Lá trầu không có rất nhiều tác dụng hữu ích. Ngoài việc để làm trầu ăn, đám hỏi lễ cưới thì trầu là bài thuốc dân gian hữa hiệu chữa được bách bệnh. Để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về các công dụng không ngờ của lá trầu không, bài viết sau xin gửi tới độc giả những công cộng này nhé. Mời các bạn tham khảo!
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu sơ qua về lá trầu không:
Trầu không từ xa xưa đến nay luôn là loại thực phẩm có nhiều công dụng, loại thuốc nam chữa được bách bệnh. Trầu không còn gắn liền với tập tục ăn trầu của dân tộc ta, miếng trầu là đầu câu chuyện, xuất hiện trong những đám hỏi, đám hỷ của các đôi uyên ương. Trầu không thường được ăn kem với vôi trắng, cau, có thể thêm vỏ chay, vỏ quế, thuốc lào. Ở Việt Nam có hai loại lá trầu: trầu mỡ và trầu quế. Trầu mỡ thường lá to bản, mặt lá bóng láng, dễ trồng. Trầu quế nhỏ, bé, ăn cay, lá xanh rờn, đẹp mắt, thường được ưa chuộng trong việc ăn trầu.
Trầu không, hay Trầu, Trầu cay có tên khoa học Piper betle L, thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae). Đây là loại cây thân nhẵn, mọc leo, do đó muốn trồng cần có giá thể. Lá Trầu không mọc so le, cuống lá có bẹ. Phiến lá hình trái xoan. Kích thước dài 10 – 13 cm, rộng 5 – 9 cm. Phía cuống hình tim, đầu lá nhọn. Lá thường có 5 gân. Khi đem lá soi dưới ánh sáng sẽ thấy những điểm chứa tinh dầu rất nhỏ. Hoa khác gốc mọc thành bông, quả mọng. Trong 100g lá trầu không chứa tới 2,4% tinh dầu. Ngoài ra, lá trầu còn chứa một số dưỡng chất như vitamin nhóm B, axit ascorbic, caroten,… Trong lá trầu không có chứa 0,8 – 1,8% (có thể lên tới 2,4%) tinh dầu và các thành phần hóa học đa dạng sau: Betel – phenol, Chavicol, Methyl eugenol, Tannin, Vitamin, Axit amin, Cadinen.
2. Các công dụng chữa bệnh không ngờ của lá trầu không:
2.1. Tác dụng của lá trầu không trong việc làm đẹp của chị em phụ nữ:
– Trong lá trầu không có chứa chất chống oxy hoá và trắng da, vậy nên chị em phụ nữ rất hay sử dụng để giảm mụn, mờ thâm, sáng da. Lá trầu không giúp hỗ trợ xóa mờ nám tàn nhang, giảm tiết nhờn, kiểm soát lượng dầu thừa trên da, giúp sát trùng, khử khuẩn ngăn vi khuẩn xâm hại gây mụn, tăng sức đề kháng cho làn da bị viêm nhiễm.
– Các bước để sử dụng lá trầu không để xông hơi cho thông thoáng da mặt:
+ Bước 1: Rửa sạch lá trầu không để loại bỏ bụi bẩn, đất cặn.
+ Bước 2: Bắc nồi nước đun sôi, sau đó thả lá trầu không vào, canh tầm 5-10 phút tắt bếp
+ Bước 3: Lấy tấm khăn mỏng, loại khăn xô để tạo thành màn hơi nước, cẩn thận giữ khoảng cách, điều chỉnh khoảng cách an toàn tránh bị bỏng, rát mặt mình.
+ Bước 4: Úp mặt và che kín mặt bằng tấm màng khăn đó, lưu ý vẫn giữ khoảng cách để tránh bị bỏng, rát mặt mình.
+ Bước 5: Hít thở sâu, nhẹ nhàng thư giãn trong 5-10 phút để hương trầu không thấm vào da mặt mình
– Cách làm mặt nạ trầu không đơn giản tại nhà:
+ Bước 1: Rửa sạch lá trầu không với muối tinh
+ Bước 2: Luộc lá trầu không với nước sạch, cho đến khi lá trầu mềm thì vớt ra, để ráo, nguội
+ Bước 3: Vệ sinh da mặt sạch sẽ, để mặt ráo nước, sau đó thì dùng lá trầu đắp lên mặt, tránh vùng mắt và miệng
+ Bước 4: Thư giãn trong 20 phút để tinh dầu, dưỡng chất trong lá trầu thẩm thấu vào da mặt bạn.
2.2. Tác dụng của lá trầu trầu không đối với hệ tiêu hoá:
Lá trầu không bên cạnh việc làm đẹp còn được biết đến có tác dụng rất tốt trong việc làm dịu nhẹ hệ tiêu hoá của cơ thể con người. Lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm gắt, tính ấm. Nó có tác dụng giúp khí huyết lưu thông, thường dùng để tiêu đờm, trừ phong thấp, tiêu viêm, sát trùng. Người ta có thể dùng lá trầu để trị đau bụng, đầy hơi, ợ hơi, sôi bụng. Đầy hơi luôn gây ra cho bạn cảm giác căng tức, khó chịu, ợ nóng, chán ăn, khó nuốt,… Lúc này, lá trầu không chính là bài thuốc giúp bạn khắc phục nhanh chóng tình trạng này. Tác dụng của lá trầu không là giữ cho dạ dày, tá tràng tránh khỏi sự tấn công của các gốc tự do, chất độc, giúp cân bằng lượng axit, làm dịu cơn đau bụng do đầy hơi. Theo đó, hơi gas trong dạ dày sẽ thoát ra ngoài nhờ quá trình co thắt, giãn nở của cơ vòng, tránh tình trạng trào ngược axit lên thực quản gây khó chịu.
2.3. Tác dụng khác của lá trầu không:
Lá trầu không bên cạnh được biết đến với vai trò phổ biến là để ăn trầu cùng vôi tôi, cau, vỏ cây thì nó còn được biết đến với rất nhiều vai trò khác nhau như chữa mụn giọt, giảm cân, đau rát họng, mẩn ngứa, làm chất chống viêm,…
– Lá trầu không có tác dụng chữa mụn nhọt, lở loét, vết tràm ở trẻ em mới sinh: Lá trầu có tác dụng chống viêm, diệt khuẩn tốt. Lá trầu không dùng khoảng 2-3 lá, giã nhuyễn hoặc cắt nhỏ rồi đun nước sôi đổ vào như pha trà. Sau đó tầm 5-10 phút để các chất trong lá trầu phôi ra rồi gạn lấy nước để rửa vết thương. Trước khi rửa thì nhớ vệ sinh chỗ hở vết thương sạch sẽ rồi mới rửa tiếp lá trầu không, không nên rửa quá nhiều lần trong ngày, nên làm 1-2 lần thôi, để tránh hoạt chất mạnh trong lá trầu làm cho vết thương loang lổ và nhiễm trùng nặng hơn. Và nếu bác sĩ có khuyến cáo không nên dùng thì hạn chế dùng để tránh những hậu quả đáng tiếc.
– Lá trầu không giúp làm giảm mẩn ngứa, mề đay. Lá trầu không có thể đắp trực tiếp lên vết ngứa, mề đay. Lấy 5-7 lá trầu không rửa sạch rồi ngâm nước muối trong 15 phút, Sau đó, cho vào cối giã nát với vài hạt muối tinh, muối hạt. Vệ sinh sạch chỗ mề đay, mẩn ngứa rồi đắp hỗn hợp trầu không mới giã, tản đều ra cho thấm vào da, lưu ý không đắp quá nhiều, gây bít tắc lỗ chân lông và giảm hiệu quả thẩm thấu. Sau từ 10-15 phút rửa sạch hỗn hợp trên với nước ấm, để da nghỉ ngơi, mặc quần áo thoáng mát. Nên làm từ 1-2 lần trên tuần. Lưu ý với những người mẫn cảm với các thành phần của trầu không cần xin ý kiến tư vấn của các bác sĩ, chuyên gia đang điều trị cho mình.
– Lá trầu không để chữa sâu răng. Sâu răng là một trong những triệu chứng dai dẳng, mệt mỏi cho mọi người. Ngoài các loại thuốc tây thì các bài thuốc dân gian chữa sâu răng cũng được ưa chuộng và nhiều người biết đến. Lá trầu không nên chọn loại to bản, già, to bản, đều màu, từ 5-7 lá rửa sạch với nước muối trong 15 phút. Sau đó, đun lá trầu với nước trong 5 phút, để nguội, lọc sạch để lấy nước súc miệng. Ngày dùng từ 2-3 lần sau đánh răng, liên tục trong 7-10 ngày cơn đau răng sẽ giảm. Lưu ý với các trường hợp mẫn cảm, dị ứng với thành phần của lá trầu không cần liên hệ tư vấn từ các bác sĩ, chuyên gia chữa bệnh uy tín, có chuyên môn. Với các trường hợp sâu răng do viêm, răng khôn bị đau thì nên đi khám nha khoa để được chữa trị hiệu quả và nhanh nhất.
3. Những lưu ý khi sử dụng lá trầu không:
Lá trầu không có rất nhiều tác dụng và hiệu quả với mọi người. Tuy nhiên, nếu không biết cách dùng và liều dùng phù hợp sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc cho mọi người. Sau đây là một vài lưu ý khi sử dụng lá trầu không. Mời các bạn đọc tham khảo:
– Không sử dụng lá trầu tuỳ ý khi bạn đang mai thai vì lá trầu có rất nhiều hoạt chất mạnh, tác dụng trực tiếp đến sức khoẻ của bà bầu và thai nhi, cần hết sức chú ý.
– Những người đang trong quá trình điều trị bệnh, dùng thuốc tây để điều trị thì cần hỏi và xin tư vấn từ bác sĩ đang điều trị cho mình
– Lá trầu không không nên được sử dụng với liều lượng mạnh, quá cao và liên tục trong thời gian dài, không nên bôi vào mắt, vết thương sâu và quá hở.
– Lá trầu cũng nên được rửa sạch, chọn loại lá to già bản để mang lại hiệu quả cao nhất, tránh loại không rõ nguồn gốc, xuất xứ không rõ ràng, phun thuốc sâu. Nên sử dụng loại trầu không tươi thay vì để khô, xay bột sẽ không đem lại hiệu quả tốt nhất.
– Lá trầu chứa 2 hợp chất làm trắng rất mạnh là phenol và catechol. Hai hoạt chất này theo nghiên cứu có thể làm mất sắc tố trên da nếu dùng quá liều và lâu. Hiện nay lưu truyền bài thuốc làm trắng da tức thì về lá trầu không, tuy nhiên nó chỉ có hiệu quả ban đầu, sau đó sắc tố da bị mất làm da bị loang lổ, mất thẩm mỹ. Vì vậy, cần hết sức thận trọng khi dùng lá trầu để làm đẹp.
– Mọi ý kiến trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, cần có ý kiến từ các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành. Nên ưu tiên thăm khám tại bệnh viện công có uy tín, xin tư vấn về các bài thuốc mình sử dụng để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc về sau. Không nên kết hợp quá nhiều bài thuốc trầu không trong một giai đoạn như bôi, uống, đắp trực tiếp,.. vì có thể sốc lá trầu không.