Tình huống khẩn cấp về thiên tai là khái niệm để chỉ một số tình huống thiên tai đã xảy ra hoặc đang xảy ra, gây ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn tính mạng, sức khỏe của hộ dân và các công trình cơ sở hạ tầng quan trọng. Dưới đây là quy định của pháp luật về một số biện pháp áp dụng trong tình huống khẩn cấp về thiên tai có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Biện pháp áp dụng trong tình huống khẩn cấp về thiên tai:
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 12 của Nghị định 66/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng chống thiên tai, có quy định về tình huống khẩn cấp về thiên tai. Theo đó, một số biện pháp được áp dụng trong tình huống khẩn cấp về thiên tai bao gồm những biện pháp cơ bản như sau:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ là chủ thể có trách nhiệm, nghĩa vụ huy động tất cả các nguồn lực cần thiết để ứng phó với tình huống khẩn cấp về thiên tai. Các biện pháp chính có thể áp dụng khi xảy ra tình huống khẩn cấp về thiên tai bao gồm:
Thứ nhất, huy động lực lượng, huy động phương tiện và các nguồn lực cần thiết để cứu hộ, cứu nạn; tổ chức hoạt động cấp cứu kịp thời cho nạn nhân khi xảy ra tình huống khẩn cấp, thiên tai; nhanh chóng sơ tán người dân, di dời nhân dân ra khỏi nơi nguy hiểm, đảm bảo an toàn về tính mạng và sức khỏe cho người dân; bố trí bảo đảm hậu cần cho nhân dân tại các cơ sở sơ tán khi xảy ra tình huống khẩn cấp.
Thứ hai, tổ chức việc tiếp cận, khám chữa bệnh, cấp cứu, cấp phát thuốc miễn phí cho nhân dân khi xảy ra tình huống khẩn cấp; huy động các cơ sở khám chữa bệnh tham gia hoạt động cứu chữa cho nạn nhân.
Thứ ba, cấp phát miễn phí lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết để phục vụ cho người dân trong quá trình xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh, cung cấp nước sạch, đảm bảo ổn định đời sống nhân dân trong quá trình sinh sống, khắc phục hậu quả của thiên tai trên thực tế.
Thứ tư, huy động mọi nguồn lực (trong đó bao gồm cả nguồn lực từ Quỹ phòng/chống thiên tai) để xử lý kịp thời sự cố công trình phòng chống thiên tai, sự cố công trình xây dựng do thiên tai.
Thứ năm, một số biện pháp cần thiết khác.
Đồng thời cần phải lưu ý thêm, trong trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của các Bộ, ban ngành, địa phương thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ cần phải báo cáo, văn bản gửi lên Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai để trình lên Thủ tướng Chính phủ xem xét, hỗ trợ theo thẩm quyền.
Như vậy, trong trường hợp xảy ra sự cố, tình huống khẩn cấp về thiên tai, cần phải tổ chức triển khai ngay các biện pháp ứng phó khẩn cấp, kịp thời, nhằm mục đích ngăn chặn hậu quả và khắc phục nhanh chóng học và do thiên tai gây ra.
2. Nội dung quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 12 của Nghị định 66/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng chống thiên tai, có quy định về nội dung quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai. Theo đó:
Tình huống khẩn cấp về thiên tai có thể hiểu là các tình huống thiên tai đã xảy ra hoặc đang xảy ra trên thực tế, gây ra ảnh hưởng hoặc có khả năng đe dọa, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa trực tiếp đến an toàn tính mạng, sức khỏe của người dân, nhà ở và tài sản của các hộ dân, các công trình cơ sở hạ tầng, đê điều, hồ đập, công trình phòng chống thiên tai, các công trình hạ tầng quan trọng đang sử dụng đường sắt, sân bay, quốc lộ, tỉnh lộ, đường cao tốc, bến cảng quốc gia, bến cảng quốc tế, hệ thống lưới điện cao thế từ 66 kV trở lên, các khu di tích lịch sử cấp quốc gia, trường học, bệnh viện từ cấp quận/huyện trở lên, trụ sở của các cơ quan từ cấp quận/huyện trở lên, các khu kinh tế, khu công nghiệp, cần phải tổ chức triển khai một số biện pháp ứng phó kịp thời, khẩn cấp để ngăn chặn hậu quả của thiên tai, khắc phục tối đa và nhanh chóng hậu quả do thiên tai gây ra, được công bố quyết định của chủ thể có thẩm quyền.
Nội dung quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai bao gồm một trong những nội dung chính như sau (khoản 2 Điều 12 của Nghị định 66/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng chống thiên tai):
-
Diễn biến của thiên tai, phạm vi ảnh hưởng của thiên tai, sự cố công trình phòng chống thiên tai, sự cố công trình xây dựng ảnh hưởng do thiên tai gây ra, mức độ đối với các công trình cơ sở hạ tầng, thiệt hại và nguy cơ gây thiệt hại có thể xảy ra trên thực tế, đặc biệt là những thiệt hại liên quan trực tiếp đến an toàn về người, tính mạng của các hộ dân xung quanh;
-
Các biện pháp khẩn cấp cần áp dụng ngay, kịp thời để ứng phó với thiên tai, khắc phục hậu quả nhằm mục đích ngăn chặn tổn thất, hạn chế tối đa tổn thất do thiên tai gây ra hoặc sự cố công trình xây dựng gây ra;
-
Phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị liên quan để triển khai thực hiện công tác ứng phó, khắc phục hậu quả trong tình huống khẩn cấp về thiên tai.
3. Thẩm quyền và trình tự công bố quyết định, kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai:
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 12 của Nghị định 66/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng chống thiên tai, có quy định về thẩm quyền và trình tự, thủ tục công bố quyết định tình huống khẩn cấp về thiên tai và kết thúc tình huống khẩn cấp, thiên tai. Theo đó:
-
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố là cá nhân có thẩm quyền ra quyết định công bố tình hình khẩn cấp về thiên tai xảy ra trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố thuộc phạm vi quản lý của mình. Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc các cơ quan chuyên môn có trách nhiệm, nghĩa vụ tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chủ thể có thẩm quyền ban hành tình huống khẩn cấp về thiên tai;
-
Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ là chủ thể có thẩm quyền ra quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xảy ra đối với các công trình, cơ sở hạ tầng thuộc phạm vi quản lý của mình. Ban chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn cứu hộ và các cơ quan chuyên môn trực thuộc bộ, cơ quan ngang Bộ là chủ thể có trách nhiệm, nghĩa vụ tham mưu cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành một số tình huống khẩn cấp về thiên tai;
-
Trong trường hợp thiên tai nghiêm trọng xảy ra trên phạm vi diện rộng, vượt quá khả năng ứng phó, khắc phục hậu quả của các Bộ, ban ngành, địa phương thì Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn cứu hộ cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ tham mưu, đưa ra một số ý kiến đề xuất đối với Thủ tướng Chính phủ để xem xét, ban hành tình huống khẩn cấp về thiên tai;
-
Căn cứ diễn biến thiên tai hoặc căn cứ vào kết quả khắc phục sự cố, cơ quan tham mưu trình lên cấp trên có thẩm quyền ban hành quyết định công bố kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai;
-
Trách nhiệm cũng khó thiên tai, khắc phục hậu quả của thiên tai trong tình huống khẩn cấp được thực hiện như sau: Thực hiện theo nguyên tắc được quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10 của Nghị định 66/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng chống thiên tai và theo phân công tại Quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai. Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ phối hợp và chủ trì với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố chuẩn bị lực lượng, trang thiết bị vật tư, phương tiện để ứng phó với tình huống khẩn cấp về thiên tai thuộc phạm vi quản lý, lĩnh vực quản lý của mình.
THAM KHẢO THÊM: