Sơ đồ là gì? Sơ đồ hóa là gì? Sơ đồ được dùng để làm gì? Các loại sơ đồ và tác dụng của sơ đồ quan trọng như thế nào đối với chúng ta, hỗ trợ từ công việc học tập đến làm việc và trong đời sống thường nhật.
Mục lục bài viết
1. Sơ đồ được hiểu như thế nào:
Sơ đồ là một sản phẩm phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Bạn có thể bắt gặp sơ đồ ở khắp mọi nơi, từ các môn học tại trường như địa lý, sinh học, tin học, toán học,… Đến khi đi làm, bạn vẫn sẽ bắt gặp các sơ đồ này ở trốn công sở như sơ đồ biểu thị kết quả kinh doanh đội nhóm của công ty, sơ đồ biểu thị tình hình tăng trưởng kinh tế doanh nghiệp, các sơ đồ hóa quá trình nhằm phục vụ các bước tiền thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp,… Trong thực tế đời sống sơ đồ cũng được xuất hiện nhiều như sơ đồ bệnh án, sơ đồ sức khỏe khi thăm khám tại các bệnh viện, sơ đồ tư duy, sơ đồ công việc cần làm,… Sơ đồ chính là một phần quan trọng trong các quyết định, công việc của con người ở mọi tổ chức. Do đó, tìm hiểu về sơ đồ là điều cần thiết và quan trọng mà bạn cần biết.
Sơ đồ hay còn gọi là biểu đồ là một bản tóm tắt dữ liệu mục được trình bày ở định dạng đồ họa. Khi tạo biểu đồ, bạn có thể giới hạn dữ liệu được đưa vào dựa trên các giá trị trong trường tiêu chuẩn hoặc trường tùy chỉnh. Mỗi loại sơ đồ khác nhau được sử dụng phù hợp với các dữ liệu muốn biểu thị và được cung cấp.
Sơ đồ hóa là loại sơ đồ biểu thị bao gồm việc giải thích, thường bằng một hình vẽ, một khái niệm, một đối tượng phức tạp ngay cả khi nó có nghĩa là làm cho nó đơn giản hơn so với thực tế. Do đó, nó là một minh họa đơn giản hóa về một thứ để hiểu cách thức hoạt động của nó.
2. Các loại sơ đồ được sử dụng phổ biến nhất:
2.1. Các yêu cầu về sơ đồ cần có:
Muốn có một sơ đồ hoàn thiện, nó cần phải đạt được các yêu cầu sau:
– Minh họa sự thật một cách chính xác,
– Thu hút sự chú ý của người đọc,
– Hoàn thành hoặc chứng minh các lập luận của văn bản,
– Có tiêu đề và nhãn,
– Rõ ràng và đơn giản,
– Hiển thị dữ liệu mà không sửa đổi thông điệp của nó,
– Cho thấy rõ ràng bất kỳ xu hướng hoặc sự khác biệt nào trong dữ liệu,
– Trực quan là chính xác (ví dụ: đã cho hai giá trị, một là 15 và giá trị kia là 30, giá trị thứ hai sẽ xuất hiện gấp đôi giá trị đầu tiên).
2.2. Các loại sơ đồ:
Bạn đã hiểu hơn về sơ đồ là gì và sơ đồ hóa là gì, dưới đây là các loại sơ đồ thường dùng mà các bạn cần biết để công việc, học tập của mình trở lên thuận lợi và dễ dàng hơn:
Thứ nhất là sơ đồ cây, cấu trúc theo cách phân cấp có phần gốc ứng với tên tiêu đề của sơ đồ, mỗi cấp độ xuống cho biết thông tin chi tiết hơn về chủ đề liên quan. Loại sơ đồ cây này thường được sử dụng trong việc đánh giá các chiến lược, hoạch định chiến lược, kế hoạch hoặc định giá, tính toán xác suất. Ngoài ra, sơ đồ cây còn được sử dụng như một sơ đồ tư duy từ vấn đề cần phân tích, phân chia ra các nhánh nhỏ quan trọng. Loại sơ đồ này rất được ưa chuộng để sử dụng vào mục đích nghiên cứu, học tập của các bạn học sinh trong mọi loại kiến thức từ văn học, toán, lý, sinh,… Trong công việc, sơ đồ cây cũng được lựa chọn sử dụng để đưa ra những chiến lược, kế hoạch một cách logics, hiệu quả nhất.
Thứ hai là sơ đồ tròn sử dụng trong các biểu diễn tần số hình thức tỉ lệ. Bạn sẽ được nhìn thấy loại sơ đồ tròn này nhiều ở bài học địa lý, hoặc cũng có thể bắt gặp trong các cuộc họp công ty thể hiện tỷ lệ phát triển doanh nghiệp hoặc tương tự,… sử dụng cho những dữ liệu có đơn vị là %.
Thứ ba là sơ đồ khái niệm. Loại sơ đồ này có thể đơn giản hay phức tạp tùy thuộc khối lượng khái niệm và ý tưởng bạn muốn. Sơ đồ này thường được sử dụng trong học nâng cao, nghiên cứu vì nó được đơn giản hóa kiến thức, dễ học, dễ nghiên cứu.
Thứ tư, sơ đồ cột có trục tung thể hiện tần số từng phương thức hoặc dữ liệu, trục hoành là đại diện cho các phương thức hoặc dữ liệu đó. Loại sơ đồ này rất hay thấy trong môn địa lý, ngoài ra nó cũng được sử dụng nhiều trong phân tích dữ liệu quốc gia về số lượng xuất nhập khẩu hàng hóa, lượng mưa trong tháng, trong năm. Hay thậm chí sử dụng loại sơ đồ cột này để biểu thị độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Cũng có thể sử dụng biểu đồ cột để phân tích đánh giá doanh thu trong một doanh nghiệp, sắp xếp tầm ảnh hưởng của người nổi tiếng,…
Thứ năm, sơ đồ hoa sử dụng để vẽ biểu đồ của các loại hoa giúp ích cho nghiên cứu sinh học về các loại hoa.
Thứ sáu, sơ đồ quá trình biểu thị các bước khác nhau của một quy trình cụ thể và đầy đủ. Loại sơ đồ này cũng biểu thị các cột mốc thời gian quan trọng, phù hợp, trùng khớp với các bước, quy trình làm một công việc. Nó rất phù hợp để được sử dụng trong doanh nghiệp, việc phân chia, thực hiện công việc sẽ trở lên dễ dàng hơn và kiểm soát tiện ích, thể hiện sự logics của vấn đề.
Thứ bảy, sơ đồ xuyên tâm với tiêu đề đặt ở trung tâm và các cụm từ, dữ liệu liên quan sẽ đặt xung quanh tạo thành vòng cung có sự liên kết chặt chẽ. Sơ đồ này biểu thị độ liên kết, sự logics của một thể thống nhất rất cao. Do đó, nó được ưu tiên để sử dụng trong việc phân tích, nghiên cứu khoa học, phân tích dữ liệu trong doanh nghiệp, các tổ chức, pháp nhân cũng có thể lựa chọn sơ đồ này sử dụng trong đơn vị của mình với nhiều mục đích khác nhau.
Thứ tám, sơ đồ khái quát với việc phát triển từ một khái niệm hay một ý tưởng được khái quát ra nhiều kiến thức lớn rộng hơn. Loại sơ đồ này thường được dùng là sơ đồ tư duy rất phù hợp cho việc học tập một kiến thức mới.
Thứ chín, sơ đồ tổ chức sử dụng nhằm thể hiện đại diện cho một công ty, doanh nghiệp nhất định để mọi người hiểu rõ hơn về mô hình tổ chức doanh nghiệp đó. Một doanh nghiệp lớn, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp theo mô hình công ty cổ phần với nhiều chức danh, chức vụ khác nhau trong cơ quan đầu não, ban hội đồng quản trị cũng đều được mô phỏng với sơ đồ này từ cấp cao cho đến cấp dưới. Điều đó nhằm hỗ trợ tổ chức bộ máy cũng như giúp mọi người, mọi nhân viên dễ dàng hình dung mô hình bộ máy hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, nhìn vào đó, các đối tác, khách hàng của doanh nghiệp, tổ chức đó cũng sẽ hiểu rõ và nắm được cách vận hành của đơn vị, doanh nghiệp đó hơn.
Với đa dạng các sơ đồ khác nhau, người dùng có thể dễ dàng biểu đạt được các dữ liệu, thông số, các kiến thức phù hợp một cách dễ dàng, đạt hiệu quả tốt nhất. Trên đây chỉ là một số sơ đồ thường thấy và được sử dụng nhiều trong thực tế và sách vở, ngoài ra bạn còn có thể bắt gặp các loại sơ đồ khác như: Sơ đồ của một thiết bị cần được lắp đặt, sơ đồ phát triển, sơ đồ lắp ráp, sơ đồ cáp, sơ độ bệnh án, sơ đồ mắt của bệnh nhân khi được nhìn dưới góc độ bác sĩ,…
3. Sơ đồ được dùng để làm gì?
Sơ đồ được dùng để làm gì? Sơ đồ được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, bao gồm:
– Phân tích và cải tiến quy trình với việc phân chia các bộ phận cấu thành và xác định các khu vực để cải thiện nhằm hợp lý hóa quy trình, tăng hiệu quả.
– Phát triển hệ thống trong lập trình máy tính để giúp phát triển và hiểu các hệ thống phần mềm. Ngoài ra, sơ đồ còn được sử dụng để trực quan hóa luồng thông tin và logic trong một hệ thống, giúp thiết kế và thực hiện dễ dàng hơn.
– Sơ đồ còn có thể sử dụng để quản lý các dự án lập kế hoạch, điều phối các nhiệm vụ và hoạt động quan trọng của dự án.
– Sơ đồ còn được sử dụng như một tài liệu thể hiện quy trình làm việc, giúp nhân viên hiểu và theo dõi dễ hơn. Nó là tài liệu quan trọng hỗ trợ đào tạo giúp nhân viên mới hiểu được các quá trình phức tạp.
– Sơ đồ còn được dùng để giúp bạn đưa ra các quyết định bằng cách cung cấp dữ liệu thể hiện tiềm năng cho bạn cái nhìn sáng suốt hơn.
Trên đây là các thông tin trả lời cho câu hỏi “Sơ đồ là gì? Sơ đồ hóa là gì? Sơ đồ được dùng để làm gì?” bạn có thể tham khảo.