Tác phẩm Ngày cuối cùng của chiến tranh của tác giả Vũ Cao Phan mang đậm hơi thở của hiện thực, thời đại nhưng không phải là bản tổng kết về chiến tranh mà phù hợp với mọi thời, mọi hoàn cảnh. Tác phẩm rút ra bài học cho chính bản thân người đọc và thế hệ trẻ ngày nay.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý Phân tích Ngày cuối cùng của chiến tranh:
1.1. Dàn ý Phân tích Ngày cuối cùng của chiến tranh – Mẫu 1:
a, Mở bài
– Giới thiệu truyện ngắn, tác giả, hoàn cảnh sáng tác.
– Khái quát giá trị của tác phẩm: mang đậm hơi thở của hiện thực, thời đại nhưng không phải là bản tổng kết về chiến tranh mà phù hợp với mọi thời, mọi hoàn cảnh.
b, Thân bài
– Phân tích giá trị về nội dung:
+ Mở đầu là hình ảnh một đoàn quân giải phóng thủ đô (mùa xuân năm 1975) vào thăm một cô nhi viện để tìm căn cứ địa chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công.
+ Thái độ, hành động của các ma sơ khi giấu diếm những đứa con lai bị bỏ rơi trong nhà để dạy dỗ, nuôi nấng chúng.
+ Thái độ cảnh giác, tập trung cao độ để điều tra, bám sát các ma sơ để phòng sự cố bất trắc.
=> Các tình tiết kịch tính diễn ra liên tục và cao trào được đẩy đến cao, thắt nút chặt chẽ và mở nút bất ngờ.
– Phân tích giá trị về nghệ thuật:
+ Cốt truyện ngắn được xây dựng với các sự việc được kể nối tiếp rất kịch tính, cao trào được đẩy lên đỉnh điểm và gỡ nút bất ngờ, độc đáo.
+ Kết cấu truyện cũng nhanh gọn, nhà văn đẩy tốc độ kể nhanh gọn, giải quyết hợp lý.
+ Người kể chuyện ngôi thứ nhất cũng góp phần vào thành công của tác phẩm.
c, Kết bài
– Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
– Đánh giá tài năng, phong cách của tác giả.
1.2. Dàn ý Phân tích Ngày cuối cùng của chiến tranh – Mẫu 2:
a, Mở bài
– Giới thiệu khái quát về tác giả Vũ Cao Phan và tác phẩm Ngày cuối cùng của chiến tranh
– Trình bày khái quát giá trị nội dung của câu chuyện: đó là câu chuyện thời chiến tranh nhưng mang tình người ấm áp sâu đậm, để lại giá trị nhân văn không chỉ ở quá khứ, hiện tại mà còn cả tương lai về sau.
b. Thân bài
– Phân tích cụ thể về nội dung:
+ Mạch cảm xúc được mở ra trong khung cảnh trong một cô nhi viện, những ma sơ có thái độ lấm lét khi có một đoàn quân giải phóng thủ đô vào thăm để tìm căn cứ địa chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công giải phóng thủ đô mùa xuân năm 1975.
+ Phân tích diễn biến tâm lý của quân giải phóng đấu tranh trước những hành vi đáng ngờ của ma sơ nơi đây.
+ Phân tích thái độ cảnh giác, tập trung cao độ của ma sơ để che giấu những đứa con lai.
+ Phân tích các yếu tố cao trào, là nơi thắt nút – mở nút cho câu chuyện: chiếc bóng đen ngã sõng soài, tô cơm đổ đầy gốc,…
+ Ẩn sau đó lại là câu chuyện nhân đạo cảm động lòng người. Các ma sơ muốn che giấu không phải là vũ khí bí mật hay thứ gì nguy hiểm khác, mà chính là việc nuôi nấng, bao bọc, dạy dỗ những đứa trẻ con lai bị bỏ lại sau chiến tranh.
– Phân tích cụ thể về nghệ thuật:
+ Cốt truyện được xây dựng với lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ ngắn gọn mà xúc tích, mang đậm dấu ấn cá nhân.
+ Ngôn ngữ kể cùng mạch chuyện lôi cuốn, kịch tính, để rồi ngạc nhiên, bất ngờ và vỡ oà.
+ Kết cấu truyện theo nhịp và diễn biến nhanh gọn, việc giải quyết các chi tiết vừa nhanh, hợp lý, sáng tạo.
+ Kể chuyện theo ngôi thứ nhất, khiến ta cũng có cảm giác như được hòa mình vào chính mạch truyện đang diễn ra.
3. Kết bài
– Khẳng định lại đặc sắc trong giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
– Khẳng định về tài năng và văn phong nghệ thuật của tác giả.
– Rút ra bài học cho chính bản thân mình và thế hệ trẻ ngày nay.
2. Phân tích đánh giá tác phẩm Ngày cuối cùng của chiến tranh:
2.1. Phân tích đánh giá tác phẩm Ngày cuối cùng của chiến tranh – Mẫu 1:
Truyện ngắn “Những đứa trẻ con lai” của nhà văn Vũ Cao Phan là một tác phẩm được sáng tác trong thời điểm đất nước đang trong cuộc chiến tranh căng thẳng. Với những tình huống đầy kịch tính, tác phẩm đã truyền tải đến câu chuyện đầy cảm động về tình người, lòng nhân ái của con người trong hoàn cảnh khó khăn nhất.
Truyện ngắn Ngày cuối cùng của chiến tranh kể về năm chiến sĩ giải phóng quân được giao nhiệm vụ tìm đài quan sát chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công và họ đã đóng chốt tại một cô nhi viện. Trong khi làm nhiệm vụ, các chiến sĩ đã phát hiện ra thái độ và hành động bất thường của các ma sơ nơi đây và một số bí mật đang được giấu kín trong thánh đường. Cuối cùng, điều bất ngờ đã xảy ra khi phía bên kia cánh cửa nhà nguyện không phải là những kẻ địch nguy hiểm mà lại là những đứa trẻ mồ côi đáng thương với những àu da khác nhau bị bỏ rơi lại với nhau. Các ma sơ đã giấu diếm những đứa trẻ lai này để nuôi nấng và dạy dỗ chúng, đây là một giá trị cao đẹp trong cuộc sống mà tác giả muốn truyền đạt.
Cả câu chuyện cho ta thấy được sự tàn khốc, khổ cực của chiến tranh cũng như sự hy sinh của những người chiến sĩ. Đặc biệt nhất chắc chắn phải kể đến là hình ảnh đầy tính nhân văn mà tác giả đưa vào trước khi kết thúc của câu chuyện. Khi mà sự sống còn của những đứa trẻ nhiều màu da kia trở thành một hy vọng đong đầy tình thương, tình người giữa những bất hạnh của cuộc chiến tranh tàn khốc, hiện lên những thiên thần bé nhỏ. Những nước mắt rơi xuống từ mắt người chỉ huy trong quân đoàn và cả những người đọc câu chuyện chắc hẳn cũng không thể kìm nén được xúc động. Đó là một lời nhắc nhở về sự vị tha và lòng nhân ái của con người luôn tồn tại ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất của cuộc đời. Câu chuyện chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, cùng với thông điệp rằng tình người vẫn tồn tại dù có là hoàn cảnh khắc nghiệt nhất của cuộc đời.
Có lẽ nếu không có chiến tranh, những đứa trẻ ấy sẽ được sinh ra và sống bình yên lớn lên dưới sự bảo vệ của các nữ tu. Ngày cuối cùng của chiến tranh dưới ngòi bút của Vũ Cao Phan cũng cho những đứa trẻ ấy hy vọng, mở ra một tương lai của xã hội, làm nổi bật lên tình người mãi không biến mất trong thực tế dù có chiến tranh.
2.2. Phân tích đánh giá tác phẩm Ngày cuối cùng của chiến tranh – Mẫu 2:
Ngày cuối cùng của chiến tranh của Vũ Cao Phan là một câu truyện được viết mang đậm hơi thở của hiện thực, thời đại và thể hiện những nỗi đau của con người trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Sau khi đọc xong tác phẩm, có lẽ chúng ta đều cảm động vì hình ảnh tình người xuất hiện trong làn mưa bom bão đạn chiến tranh.
Tác phẩm có giá trị về nội dung sâu sắc với một câu chuyện đầy cảm động về tình yêu thương, lòng nhân ái của những con người và sự hy sinh trong chiến tranh tàn khốc. Câu truyện với những tình tiết kịch tính đạt đến cao trào khi các chiến sẽ phát hiện ra các ma sơ có thái độ và hành động khác thường nhưng thực chất giấu diếm những đứa trẻ là con lai bị bỏ rơi trong chiến tranh để dạy dỗ, nuôi nấng chúng. Hình ảnh sau cánh cửa tưởng chừng là những tên địch nguy hiểm, sẵn sàng chiến đấu nhưng đó lại là những đứa trẻ non nớt, chúng hiện ra như hi vọng của một tương lai xã hội tốt đẹp sau này khiến các chiến sĩ rơi lệ. Các tình tiết được Vũ Cao Phan xây dựng rất kịch tính, đan xen giữa kể chuyện là tâm lý nhân vật và hoạt động, cao trào được đẩy lên đỉnh điểm khiến người đọc hồi hộp. Các chi tiết được đẩy lên cao liên tục, đẩy tốc độ kể nhanh gọn, giải quyết hợp lý, tạo nên kết cấu truyện nhanh gọn.
Cốt truyện được xây dựng đậm chất chính kịch với các sự việc được kể nối tiếp, tốc độ nhanh, cao trào được đẩy lên đỉnh điểm và gỡ nút bất ngờ, độc đáo. Tác giả dùng ngôi kể thứ nhất làm cho câu chuyện càng thêm chân thật, người đọc cảm nhận câu truyện như chính cảm xúc của mình, như hóa thân thành một người trong nhóm chiến sĩ ấy và đi hết bất ngờ này đến bất ngờ khác. Vũ Cao Phan đã thành công trong việc truyền tải những giá trị nhân văn sâu sắc, giúp người đọc hiểu rõ hơn về tình yêu thương, lòng nhân ái và sự hi sinh của con người trong cuộc chiến.
Vũ Cao Phan đã xuất sắc sáng tạo nên một phong cách độc đáo của riêng mình thông qua tác phẩm này, làm nên một câu chuyện đầy ý nghĩa và đáng đọc. Ngày cuối cùng của chiến tranh cũng theo đó trở thành một áng văn bất tử và mang lại nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau cho người đọc.
3. Tìm hiểu về tác phẩm:
Câu 1 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Câu chuyện xảy ra ở địa điểm nào?
A. Bên trong nhà thờ
B. Quanh nhà nguyện
C. Trên đài quan sát
D. Trong vườn cây
Trả lời:
Đáp án : D
Câu 2 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Trong phần (1) chuyện gì làm đảo lộn công việc của các chiến sĩ?
A. Các ma xơ ngắn cản không cho các chiến sĩ vào ở cùng trong ngôi trường
B. Binh nhất Ruân, con chiên xứ đảo gốc Hải Hậu đi tìm phòng cầu nguyện
C. Mối nghi ngờ Giám đốc Cô nhi viện đã giấu ai đó vào trong nhà nguyện
D. Tiểu đội trưởng Vinh đi kiểm tra rau dền, rau rệu quanh trường và gặp địch
Trả lời:
Đáp án: C.
Câu 3 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tình huống nào ở cuối truyện khiến ma xơ Giám đốc Cô nhi viện phải xuất hiện?
A. Bọn trẻ trong nhà nguyện khóc khi các chiến sĩ Giải phóng đập cửa
B. Nhà nguyện, nơi giấu các em bé, có thể trúng bom đạn máy bay
C. Khi nghe được lệnh phá khóa, gọi hàng người trốn trong nhà nguyện
D. Khi nghe tin thành phố Sài Gòn đã được giải phóng
Trả lời:
Đáp án: C.
Câu 4 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Lí do khiến các ma xơ giấu “ba đứa trẻ lai” trong nhà nguyện là gì?
A. Chăm sóc trẻ em mồ côi
B. Lo sợ bị Quân Giải phóng trả thù
C. Thương xót những đứa trẻ con lai
D. Tránh bom rơi, đạn lạc
Trả lời:
Đáp án: B.
Câu 5 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chi tiết nào trong phần kết thúc đã giải tỏa những lo lắng, nghi ngờ của bà Giám đốc cô nhi viện đối với các chiến sĩ Giải phóng?
A. Bà cúi xuống, đôi tay gầy guộc run rẩy lần tìm chiếc chìa khóa nhà nguyện
B. Và bất đồ đổ ụp dưới chân tôi, bà nấc lên …
C. Mới chỉ qua một đêm, ma xơ đã gầy rộc hẳn đi
D. Người chiến sĩ nói: “Lấy sữa trong ba lô pha cho các cháu mau đi!”
Trả lời:
Đáp án: D.
Câu 6 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Trong phần (1) những người lính Giải phóng và các ma xơ ở trong tình huống nào? Tình huống đó có vai trò như thế nào trong việc xây dựng cốt truyện?
Trả lời:
Trong phần (1) những người lính Giải phóng và các ma xơ ở trong tình huống nghi ngờ lẫn nhau. Người lính Giải phóng nghi ngờ ma xơ đang che giấu ai đó trong nhà nguyện mà những người này có khả năng gây nguy hiểm cho sự an toàn và tính mạng của Quân Giải phóng.
Đây là tình huống gay cấn, có vai trò then chốt trong việc xây dựng cốt truyện. Tất cả các sự việc, hành động xảy ra liên tiếp sau đó đều nhằm để giải tỏa mối nghi ngờ này. Sự hồi hộp, kịch tính và nhịp trần thuật khẩn trương của truyện đều dựa vào tình huống gay cấn đã nêu.
Câu 7 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tìm những chi tiết trong phần (2) của văn bản miêu tả tâm trạng của người lính Giải phóng trong đêm cuối cùng của chiến tranh.
Trả lời:
– Tâm trạng của những người lính Giải phóng trong đêm cuối cùng của chiến tranh: “một đêm bức bối và hồi hộp lạ thường”.
+ Pháo cứ rền lên từng đợt … căng lên hết nối.
+ Chúng tôi lắng theo bước chân … nhiệm vụ được giao.
+ Khuya mọi thứ có dịu đi … ai muốn chợp mắt.
Câu 8 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tìm những chi tiết miêu tả thái độ của ma xơ Giám đốc Cô nhi viện lúc được yêu cầu mở cửa nhà nguyện.
Trả lời:
– Những chi tiết miêu tả thái độ của ma xơ Giám đốc Cô nhi viện lúc được yêu cầu mở cửa nhà nguyện: “Ma xơ giám đốc bống như từ đâu đó hiện ra …. Chúng đâu có tội, chúng không có tội”.
Ma xơ Giám đốc Cô nhi viện có hành động hướng thiện, bác ái, không sợ nguy hiểm tính mạng khi giấu giếm, bảo vệ, chăm sóc những đứa trẻ lai; dè dặt, nghi ngờ, thận trọng và hiểu lầm Quân Giải phóng. Tất cả là do tình thế chiến tranh nguy hiểm đã chia lìa lòng người, khiến hai bên nghi kị lẫn nhau.
Câu 9 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nhận xét về phần kết thúc của truyện ngắn Ngày cuối cùng của chiến tranh.
Trả lời:
Phần kết thúc của truyện một cách bất ngờ, giải tỏa mọi căng thẳng và dẫn tới cảm xúc vỡ oà. Đây là một kết thúc giàu ý nghĩa, không chỉ giải tỏa mối ngờ vực mà còn khẳng định phẩm giá tốt đẹp của cả hai phía: khẳng định lòng bác ái, sự can đảm của các ma xơ Cô nhi viện, khẳng định Quân Giải phóng là đội quân nhân nghĩa.