Để học tốt Sinh học lớp 7, dưới đây liệt kê Top 5 đề thi học kì 7 môn Sinh học năm 2024 - 2025 có đáp án. Hi vọng đề thi này sẽ giúp các bạn luyện tập & đạt điểm cao môn Sinh học 7.
Mục lục bài viết
1. Phương pháp làm bài thi môn Sinh:
Kì thi học kì đang đến gần, quá nhiều kiến thức của các môn các em phải ôn tập chỉ trong một thời gian ngắn. Vì vậy việc lựa chọn cho mình một chiến lược ôn thi và làm bài thật sự rất quan trọng:
– Đọc kĩ đề, tuyệt đối không được để “bị đánh lừa” bởi những câu đơn giản nhé
– Ôn tập một cách trọng tâm, chủ điểm. Tuy nhiên điều này hoàn toàn khác với việc học tủ, hay học lệch. Chúng ta nên lựa chọn việc học đồng đều kiến thức, sau đó tập trung vào những phần quan trọng để nâng cao kĩ năng cho những phần quan trọng. Tránh trường hợp lệch tủ phải bỏ giấy trắng
– Luyện đề nhiều, cách nhanh nhất để nâng cao kĩ năng làm bài đó là việc chúng ta trải qua quá trình luyện đề và học được từ những lỗi sai trong quá trình đó.
2. Bộ đề thi môn sinh lớp 7 kì 1:
2.1. Bộ đề số 1:
Câu 1. Ở vườn Quốc gia Cúc Phương, mùa hạ thường thấy những đàn bướm trắng hàng nghìn con bay dọc đường rừng dài hàng trăm mét. Đây là biểu hiện sự phong phú về
A. số lượng cá thể.
B. số lượng loài.
C. môi trường sống.
D. số lượng quần thể.
Câu 2. Động vật nào sau đây truyền bệnh sang người?
A. giun đất. B. muỗi. C. cá chép. D. tôm.
Câu 3. Dân gian có câu đố vui như sau:
“ Đầu khóm trúc.
Lưng khúc rồng.
Sinh bạch tử hồng.
Xuân hạ thu đông.
Bốn mùa đều có” .
Theo em câu đố trên nói về động vật nào sau đây.
A. con tôm.
B. con ốc sên.
C. con rận nước.
D. con sun
Câu 1. Quan sát trùng giày và đánh dấu tích vào bảng với ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Trùng giày có hình dạng | Trùng giày di chuyển | |
1. Đối xứng | ||
2. Không đối xứng | ||
3. Có hình như chiếc giày | ||
4. Di chuyển thẳng tiến | ||
5. Di chuyển vừa tiến vừa xoay |
Câu 2. Cuối xuân, đầu hè khi bắt đầu có nắng ấm, người ta nhìn thấy ở mặt nước ao hồ có lớp váng xanh, theo em do đâu mà có hiện tượng trên?
Câu 3. Em hãy kể tên các đại diện của Ruột khoang có thể gặp ở địa phương em.
Đáp án
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: A Câu 2: B Câu 3: A Câu 4: C
Câu 5: Chú thích
1- Râu 2- Mắt kép 3- Cơ quan miệng
4- Chân 5- Cánh 6- Lỗ thở
Câu hỏi tự luận
Câu 1:
Trùng giày có hình dạng | Trùng giày di chuyển | |
1. Đối xứng | ||
2. Không đối xứng | X | |
3. Có hình như chiếc giày | X | |
4. Di chuyển thẳng tiến | ||
5. Di chuyển vừa tiến vừa xoay | X |
Câu 2:
Cuối xuân, đầu hè khi bắt đầu có nắng ấm, trùng roi ở mặt nước ao hồ sinh sản vô tính rất nhanh, tạo nên lớp váng xanh trên mặt nước. Vậy hiện tượng trên là do trùng roi gây nên.
Câu 3.
Tùy từng địa phương, có thể thủy tức là đại diện dễ gặp nhất.
– Ở những địa phương xa biển có thể gặp các đại diện thủy tức đơn độc sống ở ao, hồ, ruộng vùng nước ngọt.
-Ở những địa phương gần biển thì có thể gặp các dạng thủy tức đơn độc sống ở nước ngọt, các dạng sứa, san hô, hải quỳ sống ở biển.
2.2. Bộ đề số 2:
Câu 1. Khi nói về hệ tuần hoàn của châu chấu, phát biểu nào sau đây đúng?
A. tim hình ống, hệ tuần hoàn hở.
B. tim 4 ngăn, một vòng tuần hoàn hở.
C. tim hình ống, hệ tuần hoàn kín.
D. tim 3 ngăn, hai vòng tuần hoàn kín.
Câu 2. Nhóm nào sau đây gồm những chân khớp có tập tính dự trữ thức ăn?
A. tôm sông, nhện, ve sầu.
B. kiến, ong mật, nhện.
C. kiến, bướm cải, tôm ở nhờ.
D. ong mật, bọ ngựa, tôm ở nhờ.
Câu 3. Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của tôm sông và nhện?
A. có 5 đôi chân ngực.
B. cơ thể chia làm 3 phần.
C. không có cánh.
D. sống trên cạn.
Câu 4. Sự sắp xếp các vảy ở cá trên thân khớp với nhau như ngòi lợp giúp
A. duy trì sức cản của nước khi di chuyển.
B. thân cá cử động dễ dàng theo chiều ngang.
C. giảm ma sát với môi trường không khí khi di chuyển.
D. dễ dàng phát hiện ra con mồi và kẻ thù.
Câu 5. Hãy chú thích thay cho các số trong hình sau:
Chú thích
1 – …………….
2 – …………….
3 – …………….
4 – …………….
Câu hỏi tự luận
(7 điểm)
Câu 1. Em hãy tích vào ô trống của bảng 1 để được câu trả lời đúng.
Bảng 1: Đặc điểm chung của ngành Thân mềm.
Câu 2. Lợn nuôi thường bị sán bã trầu kí sinh ở ruột gây hại, làm lợn gầy rạc, da sần sùi và chậm lớn. Vậy theo em làm thế nào để loại bỏ sán bã trầu ra khỏi ruột lợn? Cách phòng tránh sán bã trầu?
Câu 3. Các món gỏi như gỏi cá, gỏi sứa, gỏi thịt thường rất được ưa chuộng bởi vị dễ ăn, không ngán của nó. Món này còn có thể cho làm món ăn chời, ăn hoài không chán. Vậy theo em có nên thường xuyên ăn các món gỏi này không? Vì sao?
Đáp án
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: A Câu 2: B Câu 3: C Câu 4: B
Câu 5: Chú thích
1: Miệng 2: Tua miêng 3: Thân 4: Đế bám
Câu hỏi tự luận
Câu 1.
Câu 2.
– Cho lợn uống thuốc tẩy sán bã trầu, sán bị chết, theo phân ra ngoài có màu đỏ thẫm như bã trầu.
– Ngoài ra, để tránh lây nhiễm sán trở lại thì chúng ta cần thực hiện như sau:
+ Vệ sinh môi trường diệt sán trong phân bằng cách quét dọn vệ sinh tiêu độc định kỳ.
+ Ủ phân diệt trứng giun sán, diệt ký chủ trung gian như ốc bằng nước vôi 10% hay đồng sunfar (CUSO4) 0,05%.
+ Không cho lợn ăn rau, bèo, rong, rêu sống.
+ Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng, thường xuyên cho lợn ăn thức ăn đảm bảo đủ dinh dưỡng. Khi cho lợn ăn thức ăn xanh, rau xanh cần phải rửa sạch để khô nước.
+ Tẩy giun sán định kỳ cho lợn 3 tháng 1 lần.
Câu 3:
Chúng ta không nên thường xuyên ăn các món gỏi thịt, gỏi cá, gỏi sứa,… đây là những món ăn thịt, cá ở dạng sống có chứa các nang sán sống trong các thớ thịt, cá,… sẽ dễ gây ngộ độc thức ăn, nhiễm khuẩn hoặc đau bụng.
3. Đề cương kì 1 môn Sinh 7 năm học 2024 – 2025:
Câu 1: Dinh dưỡng của trùng sốt rét và trùng kiết lị giống và khác nhau như thế nào?
– Giống: cùng ăn hồng cầu.
– Khác:
+Trùng kiết lị lớn,”nuốt” nhiều hồng cầu một lúc và tiêu hóa chúng, rồi sinh sản nhân đôi liên tiếp.
+ Trùng sốt rét nhỏ hơn, nên chui vào hồng cầu ký sinh, ăn hết chất nguyên sinh trong hồng cầu, sinh sản cho nhiều trùng mới cùng một lúc, rồi phá vỡ hồng cầu ra ngoài. Sau đó mỗi trùng chui vào 1 hồng cầu khác cứ thế tiếp diễn.
Câu 2: Bệnh sốt rét hay xảy ở khu vực nào của nước ta? Vì sao?
– Bệnh sốt rét hay xảy ở miền núi và ven biển, đầm lầy, nước đọng.
-Vì nơi đó có nhiều vùng lầy, cây cối rậm rạp nên có nhiều muỗi Anôphen mang mầm bệnh trùng sốt rét.
Câu 3: Em hãy cho biết con đường truyền dịch bệnh và biện pháp phòng chống?
– Con đường truyền dịch bệnh là: qua muỗi Anophen đốt
– Biện pháp phòng chống:
+ Tiêu diệt muỗi, tẩm hóa chất cho màn hoặc phun thuốc diệt muỗi.
+ Phát quang bụi rậm
+ Không để ao tù, nước đọng, khai thông cống rãnh để tiêu diệt ấu trùng muỗi.
+ Khi ngủ phải nằm trong màn.
+ Uống thuốc phòng bệnh.
Câu 4 : Nêu vòng đời của giun đũa?
– Trứng giun theo phân ra ngoài gặp ẩm và thoáng khí, phát triển thành dạng ấu trùng trong trứng
– Người ăn phải trứng giun đưa trứng giun đến ruột non.
– Ấu trùng chui ra, vào máu, đi qua tim, gan, phổi.
– Ấu trùng về lại ruột non lần thứ hai và kí sinh tại đó.
Câu 5: Nêu cấu tạo trong của giun đũa?
– Thành cơ thể có lớp biểu bì và lớp cơ dọc phát triển.
– Chưa có khoang cơ thể chính thức.
– Trong khoang có: ống tiêu hóa thẳng; có lỗ hậu môn, các tuyến sinh dục dài cuộn khúc.
Câu 6: Từ kiến thức đã học về giun đũa, em hãy nêu tác hại và đề ra cho bản thân các biện pháp phòng trừ bệnh giun đũa kí sinh (giun sán kí sinh, kí sinh trùng) ?
*Tác hại của giun sán kí sinh:
– Giun kí sinh lấy các chất dinh dưỡng làm cơ thể suy nhược, xanh xao
– Giun kim xuống hậu môn đẻ trứng gây khó chịu, phền toái
– Giun chui ống mật gây tắc ruột, tắc ống mật
– Gây ra độc tố với cơ thể …….
*Biện pháp phòng tránh :
– Giữ vệ sinh ăn uống: Ăn chín uống sôi, không ăn thức ăn ôi thiu, không ăn thịt lợn, thịt bò tái, sống để tránh ăn phải thịt lợn gạo, thịt bò gạo, …
– Giữ vệ sinh cá nhân và gia đình được sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp.
– Giữ vệ sinh môi trường : rửa tay trước khi ăn, không dùng phân tươi để tưới rau, bón phân cho cây trồng nên ủ để cho hoai mục, trồng rau an toàn, thân thiện môi trường ….
– Vệ sinh cộng đồng: sạch rác, dọn quang ngõ xóm, ao tù, xử lí, phân loại rác thải …
– Tiêu diệt vật chủ trung gian truyền bệnh: ốc, ruồi nhặng, ..
– Tẩy giun 1-2 lần trong 1 năm
– Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng về việc giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống bệnh tật. Xử lí thực phẩm bẩn, ….
Câu 7: Hãy giải thích vì sao số lượng trứng trong mỗi lứa đẻ của cá chép lên đến hàng vạn?
– Vì cá chép thụ tinh ngoài nên khả năng trứng gặp tinh trùng thấp(nhiều trứng không được thụ tinh) nên số lượng trứng cá trong mỗi lứa đẻ là rất lớn.
Câu 8: Giun đốt có vai trò gì đối với tự nhiên và với đời sống con người?
Giun đốt có vai trò lớn đối với hệ sinh thái và đời sống con người như:
Lợi ích:
+ Làm màu mỡ đất trồng (giun đất)
+ Làm đất tơi xốp, thoáng khí (giun đất)
+ Làm thức ăn cho ĐV (giun đỏ..)
+ Làm thức ăn cho con người (rươi),…
Tác hại:
+ Một số loài hút máu động vật và con người: (đỉa, vắt..)
+ Gây bệnh (đỉa, …)
Câu 9: Vỏ trai có mấy lớp? Tại sao trai chết thì vỏ thường mở? Lớp nào của vỏ sinh ra ngọc trai? Tại sao một số ao không thả trai song vẫn có trai?
– Phải luồn lưỡi dao qua khe hở cắt được cơ khép vỏ trước và sau
– Trai chết tế bào của cơ khép vỏ, dây chằng của bản lề vỏ cũng chết
– Lớp xà cừ sinh ra ngọc trai
– Do ấu trùng trai bám trên da
Câu 10: Bạn Hoa nói với Lan: “Năm ngoái nhà mình đào ao thả cá tuy không có thả trai sông vào nuôi nhưng sau một thời gian vẫn thấy có trai sống ở trong ao, mình cảm thấy rất lạ nhưng không giải thích được ”. Lan liền trả lời “ Ao nhà mình cũng thế, không hiểu vì sao lại như vậy nhỉ?” Em hãy dựa vào kiến thức đã học về trai sông để giải thích hiện tượng trên cho hai bạn Hoa và Lan cùng hiểu nhé.
*Giải thích hiện tượng ao đào thả cá, trai không được thả vào nuôi mà vẫn có làvì:
+ Ấu trùng của trai bám vào mang và da cá để sống một thời gian.
+ Khi thả cá vào ao nuôi, ấu trùng trai theo cá vào ao sau vài tuần sẽ rơi xuống bùn và phát triển thành trai trưởng thành
Câu 11: Sau khi học xong ngành thân mềm rất nhiều bạn học sinh thắc mắc: Vì sao “Mực bơi nhanh lại xếp cùng ngành với Ốc sên bơi chậm chạp”. Em hãy vận dụng kiến thức về ngành thân mềm mà em đó được biết giải thích cho các bạn học sinh rõ.
*Mực bơi nhanh xếp cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp vì: Mực và ốc sên đều có đặc điểm chung của ngành thân mềm như:
– Thân mềm.
– Cơ thể không phân đốt, có vỏ đá vôi.
– Có khoang áo phát triển.
– Hệ tiêu hóa phân hóa
Câu 12: Nêu vai trò của ngành chân khớp?
* Lợi ích: – Cung cấp thực phẩm cho con người
– Là thức ăn của động vật khác
– Làm thuốc chữa bệnh
– Thụ phấn cho cây trồng
– Làm sạch môi trường
* Tác hại: – Làm hại cây trồng
– Làm hại đồ gỗ, tàu thuyền
– Là vật trung gian truyền bệnh nguy hiểm
Câu 13: Các động vật thân mềm và ruột khoang có vai trò gì với sinh cảnh biển và con người? – Chúng ăn phù du trôi nổi, chất hữu cơ làm sạch môi trường nước.
– Tạo nên hệ sinh thái quan trọng của biển cả thăm quan, du lịch.
– Làm đồ trang sức đẹp, có giá trị, cảm hứng sáng tác nghệ thuật.
– Làm thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, xuất khẩu có giá trị.
– Dùng làm thuốc phòng, chữa bệnh cho người.
– Thức ăn, nơi ở cho động vật khác trong hệ sinh thái.
Câu 14: Em có cách nào để bảo vệ và giữ gìn cảnh quan biển đảo chúng ta hiện nay?
– Không xả rác bừa bãi làm ảnh hưởng môi trường biển
– Không săn bắt bừa bãi, phá hoại động vật biển, đảo.
– Tuyên truyền, phổ biến, vận động, ngăn chặn hành vi vi phạm
– Học tập nâng cao trình độ, nghiên cứu phát triển, bảo vệ biển.
– Bảo vệ và giữ gìn, thành lập các khu bảo tồn tài nguyên biển.
-Cùng nhau giữ gìn vệ sinh, chung tay dọn rác bãi biển, …
4. Ma trận đề thi môn sinh lớp 7 kì 1:
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
|
|
| Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao |
| ||||
|
|
| TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL |
|
1
| Đọc hiểu
| – Tản văn, tùy bút
| 5 | 0 | 3 | 0 | 0 | 2 | 0 |
| 60 |
2 | Viết
| Phân tích nhân vật trong một tác phẩm văn học | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 25 | 5 | 15 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 30% | 30% | 30% | 10% |
| ||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
|