Bài văn miêu tả cây cối thường gồm có 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài, trong đó mở bài sẽ tả hoặc giới thiệu bao quát về cây; thân bài tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kỳ phát triển của cây; kết bài có thể nêu lợi ích hoặc tình cảm dành cho cây. Để giúp bạn đọc có thêm kiến thức, chúng tôi xin giới thiệu bài viết Luyện tập miêu tả cây cối SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 83.
Mục lục bài viết
1. Luyện tập miêu tả cây cối SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 83:
1.1. Đề bài Tả một cây bóng mát hoặc cây ăn quả mà em thích:
A. Mở bài: Em tả cây gì? Trồng ở đâu?
B. Thân bài:
a.Tả bao quát: Nhìn từ xa, cây có đặc điểm gì nổi bật?
b. Tả cụ thể: Đến gần, những bộ phận nào của cây làm em ấn tượng, chú ý (hoặc cây đó ở từng giai đoạn phát triển có những nét gì nổi bật)
C. Kết bài: Em có cảm nghĩ về cái cây?
1.2. Bài viết tham khảo, minh họa:
Bài mẫu số 1: Tả cây hoa hồng
Xuân đến, nắng xuân ấm áp lấp lánh ánh vàng, cây cối đâm chồi nẩy lộc, muôn hoa khoe sắc thắm làm rực rỡ cả vườn cây nhà em. Hoa nào cũng đẹp, mỗi loài hoa đều có hương sắc riêng nhưng đặc biệt và em yêu quý hơn cả là hoa hồng.
Cây nằm ở vị trí khiêm tốn trong góc vườn. Cây hoa hồng do bố em trồng từ trước Tết. Cây cao bằng vai em. Lá của nó màu xanh mơn mởn, hoa có màu đỏ thắm trông như ngọn lửa hồng đang rực cháy. Gốc của cây rất cứng và có màu xanh sẫm. Thân cây mập mạp cũng có màu xanh sẫm, tuy nhiên nó có nhiều gai nhọn cứng và tỏa ra các nhánh nhỏ. Cành của cây hoa hồng có rất nhiều gai. Ở mép lá có rất nhiều răng cưa, lá già thì có màu xanh sẫm, còn lá non màu xanh xám. Nụ hồng có hình ngọn nến, khi nụ còn bé thì nó khoác một chiếc áo choàng màu xanh, có nụ thì đã ló dạng màu đỏ của cánh hoa. Có những bông hoa nở còn xòe cánh đỏ phô nhụy vàng và có một mùi thơm thoang thoảng.
Buổi sáng khi thức dậy em nhìn thấy những giọt sương sớm long lạm đậu lên những cánh hoa, tạo thành những hạt nhỏ li ti. Ong bay đến để hút mật, chim chóc bay đến hót vang chào ngày mới. Em thường xuyên tưới nước cho cây và em rất yêu cây. Em thích cây hoa hồng này nhất vì nó tỏa hương thơm ngát và làm đẹp cho vườn cây nhà em.
Bài mẫu số 2: Tả cây bàng
Ở trường em trồng rất nhiều cây bóng mát. Cây nào cũng cao lớn, xanh tốt nhưng hơn cả là một cây bàng được trồng ở giữa sân trường.
Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô xanh mát rượi. Thân cây to, màu nâu sẫm bằng cả vòng tay của em. Những chiếc rễ nổi trên mặt đất ngoằn ngèo như những con giun khổng lồ bò lổm ngổm. Nó có những chiếc rễ to ráp. Cây có hàng chục tán lá to như những cánh tay vừa vươn rộng, vừa vươn cao để đón ánh sáng mặt trời. Từ những tán lá to mọc ra nhiều cành cây nhỏ chi chít lá. Lá bàng hình bầu dục, to hơn bàn tay em, dày và xanh bóng. Cây bàng tỏa bóng mát cho chúng em vui chơi, học tập. Mỗi khi gió thổi qua, lá bàng vẫy vẫy như những chiếc quạt.
Cây bàng chẳng những cho chúng em bóng mát mà còn gắn bó với chúng em suốt những năm học qua. Em mong cho cây xanh mãi để đem lại niềm vui cho chúng em. Và để cho chúng em lưu giữ mãi những kỉ niệm đẹp về tuổi học trò.
Bài mẫu số 3 Tả cây phượng vĩ:
Ở trường học thân yêu của chúng em, có rất nhiều cây che bóng mát và làm đẹp sân trường nhưng em thích nhất là cây phượng vĩ.
Thân cây phượng to như hai cái cột điện dính chặt vào nhau. Thân nó có một lớp vỏ rất dày, xù xì như da cá sấu. Những cành phượng vươn ra xung quanh, còn lá nó thì như lá me non. Khi còn xanh tươi non, lá có màu xanh nhạt, đến lúc già lá ngả màu xanh đậm. Qủa phượng được treo lơ lửng trên cành như những cánh cung cong cong. Hoa phượng màu đỏ thắm như ngàn con bướm thắm đậu khít nhau; lúc ngắm những chùm hoa xinh xắn ấy, em có cảm giác như từng chùm pháo hoa đỏ rực rỡ đang nở xòe ra ở giữa bầu trời. Rễ phượng có màu nâu đậm, trông như đàn rắn bò nhung nhúc từ hang ra.
Những hình ảnh đó đã ghi sâu vào tâm trí em. Dù đi đâu em cũng vẫn nhớ về mái trường bày vì có những hình ảnh thân quen của các thầy cô, bạn bè và những cây phượng thân yêu.
2. Mẫu giáo án Tập làm văn Luyện tập miêu tả cây cối SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 83:
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Luyện tập viết đoạn văn, bài văn của miêu tả cây cối.
2. Kĩ năng:
- Lập được dàn ý sơ lược miêu tả cây cối nêu trong đề bài.
- Dựa vào dàn ý đã lập, bước đầu viết được các đoạn thân bài, mở bài và kết bài cho bài văn miêu tả cây cối đã xác định.
3. Thái độ: Học sinh yêu cây cối, có ý thức trồng và chăm sóc cây.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo và năng lực hợp tác.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng:
- Phía giáo viên: Bảng phụ, tranh, ảnh minh họa cây cối
- Phía học sinh: Sách, bút
2. Phương pháp, kỹ thuật:
- Phương pháp: Hỏi đáp, thảo luận nhóm, quan sát và thực hành
- Kỹ thuật: đặt câu hỏi, động não và chia sẻ kết quả đạt được.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động (5 phút)
|
|
2. HĐ thực hành (30 phút)
Mục tiêu:
| |
Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu của bài tập
|
|
Hoạt động 2: Học sinh viết bài
|
|
3. Một số lưu ý khi làm bài miểu tả cây cối:
- Bài văn đã làm theo đúng yêu cầu của bài văn tả cây cối chưa? Người đọc có hình dung được hình dáng, màu sắc, đặc điểm và vẻ đẹp của cây được tả không?
- Bài văn có đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài không?
- Phần thân bài tả từ bao quát đến các bộ phận của cây hay tả cây ở từng giai đoạn phát triển?
- Phần mở bài được viết theo cách trực tiếp hay gián tiếp? Phần kết bài viết theo cách mở rộng hay không mở rộng?
- Có thể hướng dẫn, viết tham khảo bài văn để học sinh có hướng làm, định hình được bài làm nhưng nên khuyến khích học sinh sáng tạo theo cách hiểu của mình, thúc đẩy năng lực sáng tạo của các em.
- Trong bài làm có thể thêm thắt nhiều biện pháp như miêu tả, biểu cảm, so sánh, nhân hóa, điệp ngữ để bài làm gia tăng tính thuyết phục, hấp dẫn bạn đọc.
- Tổng kết, nhận xét lỗi học sinh hay mắc và giao thêm bài tập về nhà.
THAM KHẢO THÊM: