Vảy nến là căn bệnh mãn tính, ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần và thẩm mỹ của người bệnh. Bài viết sau đây xin giới thiệu cách thức chăm sóc người bị vảy nến để bạn có thêm kỹ năng khi chăm sóc cho người thâm và bạn bè của mình bị mắc căn bệnh này.
Mục lục bài viết
1. Hướng dẫn cách chăm sóc người bị bệnh vảy nến:
– Bệnh vảy nến xảy ra vào mùa đông, không khí ẩm thấp, nhiệt độ thấp, ít ánh sáng khiến cho người bệnh trở nên khó chịu, do đó cách đầu tiên là nên giữ ẩm da, cần cung cấp độ ẩm cho da thường xuyên thông qua đường uống hoặc có thể dùng máy cấp độ ẩm. Bôi kem dưỡng cũng là một giải pháp hữu ích được các chuyên gia khuyên dùng, chọn loại kem dưỡng phù hợp, không cần quá đắt, chọn loại khoá ẩm tốt, có nguồn gốc rõ ràng. Thời điểm để sử dụng kem tốt nhất là sau khi tắm. Nên bôi kem dưỡng ẩm trong suốt cả ngày và khi thay quần áo. Sử dụng nhiều hơn vào những ngày lạnh hoặc khô. Một cách khác để giữ cho làn da luôn ẩm là đặt máy tạo độ ẩm trong nhà, đặc biệt là khi không khí nóng và khô.
– Tắm nước ấm hàng ngày với xà phòng dịu nhẹ có thể giúp làm dịu vết ngứa và loại bỏ da khô. Người bệnh có thể dành 15 phút mỗi ngày ngâm mình trong nước ấm. Lưu ý giữ cho nhiệt độ nước ở mức vừa phải và sử dụng xà phòng dịu nhẹ. Nhiệt độ quá nóng và xà phòng có thể khiến làn da vốn dĩ đã nhạy cảm trở nên khô hơn. Khi lau người bằng khăn, hãy lau thật nhẹ nhàng. Các hành động cọ xát có thể làm có thể làm cho vết thương trở nên tồi tệ hơn và thậm chí làm xuất hiện những vết lở loét mới. Sau khi đã lau khô cơ thể, ngay lập tức hãy sử dụng kem dưỡng ẩm. Nếu không có thời gian, có thể đắp khăn ướt lên vùng da bị ngứa.
– Các tia cực tím (UV) trong ánh sáng mặt trời có thể làm chậm sự tăng trưởng của tế bào da. Một liều lượng rất nhỏ ánh sáng mặt trời là một cách hiệu quả để làm dịu, cải thiện và thậm chí chữa lành các tổn thương do bệnh vẩy nến. Có thể ra ngoài 2 – 3 lần/tuần và nhớ bôi kem chống nắng cho những phần da khỏe mạnh. Tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời (cháy nắng) có thể làm tăng nguy cơ ung thư da và có thể khiến bệnh vẩy nến bùng phát nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên nên người bệnh nên kiểm tra sức khỏe da để tránh tình trạng cháy nắng.
– Hạn chế việc gãi, khi bị ngứa người bệnh hay có thói quen gãi khiến cho vết vảy nến bị tổn thương, nhiễm trùng, lan rộng ra. Thay vì nghĩ về nó, người bệnh nên thoải mái tinh thần, không nghĩ về nó nữa, có thể nghe nhạc, xem phim, đọc sách, báo, trò chuyện với người thân. Tích cực bôi kem dưỡng ẩm để làn da không kích ứng và bị ngứa.
– Hạn chế hút thuốc, uống rượu bia vì các chất kích thích này khiến cho cơ thể trở nên yếu hơn, hệ miễn dịch kém đi làm vảy nến phát triển. Nên tham khảo các bác sĩ điều trị để có liệu trình cai thuốc lá, rượu bia an toàn. Chỉ nên uống ở mức độ vừa phải, 1 ly/ngày đối với phụ nữ và 2 ly/ngày đối với nam giới.
2. Tìm hiểu về bệnh vảy nến:
Vảy nến là bệnh lý về da mãn tính, thường xuất hiện ở Việt Nam. Vảy nến là hiện tượng rối loạn hệ thống miễn dịch và có thể liên quan đến hiện tượng di truyền (trong đó yếu tố di truyền được xem là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này). Đây được xem là căn bệnh mãn tính, không ảnh hưởng, nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên căn bệnh này dễ tái phát, gây mất thẩm mỹ và khó chịu cho người bệnh, hơn thế còn khiến người bệnh ám ảnh tâm lý, tự ti.
2.1. Triệu chứng của bệnh vảy nến:
Vảy nến có thể nhận biết bằng mắt thường. Những triệu chứng sau đây sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm để phán đoán, tìm hiểu hướng điều trị khi gặp phải căn bệnh vảy nến:
– Vảy nến là bệnh về da mãn tính, trên da xuất hiện các mảng đỏ đi kèm với vảy trắng, dày, gồm rất nhiều lớp xếp chồng lên nhau như giọt nến.
– Các vị trí xuất hiện của căn bệnh này là ở vị trí như đầu gối, bề mặt tiếp xúc của khuỷu tay, xương chậu, mong tay, bộ phận sinh dục, tóc, nách, rốn,…
– Da của người bị bệnh vẩy nến thường bị khô, nứt nẻ, chảy máu hoặc gây ngứa ngáy, cảm giác bị ngứa, nóng rát.
– Bệnh diễn ra theo chu kì, kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, rồi biến mất một thời gian cho đến khi người bệnh bị tái phát.
2.2. Phân loại các bệnh vảy nến:
Vảy nến thể mảng: chiếm chủ yếu trong các loại vảy nến, da khô, nứt nẻ, chảy máu. Là một bệnh da liễu tự miễn, đặc trưng bởi sự rối loạn quá trình keratin hóa sản xuất tế bào mới liên tục, tạo vảy trên da. Các tế bào cũ chưa kịp chết đi thì các tế bào mới đã sinh ra tạo thành các mảng da dày. Người bệnh xuất hiện các mảng đỏ da kèm theo có nhiều vảy màu trắng, khi cạo bong ra như vụn phấn, xuất hiện ở các vùng tỳ đè.
Vảy nến thể giọt (Guttate): thường bị kích hoạt do nhiễm khuẩn liên cầu khuẩn viêm họng, xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Đây là căn bệnh tự miễn, trên phủ lớp vảy nến giọt mỏng màu trắng đục, khi cạo lớp vảy bong ra và vụn ra như phấn.
Vảy nến dạng đỏ toàn thân: bệnh tổn thương ngoài da, xuất hiện ở mọi lứa tuổi chủ yếu từ 40-60 tuổi, chiếm trên 90% cơ thể bị đỏ toàn thân. Có haicáci là đỏ toàn thân như do thuốc, về máu hoặc đỏ toàn thấn nguyên phát.
2.3. Những bất lợi mà người bệnh gặp phải khi bị vảy nến:
– Vảy nến là căn bệnh ngoài da nên trước hết nó ảnh hưởng đến thẩm mỹ, vẻ ngoài của người bệnh, khiến họ mất tự tin, không được thoải mái khi giao tiếp với mọi người,bị mội người kì thị, xa lánh, cảm thấy cô đơn trong cuộc sống, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống,
– Vảy nến là căn bệnh mãn tính, lặp đi lặp lai dai dẳng khiến người bệnh mệt mỏi, đau đớn, tốn kém chi phí chữa bệnh.
– Khi mắc bệnh vảy nến thường đi kèm với các bệnh như trầm cảm, béo phì, viêm đại tràng rất nguy hiểm, nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là tàn phế, mất khả năng vận động.
2.4. Nguyên nhân mắc bệnh vảy nến:
– Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người bị bệnh vảy nến thì khả năng cao thế hệ sau sẽ bị di truyền, thông thường bệnh vảy nến di truyền cách 1 thế hệ, ví dụ: nếu cụ bị vảy nến thì cháu trai có thể bị mắc bệnh vảy nến, bỏ qua đời bố;
– Hệ miễn dịch: Các gen kiểm soát tín hiệu của hệ thống miễn dịch, thay vì phát tín hiệu cho hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể bởi những yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể thì nó lại thúc đẩy quá trình viêm và biến các quá trình sản xuất tế bào da trở nên quá tải.
– Hút thuốc: Nếu bạn còn có thêm người thân mắc bệnh, nguy cơ mắc bệnh vảy nến sẽ cao gấp 9 lần. Hút thuốc làm việc loại bỏ các triệu chứng bệnh trở nên khó khăn hơn. Bệnh có thể nặng hơn với bệnh vẩy nến mủ, ảnh hưởng đến lòng bàn tay và lòng bàn chân của bạn.
– Rượu có thể làm cho quá trình điều trị bệnh kém hiệu quả và làm cho bệnh ngày một nghiêm trọng hơn. Bởi vì, rượu làm rối loạn gan, kích hoạt sự phát triển của Candida (một loại nấm men khiến triệu chứng của bệnh vảy nến trở nên nặng thêm).
– Ánh sáng mặt trời tự nhiên hầu hết là tốt cho những người mắc bệnh vảy nến. Tuy nhiên, đối với một số ít, ánh sáng này lại làm cho tình trạng bệnh của họ trở nên tồi tệ. Bởi vì, ở thời điểm chiếu sáng cực đại thì ánh sáng mặt trời có thể làm cho làn da của bệnh nhân trở nên tồi tệ hơn.
3. Những lưu ý khi chăm sóc người bị bệnh vảy nến:
– Tuân thủ theo sự chỉ dẫn, hướng dẫn và liệu trình chữa bệnh của bác sĩ da liễu, tránh sử dụng loại thuốc dân gian chưa được kiểm chứng, không tự ý dùng các thuốc không rõ nguồn gốc có thể chứa Corticoid gây bùng phát bệnh vẩy nến có thể chuyển từ Vảy nến thông thường sang vảy nến thể mủ.
– Giảm lo âu, tránh tự ti vì làm bệnh nặng thêm, cần tích cực trò chuyện, động viên người bị bệnh để họ hoà nhận với cộng đồng, tránh làm bệnh thêm nặng
– Chế độ ăn: Nên thực hiện chế độ ăn lành mạnh, cân bằng và đầy đủ chất dinh dưỡng. Tránh bia rượu, hạn chế thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, các chế phẩm ăn nhanh, chế biến sẵn, đóng hộp.
– Kiểm soát tốt các bệnh đồng mắc như : Tim mạch, THA, Suy tim, ĐTĐ, Suy thận mãn, các bệnh đường tiêu hóa viêm ruột như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, các bệnh lý Ung thư, bệnh lý hô hấp như COPD….
THAM KHẢO THÊM: