang đặc trưng của ngày Tết, nên có thể ăn vào bất cứ lúc nào.
Câu hỏi số 10: Làm thế nào để bỏ 8 cái bánh chưng vào trong 5 cái túi. Tuy nhiên số bánh chưng trong mỗi túi đều phải là số chẵn?
Câu trả lời: Cắt chiếc bánh chưng ra làm 5 phần, sau đó chia đều 5 túi 8 cái là số chẵn cắt chia đều như cái đầu tiên.
Câu hỏi số 11: trong các danh từ sau: Xông hơi, xông đất, xông pha, tăng xông cái nào là tên gọi của 1 phong tục ngày tết?
Câu trả lời: Xông đất.
Câu hỏi số 12: Người xông đất là người xông vô nhà mình, người nhảy vô nhà mình hay người lẻn vô nhà mình sau thời khắc giao thừa?
Câu trả lời: Người xông đất là người bước vào nhà mình đầu tiên sau thời khắc giao thừa.
3. Những câu đố vui về ý nghĩa và các hoạt động ngày Tết:
Câu hỏi số 1: Câu sau sai ở điểm nào: Tóp mỡ, dưa hành, câu đối đỏ, cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh?
Câu trả lời: Thịt mỡ không phải là tóp mỡ
Câu hỏi số 2: Trong 12 tháng của năm thì tháng nào mình được ngủ ít nhất?
Câu trả lời: Tháng 2, bởi vì tháng 2 có 28 ngày ít nhất trong các tháng của năm.
Câu hỏi số 3: trong 12 con giáp sau: Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngựa, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi điểm nào sai trong câu trên?
Câu trả lời: Ngựa là Ngọ.
Câu hỏi số 4: Ở Miền Nam, Mâm ngũ quả cúng ngày tết thường là những trái nào?
Câu trả lời: Cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung
Câu hỏi số 5: Tại sao dân ta dùng bánh dầy và bánh chưng để cúng tổ tiên?
Câu trả lời: Để ví công lao tổ tiên to lớn như Trời và Đất.
Câu hỏi số 6: Tên các vị thần đại diện cho sự giàu sang, hạnh phúc và sức khỏe?
Câu trả lời: 3 ông Phúc, Lộc, Thọ
Câu hỏi số 7: Bánh chưng thường được làm bằng gạo gì?
Câu trả lời: Gạo nếp
Câu hỏi số 8: Một loại cây đặc trưng của ngày tết, không hoa, không trái nhưng ma quỷ rất sợ
Câu trả lời: Cây nêu
Câu hỏi số 9: Vào thời điểm Tết Nguyên đán, ở Miền Bắc thường sử dụng loài hoa nào để trang trí nhà cửa?
Câu trả lời: Hoa đào
Câu hỏi số 10: Vào thời điểm Tết Nguyên đán, ở Miền Nam thường sử dụng loài hoa nào để trang trí nhà cửa?
Câu trả lời: Hoa Mai.
Câu hỏi số 11: Ngày 23 tháng 12 âm lịch hằng năm thường diễn ra nghi lễ nào?
Câu trả lời: Lễ cúng ông công, ông táo lên chầu trời
Câu hỏi số 12: Vào ngày 23 tháng chạp, ông Táo, bà Táo nên chầu trời bằng phương tiện gì?
Câu trả lời: Cá chép
Câu hỏi số 13: Tết Nguyên Đán còn có tên gọi khác là gì?
Câu trả lời: Tết âm lịch (Tết ta)
Câu hỏi số 14: Khoảnh khắc chuyển tiếp từ năm này sang năm khác gọi là gì?
Câu trả lời: Giao thừa
Câu hỏi số 15: Tên của một mâm trái cây có 3 thứ quả không thể thiếu của các gia đình trong dịp tết nói lên ước mong khiêm nhường không cầu kỳ cao sang lắm?
Câu trả lời: Trái Mãng cầu, Dừa, Đu đủ
Câu hỏi số 16: Vạn sự như ý – Vạn sự khởi đầu nan – Vạn Hạnh Mall. Đâu là câu chúc Tết?
Câu trả lời: Vạn sự như ý
Câu hỏi số 17: Theo truyền thuyết dân gian, Nhà Táo có 2 ông 1 bà hay 2 bà 1 ông hay 2 ông 2 bà?
Câu trả lời: 2 ông 1 bà
Câu hỏi số 18: Nước nào trên thế giới không có giao thừa: Việt Nam, Hàn Quốc hay Ấn Độ?
Câu trả lời: Nước nào cũng có giao thừa
Câu hỏi số 19: Một loại thức ăn ngọt không thể thiếu vào ngày tết, thường được chế biến từ trái cây hoặc củ, quả nào đó, có rất nhiều hương vị và vị ngọt?
Câu trả lời: Mứt Tết
Câu hỏi số 20: Câu “cung chúc tân xuân” có nghĩa là gì?
Câu trả lời: Cung chúc tân xuân có nghĩa là chúc mừng năm mới
Câu hỏi số 21: Vị khách đầu tiên đến nhà chúc tết được gọi là … ?
Câu trả lời: Người xông đất (nhà)
Câu hỏi số 23: Trái gì xanh vỏ đỏ lòng?
Câu trả lời: Trái Dưa Hấu
Câu hỏi số 24: Sau khi chúc tết các em nhỏ sẽ nhận được gi`?
Câu trả lời: Lì xì
Câu hỏi số 25: Vườn xanh lại đóng khố xanh/ Xung quanh trồng hành, thả lợn vào trong. Đố là bánh gì?
Câu trả lời: Bánh chưng xanh
Câu hỏi số 26: Công việc mà các thầy đồ thường làm vào ngày tết?
Câu trả lời: Viết chữ, câu đối ngày tết
Câu hỏi số 27: Mặt thì vuông vức chữ điền/ Bụng no đậu đỗ lại nghiền thịt heo/ Hùng Vương xưa chấm Lang Liêu/ Cũng vì tấm bánh quý yêu phân trần. Là bánh gì?
Câu trả lời: Bánh chưng
Câu hỏi số 28: Tên của một mâm trái cây có 3 thứ quả không thể thiếu của các gia đình trong dịp tết nói lên ước mong khiêm nhường không cầu kỳ cao sang lắm?
Câu trả lời: Trái Mãng cầu, Dừa, Đu đủ
Câu hỏi số 29: Theo truyền thuyết dân gian, Nhà Táo có 2 ông 1 bà hay 2 bà 1 ông hay 2 ông 2 bà?
Câu trả lời: 2 ông 1 bà
4. Những câu đố mẹo ngày tết:
Câu hỏi số 1. Sau khi ăn Tết, hai người cha và hai người con cùng đi săn, mỗi người săn được 1 con. Nhưng tổng số vịt là 3 con. Vì sao?
Câu trả lời: Hai người cha và hai người con tức là người ông, người bố và người cháu. Tổng chỉ có 3 người.
Câu hỏi số 2. Hãy cho biết trong 12 con giáp con gì nổi tiếng nhờ phụ nữ?
Câu trả lời: Con dê
Câu hỏi số 3. Con gì tới 12 giờ khuya thì có lúc thay đổi kích thước từ nhỏ qua to hoặc từ to qua nhỏ?
Câu trả lời: con giáp.
Câu hỏi số 4. Bé Mai có thể biến toàn bộ cây xanh trong Hội Hoa Đào biến mất chỉ trong nháy mắt. Bé Mai đã làm gì?
Câu trả lời: Ngựa.
Câu hỏi số 5. Có nửa chai rượu Tết, miệng nút chai bằng nút mềm. Không đạp chai rượu, không lấy nút, không khoan lỗ. Làm sao uống được?
Câu trả lời: Đẩy nút chai vào trong.