Nhà thơ Tố Hữu là một trong những người đi đầu trong phong trào thơ ca cách mạng Việt Nam. Cuộc đời của ông gắn liền với Đảng và Nhà nước, thơ của ông gắn liền với sự nghiệp cách mạng. Để hiểu rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Tiểu sử cuộc đời của nhà thơ Tố Hữu:
1.1. Tiểu sử cuộc đời:
Nhà thơ Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, ông sinh năm 1920 và mất năm 2002. Ông là một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng Việt Nam.
Nhà thơ Tố Hữu sinh ra tại Hội An, tỉnh Quảng Nam, quê ông ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong cuốn “Một thời nhớ lại” của nhà xuất bản Hội Nhà văn xuất bản năm 2000, ông cho biết “Nhưng thực ra tôi sinh ở Hội An, tỉnh Quảng Nam, năm 1920, và ở đó đến năm chín tuổi mới theo cha ra Huế”. Được sinh ra và lớn lên trong gia đình nhà nho nghèo, có truyền thống văn chương nên ngay từ nhỏ nhà thơ Tố Hữu đã được tiếp cận với văn học. Mới 8 tuổi, Nguyễn Kim Thành đã có thể làm thơ Đường khiến ai nấy đều phải nể phục.
Năm ông lên 12 tuổi thì mẹ qua đời. Năm 13 tuổi, ông đỗ vào trường Quốc học (Huế). Tại đây, ông được trực tiếp tiếp xúc với tư tưởng của Các-Mác, Ph. Ăng-Ghen, V.I. Lênin, Hồ Chí Minh, … qua sách báo, cùng với với sự vận động của các đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam lúc bấy giờ như Lê Duẩn, Phan Ðăng Lưu, Nguyễn Chí Diểu, Nguyễn Kim Thành. Từ đây, ông được đã tiếp cận với lý tưởng cộng sản và sớm giác ngộ cách mạng. Năm 1936, ông gia nhập Đoàn thanh niên Dân chủ Đông Dương, hăng say hoạt động cách mạng và đã được kết nạp vào đảng 2 năm sau đó (năm 1938).
Tháng 4 năm 1939, ông không may bị thực dân Pháp bắt giam và bị tra tấn vô cùng dã man, bị đày đi rất nhiều nhà lao từ Huế sang Quảng Trị rồi rất nhiều nhà lao khác ở Tây Nguyên. Suốt thời gian đó, dù khó khăn chồng chất khó khăn, ông vẫn không lùi bước, luôn giữ vững khí tiết, giữ vững tinh thần yêu nước và tiếp tục hoạt động cách mạng ở mọi hoàn cảnh.
Tháng 3/1942, ông vượt ngục thành công tại Đắc Lay – Kon Tum và tìm đường ra Thanh Hóa để tiếp tục hoạt động bí mật ở huyện Hậu Lộc. Khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 bùng nổ, Nguyễn Kim Thành là chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa của thành phố Huế. Năm 1946, ông là bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Năm 1947, ông chuyển lên
Ngoài việc được biết đến là một nhà thơ tiêu biểu của thơ cách mạng Việt Nam, nhà thơ Tố Hữu còn là một chính trị gia. Ông đã từng giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam như: Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam (1948), Bí thư Ban chấp hành Trung ương, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương (1976), Ủy viên chính thức Bộ Chính trị (1980), Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1981), Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cùng rất nhiều chức vụ quan trọng khác, có thể kể đến:
Năm 1948, ông là Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam;
Năm 1963, ông là Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam;
Tại đại hội Ðảng lần II (1951), ông là Ủy viên dự khuyết Trung ương. Đến năm 1955, ông trở thành Ủy viên chính thức;
Tại đại hội Ðảng lần III (1960), ông vào Ban Bí thư;
Tại đại hội Ðảng lần IV (1976), ông là Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Ban chấp hành Trung ương, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương, Phó Ban Nông nghiệp Trung ương;
Từ năm 1980, ông là Ủy viên chính thức Bộ Chính trị;
Năm 1981, ông là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, rồi Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng cho tới năm 1986. Ngoài ra ông còn là Bí thư Ban chấp hành Trung ương.
Ngoài ra, ông còn từng đảm nhiệm nhiều chức vụ khác như Hiệu trưởng Trường Nguyễn Ái Quốc, Trưởng Ban Thống nhất Trung ương, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương. Ông còn là Đại biểu Quốc hội khoá II và VII.
Sau khi Lê Duẩn mất, có sự thay đổi mạnh mẽ tiến tới đổi mới nhằm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế toàn diện. Ông bị mất uy tín vì vai trò “nhà thơ đi làm kinh tế” không thành công nên bị miễn nhiệm mọi chức vụ, chỉ còn làm một chức nghiên cứu hình thức.
Ông qua đời vào hồi 9 giờ 15 phút ngày 9 tháng 12 năm 2002 tại Bệnh viện 108.
1.2. Quan điểm chính trị:
Ông là người đã phê phán quyết liệt phong trào Nhân văn-Giai phẩm với tư cách là người thay mặt Đảng Cộng sản Việt Nam phụ trách văn nghệ.
Ngoài ra, ông còn là nhà thơ chính trị, có nhiều bài ca ngợi các lãnh tụ cộng sản quốc tế như Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh.
Có thể lấy một ví dụ trong bài thơ Stalin của ông đã thể hiện quan điểm chính trị rõ ràng của mình như sau:
“Lê-nin ơi, Người Thầy, Người Cha
Niềm tin trong sáng mãi lòng ta
Đêm nay nằm đó, mà thanh thản
Vầng trán mênh mông toả chói loà.
Bữa trước mẹ cho con xem ảnh
Ông Stalin bên cạnh nhi đồng
Áo Ông trắng giữa mây hồng
Mắt Ông hiền hậu, môi Ông mỉm cười
Stalin! Stalin!
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin…
Có Người (Stalin) mới có được nồi cơm no
Có Người mới có tự do tháng ngày
Hoan hô Stalin!
Đời đời cây đại thụ
Rợp bóng mát Hoà bình
Đứng đầu sóng ngọn gió
Hoan hô Hồ Chí Minh!
Cây hải đăng mặt biển
Bão táp chẳng rung rinh
Lửa trường kỳ kháng chiến!”
2. Sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tố Hữu:
2.1. Con đường thơ của Tố Hữu:
Thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh cách mạng nên các chặng đường thơ cũng song hành với các giai đoạn của cuộc đấu tranh ấy đồng thời thể hiện sự vận động trong tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Tố Hữu đã sáng tác được nhiều tập thơ, bài thơ tiêu biểu trong sự nghiệp của mình, trong đó phải kể đến: Từ ấy (bao gồm ba phần: Máu lửa, Xiềng xích và Giải phóng), tập thơ
Sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, cách mạng bước vào một giai đoạn mới với nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giành thống nhất đất nước. Thơ Tố Hữu vẫn bám sát những bước đi và nhiệm vụ của cách mạng, của đời sống chính trị trên đất nước ta.
Thơ Tố Hữu những năm chống Mĩ cứu nước mang đậm tính chính luận và cảm hứng sử thi, nhiều chỗ vươn tới âm hưởng hùng ca, tập trung thể hiện hình tượng cao đẹp về Tổ quốc và con người Việt Nam.
Tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu có bài thơ Từ ấy. Bài thơ thể hiện lý tưởng cách mạng sâu sắc của người thanh niên trẻ Tố Hữu vì một lý tưởng cao đẹp, anh nguyện cống hiến một đời cho sự nghiệp cách mạng của Đất nước. Ở thời điểm lúc bấy giờ bài thơ không chỉ là nỗi niềm của Tố Hữu mà còn truyền cảm hứng đến rất nhiều người với tình yêu quê hương đất nước.
Với sáng tác thơ ca, Tố Hữu luôn đặt lý tưởng cách mạng lên đầu tiên. Có thể kể đến bài thơ Việt Bắc – bài thơ được ra đời trong cuộc chia tay đặc biệt giữa nhân dân Việt Bắc và cán bộ kháng chiến năm 1954. Việt Bắc không đơn giản chỉ là tên của một địa danh mà còn là cơ quan đầu não trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hiểu được nỗi trăn trở của nhân dân khi đất nước đang đứng trước cuộc chiến tranh khốc liệt tác phẩm Việt Bắc xuất hiện đã thể hiện xuất sắc cảm xúc của người ra đi và người ở lại.
Quan điểm của Tố Hữu về thơ ca: “Muốn có thơ hay, trước hết, phải tạo lấy tình. Nhà thơ chân chính phải không ngừng phấn đấu, tu dưỡng về lập trường tư tưởng; xác định thật rõ ràng tầm nhìn, cách nhìn. Tự nguyện gắn bó chân thành là yêu cầu cao nhất đối với người nghệ sĩ trong quan hệ với đất nước, với nhân dân. Ngoài ra, các nhà thơ Cách mạng còn phải kiên quyết đấu tranh, không khoan nhượng trước những biểu hiện lệch lạc, với cái xấu cái ác. Tóm lại, viết thơ phải xứng đáng là người chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa tư tưởng.”
2.2. Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu:
Tố Hữu là một nhà thơ lớn của dân tộc, là nhà thơ của lí tưởng cộng sản, được mệnh danh là “nhà thơ của cách mạng”, “nhà thơ của nhân dân”. Thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị: Tố Hữu là một chiến sĩ – thi sĩ. Với ông, làm thơ trước hết là để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, cho lí tưởng của Đảng. Bởi vậy mà thơ của ông luôn gây ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc bởi mỗi bài thơ đều có sự gắn bó mật thiết với từng thời kỳ kháng chiến khác nhau. Mọi sự kiện, vấn đề lớn của đời sống cách mạng, lí tưởng chính trị, những tình cảm chính trị thông qua trái tim nhạy cảm của nhà thơ đều có thể trở thành đề tài và cảm hứng nghệ thuật thực sự. Những bài thơ ấy luôn gắn bó với các giai đoạn cách mạng của Việt Nam.
Có thể nói, lớn lên trong cảnh đất nước lầm than, trải qua những năm tháng gian khổ, tù đày, Tố Hữu ý thức được trách nhiệm của một người công dân với sự nghiệp cách mạng của Việt Nam lúc bấy giờ. Bởi vậy trong tâm hồn ông luôn chứa chan tình yêu quê hương, đất nước, yêu cách mạng từ đó ông viết lên những áng thơ đậm đà tính dân tộc, tính trữ tình chính trị nhưng không kém phần ngọt ngào và lãng mạn.
Thơ của ông luôn ngợi ca lí tưởng cách mạng, kêu gọi cổ vũ tinh thần chiến đấu của dân tộc, quyết tâm đuổi giặc cứu nước và thể hiện niềm vui chiến thắng và cuộc sống tươi đẹp của con người
Nội dung trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu thường tìm đến và gắn liền với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn. Cảm hứng chủ đạo trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lãng mạn. Thơ Tố Hữu hướng vào tương lai, khơi dậy niềm vui, lòng tin tưởng và niềm say mê với con đường cách mạng, ngợi ca nghĩa tình cách mạng và con người cách mạng.
Một nét đặc sắc của thơ Tố Hữu là có giọng điệu tâm tình, ngọt ngào tha thiết, kết tục truyền thống tốt đẹp của thơ ca Việt Nam qua nhiều thời đại; gắn bó với vận mệnh của đất nước, phục vụ cho cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do của dân tộc.
2.3. Các tác phẩm của nhà thơ Tố Hữu:
Những tác phẩm tiêu biểu nhất của Tố Hữu phải kể đến như:
– Tập thơ Từ ấy, sáng tác năm 1946
– Tập thơ Việt Bắc, sáng tác năm 1954
– Tập thơ Gió Lộng, sáng tác năm 1961
– Tập thơ Ra trận, sáng tác năm 1972
– Tập thơ Máu và Hoa, sáng tác năm 1977
– Tập thơ Một tiếng đờn, sáng tác năm 1992
– Tập thơ ta với ta, sáng tác năm 1999
Và một số tác phẩm như Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật, Nhớ lại một thời, Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, thời đại ta,…
Ngoài những tập thơ viết về cách mạng, ông còn sáng tác một số tập thơ ca ngợi các lãnh tụ phong trào cộng sản quốc tế như Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh Fidel Castro, …
3. Các giải thưởng danh giá của nhà thơ Tố Hữu:
Tố Hữu được rất nhiều người yêu quý và kính trọng. Về con đường nghệ thuật, ông được Nhà nước trao tặng rất nhiều giải thưởng quan trọng như:
Giải nhất giải thưởng Văn học hội Văn nghệ Việt Nam (1954 – 1955) cho tập thơ Việt Bắc
Giải thưởng Văn học ASEAN của Thái Lan năm 1996 cho tập thơ Một tiếng đờn
Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật ( đợt 1 năm 1996)
Huân chương sao vàng 1994 cùng một số giải thương danh giá khác,…