Mất khứu giác và vị giác là những triệu chứng có thể gặp phải trong nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau với nguyên nhân rất đa dạng. Đặc biệt đây là dấu hiệu mắc bệnh Covid-19 những năm gần đây. Vì vậy, người bệnh cần tìm hiểu về những nguyên nhân gây nên tình trạng này để có cách điều trị và phòng ngừa tốt nhất.
Mục lục bài viết
1. Tình trạng mất khứu giác, vị giác là gì?
1.1. Mất khứu giác:
Mũi là một trong năm giác quan chính không thể thiếu của con người với một trong những chức năng chính là hô hấp và cảm nhận về mùi hương. Trong mũi có những thụ thể thần kinh, mũi chúng sẽ đảm nhận việc tiếp xúc một số mùi nhất định. Từ tín hiệu mùi này được mũi cảm nhận sẽ được dẫn truyền qua xung thần kinh, chuyển về não bộ để xác định mùi của vật.
Mất khứu giác (hay anosmia) là tình trạng bạn không thể cảm giác (nhận biết, phân biệt) được một hoặc một số mùi. Tùy vào nhiều nguyên nhân khác nhau mà mất khứu giác có thể mất một phần hoặc hoàn toàn mùi hay tạm thời hoặc vĩnh viễn. Điều này xảy ra do mũi (là nơi nhận thông tin) hoặc não (là nơi xử lý thông tin) bị chấn thương, một số người có thể mất khứu giác bẩm sinh.
Dù chỉ một vấn đề nhỏ trong hệ thống khứu giác như tắc nghẽn trong mũi hay niêm mạc bị viêm, ảnh hưởng của não, … đều có thể mất khứu giác. Mất khứu giác có thể được tìm hiểu nguyên nhân mắc phải, sau đó điều trị theo nguyên nhân hoặc có thể tự động phục hồi theo thời gian.
Thông thường mất khứu giác chỉ là triệu chứng đầu tiên của những bệnh lý nhẹ về đường hô hấp hay cảm cúm và hiếm khi là triệu chứng của các bệnh nghiêm trọng nhưng nó khá ảnh hưởng đến người bệnh. Việc mũi không thể cảm nhận mùi hương được khiến bạn không còn hứng thú với thức ăn dẫn đến chán nản, không muốn ăn và sút cân, suy dinh dưỡng, lâu ngày có thể dẫn đến trầm cảm.
1.2. Mất vị giác:
Vị giác là một trong những giác quan quan trọng không thể thiếu của con người, giúp con người nhận biết được các vị như chua, cay, mặn, ngọt, đắng… do lưỡi đảm nhận, lưỡi có chức năng quan trọng để cảm nhận sự tồn tại của vị thực phẩm hay những vật thể khác trên bề mặt lưỡi thông qua dẫn truyền đến hệ thần kinh trung ương, nếu quá trình này gặp bất thường sẽ dẫn đến tình trạng mất vị giác.
Theo đó, tương tự như tình trạng mất khứu giác, mất vị giác cũng là tình trạng không thể cảm nhận được vị, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người mắc phải. Những trường hợp mất vị giác như giảm vị giác, vị giác ma (thấy một vị mà thực ra không có); Mất cảm giác với một vị; Mất cảm giác vị giác hoàn toàn.
Nguyên nhân của mất vị giác cũng rất đa dạng, cũng có thể là do rối loạn tâm thần, và cần tìm hiểu được nguyên nhân gây bệnh để điều trị theo nguyên nhân.
2. Các nguyên nhân mất vị giác và khứu giác thường gặp:
– Dị ứng:
Dị ứng có nhiều loại có thể là dị ứng với thực phẩm hoặc dị ứng thời tiết, có thể gây nghẹt mũi thậm chí nghiêm trọng, khiến chúng trở thành nguyên nhân phổ biến nhất gây mất vị giác và khứu giác. Dị ứng có thể được điều trị đơn giản bằng cả thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn, bao gồm thuốc kháng histamin, thuốc xịt mũi hoặc thuốc nhỏ mũi dị ứng và có thể tiêm vacxin phòng dị ứng. Khi các triệu chứng dị ứng của bạn được cải thiện thì tình trạng mất vị giác và khứu giác cũng được cải thiện và dần dần hồi phục.
– Viêm xoang:
Khi bạn bị nhiễm trùng xoang sẽ dẫn đến viêm mũi và bị nghẹt mũi. Nhiều bệnh nhiễm trùng xoang có thể gây ra tình trạng mất vị giác và khứu giác hoàn toàn hoặc một phần. Khi bị nhiễm trùng xoang, thông thường bạn sẽ được điều trị bằng thuốc giảm đau OTC và thuốc kháng sinh kê theo đơn. Viêm xoang có thể tái phát và khi đó có thể được giải quyết bằng thủ thuật nong xoang bằng bóng. Khi các triệu chứng viêm xoang được cải thiện, hầu hết mọi người đều lấy lại được khứu giác và vị giác như bình thường.
– Polyp mũi:
Polyp mũi là sự phát triển của mô, không phải ung thư xảy ra bên trong khoang mũi. Mặc dù nó rất nhỏ những cũng làm đường mũi bị cản trở, không khí đi qua mũi cũng bị ngăn lại nhiều dẫn đến tắc nghẽn, khó thở và nhiễm trùng xoang. Để giảm kích thước của polyp mũi và giúp giảm bớt các triệu chứng, bạn có thể sử dụng thuốc chống viêm như steroid uống hoặc nhỏ mũi. Tuy nhiên, nếu polyp mũi trở nên quá lớn và không thể điều trị bằng thuốc thì nên đến bệnh viện thực hiện thủ thuật phẫu thuật cắt bỏ polyp mũi. Việc giảm kích thước hoặc loại bỏ đi polyp mũi thường giúp mọi người lấy lại khứu giác và vị giác.
– Thuốc:
Ngoài yếu tố làm tắc nghẽn mũi, có một số loại thuốc điều trị bệnh khác cũng có liên quan đến việc thay đổi hoặc mất vị giác. Một số loại thuốc ảnh hưởng đến vị giác của bạn có thể kể đến như: Thuốc dị ứng, thuốc kháng sinh, thuốc điều trị hen suyễn, thuốc điều trị co giật, thuốc chống loạn thần, …Những thay đổi vị giác này thường chỉ là biểu hiện tạm thời và sẽ cải thiện khi bạn ngừng dùng thuốc.
– Tình trạng thần kinh:
Não là trung tâm xử lý thông tin mà từ giác quan truyền về nên các tình trạng ảnh hưởng đến não (như bệnh Parkinson hoặc bệnh Alzheimer) cũng có liên quan đến mất vị giác và khứu giác. Những bệnh kể trên có thể làm tổn thương các dây thần kinh vị giác và khứu giác gây ảnh hưởng đến cảm nhận của các giác quan này.
– Sự lão hóa:
Khi cơ thể già đi, một số cơ quan sẽ bị lão hóa dần theo thời gian và gặp các vấn đề như phình động mạch não, tiểu đường … hay vấn đề về nha khoa, khô miệng, một số loại thuốc, ít sản xuất chất nhầy trong mũi, mất các đầu dây thần kinh, thay đổi vị giác,… khiến cho khả năng vị giác và khứu giác giảm đi.
– Chấn thương đầu:
Vì não là trung tâm xử lý thông tin mà từ giác quan truyền về nên đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý mùi và vị nên khi bị chấn thương đầu, ảnh hưởng đến não và hệ thống thần kinh có thể ảnh hưởng đến khứu giác và vị giác của bạn. Nếu dây thần kinh khứu giác bị tổn thương, bạn có thể bị mất khứu giác vĩnh viễn hoặc tạm thời. Khứu giác và vị giác có thể trở lại bình thường nếu các tổn thương được chữa lành.
Ngoài ra, khứu giác của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu bạn làm phẫu thuật nâng mũi hay sử dụng thuốc xịt mũi có chứa kẽm.
– Xạ trị:
Xạ trị ở vùng đầu hoặc cổ có thể gây tổn hại đến các gai giác và tuyến nước bọt. Điều này có thể dẫn đến mất hoặc giảm cảm giác ngon miệng. Tuy nhiên, sự thay đổi vị giác thường sẽ được cải thiện sau khi kết thúc xạ trị những cũng có một số tổn thương có thể là vĩnh viễn.
– Hóa chất:
Việc tiếp xúc quá nhiều với một số hóa chất độc hại như thuốc diệt cỏ, thuốc diệt côn trùng và dung môi, … bao gồm hơi methacrylate, Amoniac, Benzen, Fomandehit, Hydro sunfua, Acid sunfuric … khi hít phải có thể làm bỏng bên trong mũi và gây ra tổn thương vĩnh viễn cho mô mũi. Điều này có thể dẫn đến mất vị giác và khứu giác.
3. Các phương pháp khắc phụ, điều trị mất khứu giác, vị giác:
Nguyên tắc để khắc phục, điều trị mất khứu giác, vị giác sẽ điều trị từ nguyên nhân. Chẳng hạn, nếu bị viêm mũi dị ứng, viêm xoang nhiễm khuẩn hoặc những bất thường trong cấu trúc khoang mũi khác thì cần điều trị từ chuyên khoa bệnh này, tình trạng mất khứu giác, vị giác cũng được hồi phục. Một số phương pháp thông thường khắc phục tình trạng mất khứu giã, vị giác như:
– Dùng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.
– Phẫu thuật polyp mũi hoặc lệch vách mũi, viêm xoang,…
– Bổ sung thêm kẽm và vitamin A cho cơ thể vì khi thiếu hai dưỡng chất này có thể gây sai lệch hoặc mất khứu giác.
– Nếu mất khứu giác cảm giác thần kinh thì thường không có phương pháp điều trị mà bạn phải cắt các tác nhân gây hại như thuốc lá hoặc hóa chất độc hại trong không khí.
4. Phòng ngừa mất khứu giác, vị giác:
Mất khứu giác, vị giác có thể xảy ra với mọi người, mọi lứa tuổi. Do đó, cách tốt nhất là chủ động phòng ngừa và tích cực điều trị khi xảy ra.
– Cách tốt nhất để phòng ngừa việc bị mất khứu giác, vị giác là phải phòng các nguyên nhân thường gây ra tình trạng đó như cảm cúm, viêm xoang cấp tính hay viêm đường hô hấp trên,…
– Đeo khẩu trang khi ra ngoài và làm việc nơi có khói bụi để tránh hít phải khói bụi và không khí lạnh.
– Dùng nước muối sinh lý rửa mũi 2 – 3 lần/ngày để làm sạch niêm mạc.
– Thường xuyên luyện tập khứu giác bằng cách ngửi mùi thức ăn, mùi hoa để kịp thời phát hiện những bất thường của mũi.
– Không sử dụng thuốc lá.
Thông thường, nếu bạn bị mất khứu giác, vị giác do nguyên nhân cảm lạnh, dị ứng hoặc viêm xoang cấp tính thì đa số sẽ tự hồi phục sau vài ngày. Nếu thời gian hồi phục lâu, bạn nên gặp bác sĩ để được sử dụng một số loại thuốc nhằm loại trừ tình huống bệnh trở nặng và nhanh chóng chấm dút tình trạng này để không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Trường hợp cần gặp bác sĩ để điều trị, tùy vào khứu giác và tình hình chẩn đoán mà bạn sẽ được điều trị hoặc không. Nếu được điều trị, bác sĩ sẽ cho dùng kháng sinh để loại bỏ nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn. Trường hợp bị mất khứu giác, vị giác ở người sau 60 tuổi, nếu không may mất khứu giác thì có thể bị mất vĩnh viễn.