Đề thi học kì 1 môn Lịch sử 8 được biên soạn với cấu trúc các dạng đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa lớp 8. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích dành cho quý thầy cô và các em học sinh luyện tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị cho học kì 1 lớp 8 sắp tới.
Mục lục bài viết
1. Đề thi học kì 1 Lịch sử 8 năm học 2024 – 2025:
1.1. Bộ đề số 1:
I.TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm)
Câu 1: Lê nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là:
A.Chủ nghĩa đế quốc thực dân
C. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến
B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi
D. Chủ nghĩa đế quốc không ít tính thực dân
Câu 2: Để đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu, Thiên hoàng Minh trị đã thực hiện cải cách trên những lĩnh vực nào?
A.Kinh tế, chính trị, văn hóa
B. Kinh tế, chính trị, xã hội
C. Văn hóa, giáo dục, quân sự
D. Cả 2 ý b và c.
Câu 3: Vì sao cuộc chiến tranh năm 1914- 1918 được gọi là chiến tranh thế giới?
A. Chiến tranh xảy ra giữa nhiều nước đế quốc
B. Nhiều vũ khí hiện đại được sử dụng
C. Chiến tranh có 38 nước và nhiều thuộc địa tham gia
D. Hàng chục triệu người lao động bị thương vong vì lợi ích của giai cấp tư sản
Câu 4: Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 nước Mỹ đã:
A.Tăng cường bóc lột người lao động
B. Cải cách kinh tế
C. Quân sự hóa đất nước phát động chiến tranh
D. Không làm gì cả
II. TỰ LUẬN (8,0 điểm)
Câu 1: Trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng mười Nga năm 1917? (2,0 điểm)
Câu 2: Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 – 1933 nước Mĩ đã thực hiện biện pháp gì? Nêu nội dung và tác dụng của các biện pháp đó? (2,0 điểm)
Câu 3: Nguyên nhân bùng nổ và kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai? Em có suy nghĩ gì về chiến tranh đối với xã hội loài người? (4,0 điểm)
Đáp án
I. TRẮC NGHIỆM
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 |
Đáp án | B | B | C | B |
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Ý nghĩa lịch sử:
– Đối với nước Nga:
+ Cách mạng tháng 10 đã làm thay đổi vận mệnh nước Nga.
+ Lần đầu tiên những người lao động lên nắm chính quyền.
+ Xây dựng chế độ xã hội mới – Chế độ xã hội chủ nghĩa, trên một đất nước rộng lớn.
– Đối với thế giới:
+ Cách mạng tháng 10 đã dẫn đến những thay đổi to lớn trên thế giới.
+ Cổ vũ mạnh mẽ và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
Câu 2: Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 – 1933 Mĩ đã thực hiện biện pháp:
– Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đã đưa ra chính sách kinh tế mới.
– Nội dung: Bao gồm các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế – tài chính và đặt dưới sự kiểm soát cùa nhà nước.
– Tác dụng: Các biện pháp của chính sách mới đã góp phần giải quyết những khó khăn của nền kinh tế, đưa nước Mĩ thoát dần khỏi khủng hoảng.
Câu 3:
* Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai
– Nhằm để giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa.
– Chiến tranh thế giới thứ hai còn nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với Liên Xô, nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
– Sự hình thành phe phát xít Đức, Italia, Nhật âm mưu phát động chiến tranh.
* Kết cục: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của các nước Phát xít Đức – Italia – Nhật Bản.
– Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người. (60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật và những thiệt hại vật chất khổng lồ).
– Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.
* Suy nghĩ của bản thân về chiến tranh: (1,5 điểm)
– Sự tàn phá, hủy diệt, sự thiệt hại về người và của cho toàn nhân loại
– Chiến tranh không đem lại hạnh phúc cho nhân loại trên toàn thế giới
– Cần phải lên án, đấu tranh đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, …
-Tăng cường giao lưu, hợp tác hiểu biết lẫn nhau để thắt chặt mối quan hệ hòa bình hữu nghị
1.2. Bộ đề số 2:
I. Phần trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
* Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu em cho là đúng (Mỗi câu 0,25 điểm)
Câu 1. Nền cộng của nước Pháp được thành lập ngày tháng năm nào?
A. Ngày 21/9/ 1792
B. Ngày 20/9/ 1792
C. Ngày 23/9/ 1792
D. Ngày 24/9/ 1792
Câu 2. Trước cách mạng, nước Pháp theo thể chế chính trị nào?
A. Quân chủ lập hiến
B. Cộng hoà tư sản
C. Quân chủ chuyên chế
D. Tư bản chủ nghĩa
Câu 3. Xã hội Pháp trước cách mạng gồm có những đẳng cấp nào?
A. Tăng lữ, Quý tộc, nông dân.
B. Tăng lữ, Quý tộc, Đẳng cấp thứ ba.
C. Tăng lữ, Quý tộc, tư sản.
D. Nông dân, tư sản, các tầng lớp khác
Câu 4. Trước cách mạng, ở Pháp đẳng cấp nào được hưởng đặc quyền, không phải đóng thuế?
A. Đẳng cấp tăng lữ.
B. Đẳng cấp quý tộc.
C. Đẳng cấp thứ ba.
D. Đẳng cấp tăng lữ và quý tộc.
Câu 5 Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga đã giải quyết được nhiệm vụ chính gì?
A. Đưa nước Nga thoát khỏi cuộc chiến tranh đế quốc.
B. Đánh bại đế quốc thực dân.
C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất, một vấn đề cấp thiết của nông dân.
D. Lật đổ chế độ Nga Hoàng
Câu 6. Nguyên nhân nào là cơ bản làm cho những cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra mạnh mẽ mà không đi đến thắng lợi?
A. Phong trào nổ ra khi kẻ thù còn rất mạnh.
C. Phong trào thiếu tính tổ chức. chưa có đường lối chính trị đúng đắn.
B. Phong trào nổ ra lẻ tẻ.
D. Phong trào thiếu tính tổ chức.
Câu 7. Phong trào đấu tranh đầu tiên của công nhân diễn ra dưới hình thức nào?
A. Bỏ trốn tập thể để khỏi bị hành hạ
B. Đánh bọn chủ xưởng, bọn cai ký.
C. Đập phá máy móc, đốt công xưởng.
D. Phong trào nổ ra khi kẻ thù còn mạnh.
Câu 8. Cách mạng tháng Mười Nga diên ra vào ngày tháng nào năm 1917?
A. 22/9/1917
B. 15/10/1917
C. 24/10/1917
D. 2/9/191917
Câu 9. Biểu tình của nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grát (Nga) diễn ra vào ngày tháng nào năm 1917?
A. 27/2
B. 23/2
C. 20/2
D. 3/2
Câu 10. Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân cơ bản nhất làm cho các cuộc đấu tranh của công nhân Anh, Pháp, Đức bị thất bại?
A. Lực lượng công nhân còn rất ít.
B. Giai cấp tư sản còn đang rất mạnh.
C. Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng.
D. Chưa có sự liên minh với giai cấp nông dân.
Câu 11. Sau Cách mạng tháng Hai tình hình nước Nga có điểm gì nổi bật?
A. Hai chính quyền song song tồn tại.
B. Chính phủ lâm thời tiếp tục tham gia chiến tranh.
C. Chính quyền Xô viết tuyên bố nước Nga rút khỏi chiến tranh.
D. Quần chúng nhân dân phản đối mạnh mẽ chiến tranh.
Câu 12: Em có nhận xét gì về vai trò của Liên Xô trong việc đánh thắng chủ nghĩa phát xít?
A. Liên Xô là nước quyết định số vận của phe phát xít.
B. Liên Xô là nước khơi ngòi cho chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ.
C. Không có Liên Xô thì chủ nghĩa phát xít không bị tiêu diệt.
D. Liên Xô là lực lượng đi đầu, lực lượng chủ chốt, quyết định để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
Câu 13: “Phá bỏ tận gốc chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển” là kết quả của cuộc cách mạng nào?
A. Cách mạng tư sản Pháp
B. Cách mạng tư sản Anh
C. Cách mạng tư sản Hà Lan
D. Cách mạng Tân Hợi
Câu 14: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ do:
A. Pháp tuyên chiến với Đức
B. Nhật Bản tấn công Trung Quốc
C. Đức tấn công Nga
D. Đức tấn công Nhật Bản
Câu 15: Vì sao giới chủ lại thích sử dụng lao động trẻ em?
A. Lao động nhiều giờ, Lương thấp chưa có ý thức đấu tranh.
B. Trẻ em rễ sai bảo
C. Không cần trả lương
D. Đó là lực lượng chiếm số đông trong đất nước
Câu 16: Phong trào công nhân tại thành phố Li- ông Pháp đấu tranh với khẩu hiêụ “sống trong lao động, chết trong chiến đấu” Khẩu lệnh đó có ý nghĩa như thế nào?
A. Sống là phải làm việc
B. Chết cũng phải chết vinh quang.
C. Quyền được lao động không bị bóc lột và quyết tâm chiến đấu để bảo vệ quyền lao động của mình .
D. Sống và chiến đấu đẻ vệ bảo vệ công lý.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 17: (2 điểm) Trình bày ý nghĩa của Cách mạng tháng mười Nga năm 1917?
Câu 18: (3 điểm) Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
Câu 19: (1điểm) Kết cục của c/tranh thế giới thứ hai.
Đáp án
I. Phần trắc nghiệm khách quan(4 điểm: Mỗi câu đúng 0,25 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
Đáp án | A | C | B | D | D | C | C | C | B | C | A | D | A | A | A | C |
II. Phần tự luận
Câu | Nội dung | Điểm |
Câu 17
| – Trong nước: Đã thay đổi hoàn toàn vận mệnh của đất nước Nga. Đưa những người lao động lên nắm chính quyền, thiết lập nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới. – Thế giới: Có ảnh hưởng to lớn đến toàn thế giới -> để lại nhiều bài học quý báu cho cách mạng. | 1điểm
1điểm |
Câu 18
| * Nguyên nhân sâu xa. – Do mâu thuẫn quyền lợi, thị trường, thuộc địa giữa các nước đế quốc sau chiến tranh thế giới thứ nhất. – Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 và những chính sách thỏa hiệp của Anh, Pháp, Mĩ với Chủ nghĩa Phát Xít. * Nguyên nhân trực tiếp. – Ngày 1.9.1939, Đức tấn công Ba Lan Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh bùng nổ. |
1điểm 1điểm
1điểm |
Câu 19
| – Là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất, tàn phá nặng nề nhất: 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương và tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với chiến thế giới thứ nhất. | 1điểm |
2. Ma trận đề thi học kì 1 Lịch sử 8:
Phần | Bài | Số câu hỏi theo cấp độ | Tổng | ||
NB | TH | VD | |||
Trắc nghiệm | Bài 13. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918). |
| 1 |
| 1 |
Bài 15. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng. | 1 | 1 |
| 2 | |
Bài 17. Châu Âu giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới (1918 – 1929) | 1 |
| 1 | 2 | |
Bài 18. Nước Mĩ giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới (1918 – 1929) |
| 1 |
| 1 | |
Bài 19. Nhật Bản giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới (1918 – 1939) |
|
| 1 | 1 | |
Bài 20. Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 – 1939) | 1 |
|
| 1 | |
Bài 22. Sự phát triển của khoa học – kĩ thuật và văn hóa thế giới nửa đầu thế kỉ XX | 1 |
|
| 1 | |
Bài 23. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) |
| 1 |
| 1 | |
Tự luận | Bài 16. Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 – 1941) | 1/2 câu | 1/2 câu |
| 1 |
Bài 21. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) |
|
| 1 câu | 1 |