Dưới đây là các mẫu đề thi Tin học học kỳ 2 năm học 4 có đáp án. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp các bạn luyện tập và đạt điểm cao trong kì thi Tin học lớp 12.
Mục lục bài viết
1. Đề cương môn tin học kì 2 lớp 12:
Tiết | Tên bài |
Tiết 19 | Bài 6: Biểu mẫu. |
Tiết 20 | Bài tập và thực hành 4: Tạo biểu mẫu đơn giản (Tiết 1) |
Tiết 21 | Bài tập và thực hành 4: Tạo biểu mẫu đơn giản (Tiết 2) |
Tiết 22 | Bài 7: Liên kết giữa các bảng (Khái niệm (trang 57) – Yêu cầu nội dung liên kết giữa các bảng ở mức hiểu được điều chỉnh thành mức biết) |
Tiết 23 | Bài tập. |
Tiết 24 | Bài tập và thực hành 5: Liên kết giữa các bảng. |
Tiết 25 | Bài 8: Truy vấn dữ liệu (Tiết 1) |
Tiết 26 | Bài 8: Truy vấn dữ liệu (Tiết 2) |
Tiết 27 | Bài tập và thực hành 6: Mẫu hỏi trên một bảng (Tiết 1) |
Tiết 28 | Bài tập và thực hành 6: Mẫu hỏi trên một bảng (Tiết 2) |
Tiết 29 | Bài tập và thực hành 7: Mẫu hỏi trên nhiều bảng (Tiết 1) |
Tiết 30 | Bài tập và thực hành 7: Mẫu hỏi trên nhiều bảng (Tiết 2) |
Tiết 31 | Bài 9: Báo cáo và kết xuất báo cáo |
Tiết 32 | Bài tập và thực hành 8: Tạo báo cáo (Tiết 1) |
Tiết 33 | Bài tập và thực hành 8: Tạo báo cáo (Tiết 2) |
Tiết 34 | Bài tập. |
Tiết 35 | Bài tập và thực hành 9: Bài thực hành tổng hợp (Tiết 1) |
Tiết 36 | Bài tập và thực hành 9: Bài thực hành tổng hợp (Tiết 2) |
Tiết 37 | Bài tập và thực hành 9: Bài thực hành tổng hợp (Tiết 3) |
2. Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Tin học có đáp án:
2.1. Đề bàì:
I. Trắc nghiệm(5 điểm)
Câu 1: Chọn phát biểu đúng. Biểu mẫu được thiết kế để:
A. Hiển thị dữ liệu trong bảng dưới dạng thuận tiện để xem, nhập và sửa dữ liệu
B. Thực hiện các thao tác thông qua các nút lệnh
C. Lưu trữ dữ liệu
D. Câu A và B đúng
Câu 2: Trong chế độ biểu mẫu, muốn lọc các bản ghi theo ô dữ liệu đang chọn, sau khi đã chọn ô dữ liệu, ta nháy nút lệnh nào sau đây?
Câu 3: Mọi thao tác như xem, tạo, sửa, xóa liên kết đều được thực hiện trong cửa sổ nào sau đây?
A. Show Table
B. Form Wizard
C. Relationship
D. Design View
Câu 4: Hai chế độ thường dùng để làm việc với mẫu hỏi là:
A. Chế độ thiết kế, chế độ trang dữ liệu
B. Chế độ trang dữ liệu, chế độ mẫu hỏi
C. Chế độ mẫu hỏi, chế độ biểu mẫu
D. Chế độ biểu mẫu, chế độ thiết kế
Câu 5: Trong CSDL QuanLi_HS, để tìm các học sinh nữ có địa chỉ ở Hà Nội, ta sử dụng biểu thức lọc nào sau đây?
A. [GT]= “Nữ” OR [DiaChi] = “Hà Nội”
B. GT= [Nữ] AND DiaChi = [Hà Nội]
C. GT: “Nữ” NOT DiaChi = “ Hà Nội ”
D. [GT]= “Nữ” AND [DiaChi] = “Hà Nội”
Câu 6: Hãy chọn phương án ghép đúng nhất. Với báo cáo, ta không thể làm được việc gì trong những việc sau?
A. Chọn trường đưa vào báo cáo
B. Lọc những bản ghi thỏa mãn một điều kiện nào đó
C. Gộp nhóm dữ liệu
D. Thay đổi kích thước các trường trong báo cáo
Câu 7: Thuật ngữ “bộ” dùng trong hệ CSDL quan hệ là để chỉ đối tượng nào sau đây?
A. Kiểu dữ liệu của một thuộc tính
B. Bảng
C. Hàng
D. Cột
Câu 8: Để nâng cao hiệu quả của việc bảo mật, ta cần:
A.Thường xuyên sao chép dữ liệu
B.Thường xuyên thay đổi các yếu tố của hệ thống bảo vệ
C.Thường xuyên nâng cấp phần cứng, phần mềm
D. Giảm số lần đăng nhập vào hệ thốngCâu 9: Phép cập nhật cấu trúc nào dưới đây làm thay đổi giá trị các dữ liệu hiện có trong bảng?
A. Thêm một trường vào cuối bảng
B. Thay đổi kiểu dữ liệu của một trường
C. Đổi tên một trường
D. Chèn một trường vào giữa các trường hiện có
Câu 10: Các yếu tố của hệ thống bảo vệ có thể thay đổi trong quá trình khai thác hệ CSDL gọi là:
A. Các tham số bảo vệ
B. Biên bản hệ thống
C. Bảng phân quyền truy cập
D. Mã hóa thông tin
II. Tự luận:(5 điểm)
Bài 1.(1 điểm) Hãy cho biết sự khác nhau giữa chế độ biểu mẫu và chế độ thiết kế của biểu mẫu?
Bài 2.(1 điểm) Mẫu hỏi là gì? Nêu các ứng dụng của mẫu hỏi?
Bài 3.(3 điểm) Hãy cho biết đối tượng cần quản lý và thông tin cần lưu trữ trong bài toán quản lý thư viện? Khi nào thông tin trong CSDL nói trên cần được cập nhật và cập nhật những gì?
2.2. Đáp án:
I. Trắc nghiệm(5 điểm)
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
D | A | C | A | D |
Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
B | C | B | B | A |
II. Tự luận:(5 điểm)
Bài | Đáp án | Điểm |
---|---|---|
1 | Biểu mẫu: Thường có giao diện thân thiện và thường được sử dụng để cập nhật dữ liệu. Việc cập nhật dữ liệu trong biể mẫu thực chất là cập nhật dữ liệu trên bảng dữ liệu nguồn. | 0.5 |
Chế độ thiết kết biểu mẫu: Ta có thể thiết kế mới, xem hay sửa đổi thiết kế cũ của biểu mẫu. Thường sử dụng để thêm/bớt, thay đổi vị trí của các trường dữ liệu. Định dạng phông chữ cho các trường dữ liệu và các tiêu đề. Tạo các nút lệnh (đóng biểu mẫu, chuyển đến bản ghi đầu,…) để người dùng thao tác với dữ liệu thuận tiện hơn. | 0.5 | |
2 | Mẫu hỏi: là một đối tượng trong Access để trả lời những câu hỏi truy vấn phức tạp, liên quan đến nhiều bảng (VD: ai có điểm toán cao nhất ?) mà sử dụng thao tác tìm kiếm và lọc thì khó có thể tìm được câu trả lời. | 0.5 |
Các ứng dụng của mẫu hỏi: – Sắp xếp các bản ghi. – Chọn các bản ghi thỏa mãn các điều kiện cho trước. – Chọn các trường để hiển thị. – Thực hiện tính toán như tính trung bình cộng, tính tổng, đếm bản ghi,… – Tổng hợp và hiển thị thông tin từ nhiều bảng và mẫu hỏi khác. | 0.5 | |
3 | Đối tượng cần quản lý trong bài toán quản lý thư viện là: – Sách, bạn đọc, quá trình mượn sách của bạn đọc. | 0.5 |
Thông tin cần lưu trữ: – Sách: Mã sách, tên sách, tác giả, số lượng, tên nhà xuất bản,… – Bạn đọc: Mã bạn đọc, tên bạn đọc, ngày sinh, địa chỉ,… – Quản lý mượn: Mã bạn đoc, mã sách, số lượng mượn, ngày mượn, ngày trả. | mỗi ý đúng được 0.5 điểm | |
Thông tin trong cơ sở dữ liệu nói trên cần được cập nhật khi: – Thay đổi thông tin bạn đọc: Thông tin thay đổi có thể bao gồm địa chỉ, số điện thoại,… – Thay đổi thông tin sách: Thông tin thay đổi bao gồm các thuộc tính của sách. – Thêm bạn đọc mới: Thông tin cần cập nhật thêm bao gồm mã bạn đọc, tên bạn đọc,… – Thêm sách mới: Thông tin cần cập nhật thêm bao gồm mã sách, tên sách, tác giả,… – Thêm sửa thông tin về mượn sách của bạn đọc: Thay đổi ngày mượn, ngày trả hoặc có thể là thêm mới một bản ghi mượn sách. – Xóa thông tin về bạn đọc, sách. |
3. Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Tin học có đáp án mới nhất:
I. Trắc nghiệm(5 điểm)
Câu 1: Để tạo biểu mẫu, trước đó phải có dữ liệu nguồn từ:
A. Bảng hoặc mẫu hỏi
B. Bảng hoặc báo cáo
C. Mẫu hỏi hoặc báo cáo
D. Mẫu hỏi hoặc biểu mẫu
Câu 2: Trong chế độ biểu mẫu, muốn lọc các bản ghi theo ô dữ liệu đang chọn, sau khi đã chọn ô dữ liệu, ta nháy nút lệnh nào sau đây?
A. Đề thi Học kì 2 Tin học 12 có đáp án (Đề 2)
B. Đề thi Học kì 2 Tin học 12 có đáp án (Đề 2)
C. Đề thi Học kì 2 Tin học 12 có đáp án (Đề 2)
D. Đề thi Học kì 2 Tin học 12 có đáp án (Đề 2)
Câu 3: Muốn xóa liên kết giữa hai bảng, ta thực hiện theo cách nào sau đây?
A. Chọn hai bảng và nhấn phím Delete
B. Chọn đường liên kết giữa hai bảng đó và nhấn phím Delete
C. Chọn tất cả các bảng và nhấn phím Delete
D. Nháy đúp vào đường liên kết rồi nhấn phím Delete
Câu 4: SUM, AVG, MIN, MAX, COUNT trong Access được gọi là:
A. Các hàm thống kê
B. Phép toán logic
C. Biểu thức logic
D. Hằng số
Câu 5: Cho bảng SAN_PHAM có các trường So_luong, Don_gia. Trong lưới thiết kế mẫu hỏi, biểu thức số học để tạo một trường mới có tên Thanh_tien là:
A. [Thanh_tien]:= [So_luong] * [Don_gia]
B. [Thanh_tien]: So_luong * Don_gia
C. Thanh_tien= So_luong * Don_gia
D. Thanh_tien: [So_luong] * [Don_gia]
Câu 6: Khi đang trong chế độ thiết kế, để xem kết quả của báo cáo, ta có thể nháy nút nào sau đây?
A. Đề thi Học kì 2 Tin học 12 có đáp án (Đề 2)
B. Đề thi Học kì 2 Tin học 12 có đáp án (Đề 2)
C. Đề thi Học kì 2 Tin học 12 có đáp án (Đề 2)
D. Đề thi Học kì 2 Tin học 12 có đáp án (Đề 2)
Câu 7: Chọn phát biểu đúng về khóa chính:
A. Mỗi bảng có nhiều khóa, các khóa đó được gọi là khóa chính
B. Khóa chính là khóa có một thuộc tính
C. Dữ liệu tại các cột khóa chính không được để trống
D. Các bảng liên kết với nhau phải có khóa chính giống nhau
Câu 8: Câu nào sai trong các câu dưới đây?
A. Lưu biên bản hệ thống cũng là cách để bảo mật thông tin
B. Thay đổi mật khẩu để tăng cường khả năng bảo vệ mật khẩuC. Thông tin thường được lưu trữ dưới dạng mã hóa để giảm khả năng rò rỉ
D. Hệ QT CSDL không cung cấp cho người dùng cách thay đổi mật khẩu
Câu 9: Sau khi thực hiện một vài phép truy vấn, CSDL sẽ như thế nào?
A. CSDL không thay đổi
B. CSDL chỉ còn chứa các thông tin tìm được sau truy vấn
C. Thông tin lấy ra được sau khi truy vấn không còn được lưu trong CSDL
D. Tất cả đều sai
Câu 10: Ngoài mật khẩu, ngày nay các hệ thống hiện đại còn dùng những cách nào sau đây để nhận biết người muốn vào hệ thống là người đã đăng kí trước đó?
A. Hình ảnh, chứng minh nhân dân
B. Ngày tháng năm sinh, địa chỉ
C. Dấu vân tay, chữ kí điện tử, giọng nói
D. Họ tên, chứng minh nhân dân
II. Tự luận:(5 điểm)
Bài 1.(1 điểm) Hãy nêu những ưu điểm của báo cáo?
Bài 2.(1 điểm) Tại sao nên kiểm tra lại báo cáo trước khi in?
Bài 3.(3 điểm) Hãy cho biết đối tượng cần quản lý và thông tin cần lưu trữ trong bài toán quản lý thư viện? Khi nào thông tin trong CSDL nói trên cần được cập nhật và cập nhật những gì?
Đáp án:
I. Trắc nghiệm(5 điểm)
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
A | D | B | A | D |
Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
B | C | D | A | C |
II. Tự luận:(5 điểm)
Bài | Đáp án | Điểm |
---|---|---|
1 | Những ưu điểm của báo cáo: – Trong các báo cáo có thể so sánh, tổng hợp và tính tổng theo nhóm các tập hợp dữ liệu lớn. | 0.5 |
– Có thể sử dụng các thành phần định dạng (kiểu chữ, màu sắc), các phân tử đồ họa mở rộng (logo, ảnh, nhãn thư, thẻ dự thi, phiếu báo điểm, giấy mời, các bảng biểu như bảng lương, danhsách cán bộ, danh sách phòng thi, các văn bản tổng kết và báo cáo định kì, quý và năm,… | 0.5 | |
2 | Nên kiểm tra lại báo cáo trước khi in vì: Báo cáo được tạo có thể chưa đạt yêu cầu về hình thức. Để báo cáo được đẹp, cân đối và hiển thị đúng tiếng Việt cần chỉnh sửa thêm, và kiểm tra lại báo cáo để được hoàn chỉnh đúng ý mình nhất. | 1 điểm |
3 | Đối tượng cần quản lý trong bài toán quản lý thư viện là: – Sách, bạn đọc, quá trình mượn sách của bạn đọc. | 0.5 |
Thông tin cần lưu trữ: – Sách: Mã sách, tên sách, tác giả, số lượng, tên nhà xuất bản,… – Bạn đọc: Mã bạn đọc, tên bạn đọc, ngày sinh, địa chỉ,… – Quản lý mượn: Mã bạn đoc, mã sách, số lượng mượn, ngày mượn, ngày trả. | mỗi ý đúng được 0.5 điểm | |
Thông tin trong cơ sở dữ liệu nói trên cần được cập nhật khi: – Thay đổi thông tin bạn đọc: Thông tin thay đổi có thể bao gồm địa chỉ, số điện thoại,… – Thay đổi thông tin sách: Thông tin thay đổi bao gồm các thuộc tính của sách. – Thêm bạn đọc mới: Thông tin cần cập nhật thêm bao gồm mã bạn đọc, tên bạn đọc,… – Thêm sách mới: Thông tin cần cập nhật thêm bao gồm mã sách, tên sách, tác giả,… – Thêm sửa thông tin về mượn sách của bạn đọc: Thay đổi ngày mượn, ngày trả hoặc có thể là thêm mới một bản ghi mượn sách. – Xóa thông tin về bạn đọc, sách. |
3. Cách học tốt môn Tin lớp 12:
– Nắm bắt những điều cơ bản
Bạn đã bao giờ coi thường hay chủ quan về những kiến thức mà thầy cô, tài liệu tin học cung cấp cho mình, coi đó là những kiến thức đơn giản không cần phải học? Bạn đang mắc một sai lầm mà nhiều người mắc phải.
Muốn học tốt tin học phải bắt đầu từ những kiến thức cơ bản, có như vậy mới nắm vững được bản chất của tin học, từ đó mới có thể đi sâu vào những kiến thức chuyên sâu.
Tri thức của con người bắt đầu từ sơ khai đến phức tạp, từ thực tiễn đến trừu tượng, từ cơ bản đến nâng cao và chuyên sâu. Vì vậy, khi tiếp xúc với bộ môn này, bạn phải nắm được những điều cơ bản nhất như nguyên lý hoạt động của máy tính, cách thức hoạt động của các hệ điều hành, tác dụng của từng loại phần mềm, ứng dụng.
Cái dễ học trước, cái khó học sau, cái sau phải dùng cái trước, không đốt cháy giai đoạn. Qua đó, các em sẽ học đến đâu, hiểu đến đó, sẽ phát huy tính tò mò, ham học hỏi của các em và giúp các em có niềm say mê, hứng thú cần thiết khi học tin học.
– Học đi đôi với hành
Bất kể môn học nào, nếu học xong mà không áp dụng được vào công việc, lĩnh vực của mình thì kiến thức đó sẽ mai một dần và trôi vào quên lãng.
Để kiến thức tin học được nhớ lâu và trở thành kỹ năng, kỹ xảo thì khi học xong một việc gì đó, bạn phải thao tác trên máy tính để tạo “điểm nhấn”.
Vì vậy, học sinh phải trang bị tốt kiến thức, phát triển tư duy, kết hợp với rèn luyện kỹ năng thực hành mới là điều cốt lõi để học tốt môn học này.