Skip to content
 19006568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Lãnh đạo công ty
  • Đội ngũ Luật sư
  • Chi nhánh ba miền
    • Trụ sở chính tại Hà Nội
    • Chi nhánh tại Đà Nẵng
    • Chi nhánh tại TPHCM
  • Pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản
  • Biểu mẫu
  • Danh bạ
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ
    • Chat Zalo
    • Chat Facebook
    • Đặt câu hỏi
    • Yêu cầu báo giá
    • Đặt hẹn Luật sư

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc

Hiến pháp tư sản là gì? Sự ra đời của Hiến pháp tư sản?

  • 21/09/202421/09/2024
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    21/09/2024
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    Hiến pháp tư sản là gì? Sự ra đời của Hiến pháp tư sản cùng các kiến thức cơ bản về nguồn gốc ra đời và phát triển của Hiến pháp tư sản. Từ đó hỗ trợ phát triển và hoàn thiện ngành lập pháp.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Hiến pháp tư sản là gì?
        • 1.1 1.1. Hình thức Hiến pháp tư sản:
        • 1.2 1.2. Bản chất Hiến pháp tư sản:
      • 2 2. Sự ra đời của Hiến pháp tư sản?
        • 2.1 2.1. Các giai đoạn phát triển của Hiến pháp tư sản:
        • 2.2 2.2. Đánh giá, so sánh các giai đoạn phát triển của Hiến pháp tư sản:
      • 3 3. Ý nghĩa của Hiến pháp tư sản với sự phát triển luật pháp hiện hành:

      1. Hiến pháp tư sản là gì?

      Hiến pháp tư sản là một cụm từ đã xuất hiện từ lâu. Có thể hiểu Hiến pháp tư sản là văn bản pháp luật có tính pháp lý cao nhất được ban hành bởi các nhà nước tư sản, được xây dựng nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi, ý chí giai cấp tư sản, Hiến pháp thừa nhận chế độ đa nguyên, đa đảng, chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, các Hiến pháp tư sản chủ yếu quy định tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

      1.1. Hình thức Hiến pháp tư sản:

      Về hình thức, Hiến pháp tư sản là văn bản pháp luật có tính chất của đạo luật cơ bản của nhà nước lần đầu tiên ra đời trong xã hội tư sản.

      Trong các xã hội tồn tại trước xã hội tư sản, các quốc gia Phương Đông hay Phương Tây cũng đã từng có các văn bản pháp luật có tên gọi hoặc trong nội dung chứa đựng thuật ngữ Hiến pháp. Tuy nhiên, để công nhận Hiến pháp như một đạo luật cơ bản thì đến thời điểm xã hội nhà nước tư sản mới xuất hiện. 

      Sự ra đời của Hiến pháp  gắn liền với cuộc đấu tranh của các dân tộc, trong đó giai cấp tư sản luôn là lực lượng đấu tranh hùng mạnh  chống lại các triều đại phong kiến ​​chuyên chế. Sau khi giành được chính quyền, các nhà nước tư sản  ban hành Hiến pháp và sử dụng Hiến pháp như một vũ khí sắc bén để thể chế hóa sự thống trị xã hội của giai cấp vô sản nhằm bảo vệ quyền tư hữu  và sức sản xuất xã hội. Các nhà xã hội chủ nghĩa, ngay cả ở  những nước mà cuộc đấu tranh bị chi phối bởi các yếu tố lịch sử và xã hội, nơi duy trì chế độ quân chủ, Hiến pháp luôn được ban hành –  điều mà giai cấp tư sản chưa bao giờ nhượng bộ – phải nhượng bộ để thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, và do đó, Lênin đã viết: “mọi người tư sản cách mạng… cuối cùng chỉ là việc xây dựng một chế độ hợp hiến”. 

      1.2. Bản chất Hiến pháp tư sản:

      Về bản chất, Hiến pháp là đạo luật cơ bản mang hình thức văn bản pháp luật bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản với tư cách là một giai cấp thống trị, nắm quyền lãnh đạo xã hội.

      Nhà nước tư sản ra đời xóa bỏ ách thống trị phong kiến với sự hỗ trợ và ủng hộ từ đông đảo nhân dân lao động. Với các lý tưởng dân chủ, bình đẳng, tự do và bảo vệ các quyền con người cơ bản. Đồng thời, sự ra đời, phát triển của chế độ tư bản với tính cách là một hình thái kinh tế – xã hội cao hơn, đạt nhiều thành tựu to lớn về các lĩnh vực xã hội. Những quan niệm, nhận thức về các quyền cơ bản, về dân chủ, tự do, về bình quyền, bình đẳng đã trở thành những giá trị phổ biến của văn minh nhân loại, thành của cải tinh thần chung của loài người trong một nền văn minh phát triển, hiện đại. Là giai cấp nắm quyền thống trị xã hội, giai cấp tư sản phải thực hiện một sự lựa chọn có tính lịch sử, bắt buộc phải biết thích nghi, kịp thời rút ra những kinh nghiệm lớn từ thực tế đấu tranh giai cấp quyết liệt, nhiều khi đẫm máu ngay ở thời kỳ đầu, khi nhà nước tư sản mới ra đời. Từ đó, nhà nước tư sản đã phải, tuy từng bước và hoàn toàn không dễ dàng, đưa vào Hiến pháp, sự thừa nhận một số quyền tự do, dân chủ, bình đẳng của các công dân nói chung, bằng cách đó, nó có thể đảm đương tốt hơn sứ mệnh bảo vệ chế độ sở hữu tư nhân tư sản. Nhà nước tư sản đã phải thích nghi và đã biết thích nghi, có những điều chỉnh lớn trong các chính sách xã hội, trong các quy định về mặt lập pháp. Đặc biệt, về mặt lập hiến, để tự tô vẽ mình như là người đại diện không phải của riêng giai cấp nào mà là đại diện chung của toàn xã hội, phất ngọn cờ quyền con người, quyền công dân cơ bản, cổ súy cho những quyền đó.

      2. Sự ra đời của Hiến pháp tư sản?

      Hiến pháp tư sản ra đời cùng sự hình thành và phát triển của nhà nước tư sản nhằm hỗ trợ giai cấp thống trị và bồi đắp thêm quyền lợi cho giai cấp này. Xét theo tính chất, với sự phát triển hơn 200 năm lịch sử lập hiến nhà nước tư sản, có thể chia sự phát triển của Hiến pháp tư sản thành 2 giai đoạn:

      Giai đoạn 1: Trước đại chiến thế giới thứ II. Hiến pháp tư sản thể hiện sự thể chế hóa thống trị quyền lợi của giai cấp thống trị. Các bản Hiến pháp giai đoạn này thường chú trọng vào bộ máy quyền lực nhà nước, bảo vệ một cách không che giấu quyền sở hữu tự nhân của tư bản chủ nghĩa, hạn chế quyền tự do, dân chủ, bình đẳng của công dân.

      Giai đoạn 2: Sau thế chiến thứ II. Thể hiện sự phát triển và cải tiến của Hiến pháp tư sản. Dần tiến đến cân bằng lợi ích của các giai cấp. Ngoài củng cố hệ thống bộ máy nhà nước, còn chú trọng đến kinh tế, giáo dục, xã hội, đảm bảo quyền tự do, dân chủ của người dân.

      2.1. Các giai đoạn phát triển của Hiến pháp tư sản:

      Lấy cột mốc là thế chiến thứ II chia giai đoạn phát triển Hiến pháp tư sản thành 2 giai đoạn:

      Giai đoạn 1: Từ trước thế chiến thứ II chia nhỏ thành 3 giai đoạn gồm:

      + Giai đoạn thứ nhất bắt đầu từ cuối thế kỉ XVIII với các bản Hiến pháp. Tiêu biểu như: Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787, Hiến pháp Ba Lan năm 1791, Hiến pháp Pháp năm 1791, Hiến pháp Thụy Điển năm 1809 (gồm 4 luật chủ yếu là Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Nghị viện, Luật kế vị ngôi Vua và Luật về tự do báo chí). Hiến pháp Venezuela năm 1811, Hiến pháp Tây Ban Nha năm 1812, Hiến pháp Na Uy năm 1814, Hiến pháp Hà Lan năm 1815, Hiến pháp Colombia năm 1821…

      + Giai đoạn thứ hai diễn ra sau các cuộc cách mạng dân chủ tư sản từ năm 1830 đến 1848, bao gồm các bản hiến pháp: Hiến pháp Bỉ năm 1831, Hiến pháp Thái Lan năm 1832, Hiến pháp Tây Ban Nha năm 1833, Hiến pháp Hy Lạp các năm 1844 và 1864, Hiến pháp Đức năm 1848, Hiến pháp Thụy Sĩ năm 1848, Hiến pháp Luxembourg năm 1848, Hiến pháp Phổ năm 1850, Hiến pháp Argentina năm 1853, Hiến pháp Bulgaria năm 1864, Hiến pháp Nhật Bản năm 1889, Hiến pháp Nga năm 1906, Hiến pháp Trung Quốc năm 1912.

      + Giai đoạn thứ ba diễn ra sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) gồm các bản hiến pháp: Hiến pháp Mexico năm 1917, Hiến pháp Nga năm 1918, Hiến pháp Đức năm 1919 (Hiến pháp Weimar), Hiến pháp Phần Lan năm 1919, Hiến pháp Extonia năm 1920…

      Giai đoạn 2: Sau thế chiến thứ II, gồm 4 giai đoạn:

      + Giai đoạn thứ tư diễn ra sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1941 – 1945) gồm các bản hiến pháp: Hiến pháp Indonesia năm 1945, Hiến pháp Nhật Bản năm 1946,  Hiến pháp Italia năm 1947, Hiến pháp Bulgaria năm 1947, Hiến pháp Cộng hoà Liên bang Đức năm 1949, Hiến pháp Ấn Độ năm 1949… và có sự góp mặt của Hiến pháp Việt Nam năm 1946

      + Giai đoạn thứ năm diễn ra sau sự tan rã của chế độ thuộc địa của Anh và Pháp từ năm 1958 đến những năm 60 của thế kỉ XX, với các bản hiến pháp: Hiến pháp Singapore năm 1959 (sửa đổi các năm 1963, 1965, 1979, 1984, 1990, 1991, 1996), Hiến pháp Bờ Biển Ngà năm 1960, Hiến pháp Algerie năm 1963, Hiến pháp Nigeria năm 1963 (sửa đổi các năm 1979, 1984, 1987, 1996), Hiến pháp Cộng hoà Chad năm 1962…

      + Giai đoạn thứ sáu diễn ra sau sự sụp đổ của chế độ độc tài ở Nam Âu vào giữa thập niên 70 của thế kỉ XX. Từ năm 1974 đến 1978, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Tây Ban Nha ban hành hiến pháp mới. Hiến pháp Bồ Đào Nha được ban hành ngày 02/4/1976, có hiệu lực từ ngày 25/4/1976 và được sửa đổi vào các năm 1982, 1989, 1992, 1997. Hiến pháp Hy Lạp được ban hành và có hiệu lực từ ngày 11/6/1975, được sửa đổi tháng 3/1986. Hiến pháp Tây Ban Nha hiện hành được thông qua bởi trưng cầu dân ý ngày 06/12/1978 và được công bố ngày 29/12/1978.

      + Giai đoạn thứ bảy, các nước Trung và Đông Âu ban hành hiến pháp mới sau khi chế độ Xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ ở những nước này kể từ năm 1989 – 1991. Các nước Xã hội chủ nghĩa còn lại cũng ban hành các bản hiến pháp mới để cải cách các chế độ kinh tế – xã hội và bộ máy nhà nước. Đó là Hiến pháp Ba Lan năm 1989 (sửa đổi các năm 1990, 1992), Hiến pháp Bulgaria năm 1991, Hiến pháp Rumania năm 1991, Hiến pháp Việt Nam năm 1992, Hiến pháp Uzbekistan năm 1992, Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993, Hiến pháp Kazakhstan năm 1993 (sửa đổi năm 1998), Hiến pháp Belarus năm 1994, Hiến pháp Azerbaijan năm 1995, Hiến pháp Georgia năm 1995 (sửa đổi năm 2004), Hiến pháp Ukraine năm 1996…

      2.2. Đánh giá, so sánh các giai đoạn phát triển của Hiến pháp tư sản:

      Từ các giai đoạn của Hiến pháp được nêu trên, chúng ta có thể thấy ở giai đoạn 1 (trước thế chiến thứ II), giai đoạn này gồm 3 giai đoạn nhỏ mà đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp còn rất hạn chế. Giai đoạn này có điểm chung là đều tập trung vào điều chỉnh bộ máy nhà nước và các quyền dân sự , chính trị, công dân. 

      Ở giai đoạn 2 ( tức các giai đoạn sau thế chiến thứ II), đây chính là thời điểm mở rộng phạm vi điều chỉnh của Hiến pháp. Không chỉ dừng lại ở bộ máy chính trị nhà nước mà còn phát triển điều chỉnh phạm vi kinh tế, văn hóa, xã hội, mở rộng hoàn thiện các thiết chế dân chủ đặc biệt là tăng cường các yếu tố bảo vệ các quyền con người và công dân trong hiến pháp. Không chỉ vậy, tại giai đoạn này, Hiến pháp cũng đã được cải thiện rất nhiều với việc tăng cường các thiết chế bảo hiến và xây dựng nhà nước pháp quyền.

      Đặc biệt, với giai đoạn thứ 7 cũng là giai đoạn hiện nay là giai đoạn chủ nghĩa hiến pháp phát triển hoàn thiện nhất vì trong giai đoạn này, chủ nghĩa hiến pháp và bảo vệ hiến pháp mang tính toàn cầu hóa, đồng nghĩa với việc hoàn thiện các thiết chế của nhà nước pháp quyền (Rule of law). 

      Hiến pháp giai đoạn này được nâng cao hơn nữa các biện pháp thực hiện, bảo vệ chế độ dân chủ và kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo vệ các quyền con người và quyền công dân. Đây là giai đoạn mà hiến pháp trở thành một trong những công cụ có hiệu quả nhất của tất cả các quốc gia trên thế giới ữong việc đấu tranh vì sự tự do, dân chủ, bình đẳng, hạnh phúc, vì hoà bình và tiến bộ xã hội, vì sự nghiệp bảo vệ các quyền con người và công dân trong phạm vi toàn thế giới.

      3. Ý nghĩa của Hiến pháp tư sản với sự phát triển luật pháp hiện hành:

      Sự ra đời và phát triển của Hiến pháp tư sản đã đóng góp một phần rất lớn cho sự hình thành và ngày càng hoàn thiện pháp luật của các quốc gia hiện tại. 

      Việt Nam là một quốc gia theo mô hình xã hội chủ nghĩa, xong tự sự học hỏi và cải biến không ngừng từ Hiến pháp tư sản đã hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển và hoàn thiện của Hiến pháp Việt Nam hiện nay. Các điều luật quy định thể hiện quyền con người, các quyền tự do, dân chủ phát triển chính là điểm nhấn ấn tượng mà Việt Nam cần học hỏi.

      Tuy Hiến pháp tư sản có những điểm không phù hợp với một đất nước theo tư tưởng xã hội chủ nghĩa, xong nhờ các bản Hiến pháp tư sản chúng ta cũng có thể học hỏi. Chú ý phát huy được những điểm mạnh, điểm tốt để áp dụng vào luật Hiến pháp của ta cũng như nhìn nhận những điểm chưa tốt, những điểm hạn chế của nó nhằm hỗ trợ các nhà làm luật tạo ra một hệ thống Hiến pháp hoàn chỉnh nhất.

      Trên đây là thông tin trả lời cho các câu hỏi Hiến pháp tư sản là gì? Sự ra đời của Hiến pháp tư sản bạn có thể tham khảo.

       
       
       
       
       
       
       
       
       
       
       

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
      Gọi luật sư
      TƯ VẤN LUẬT QUA EMAIL
      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ
      Dịch vụ luật sư toàn quốc
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      Thiên Dược 3 Bổ
      Thiên Dược 3 Bổ
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc


      Tìm kiếm

      Duong Gia Logo

      Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

      ĐẶT CÂU HỎI TRỰC TUYẾN

      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ

      VĂN PHÒNG HÀ NỘI:

      Địa chỉ: 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: [email protected]

      VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG:

      Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: [email protected]

      VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

      Địa chỉ: 227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

      Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Luật Dương Gia

      Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu dịch vụYêu cầu dịch vụ
      • Gọi ngay
      • Chỉ đường

        • HÀ NỘI
        • ĐÀ NẴNG
        • TP.HCM
      • Đặt câu hỏi
      • Trang chủ