Skip to content
 19006568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Ngữ văn
  • Lịch sử
  • Địa lý
  • Toán học
  • Vật lý
  • Hóa học
  • Sinh học
  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
  • Tin học
  • GDCD
  • Giáo án
  • Quản lý giáo dục
    • Thi THPT Quốc gia
    • Tuyển sinh Đại học
    • Tuyển sinh vào 10
    • Mầm non
    • Đại học
  • Pháp luật
  • Bạn cần biết

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
Trang chủ Giáo dục Lịch sử

Bảng hệ thống sự kiện lịch sử Việt Nam theo bài lớp 12

  • 19/09/202419/09/2024
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    19/09/2024
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    Để học tốt các dạng bài tập môn Lịch sử, đặc biệt là kỳ thi THPT quốc gia, phần dưới đây liệt kê Bảng hệ thống sự kiện lịch sử Việt Nam theo bài lớp 12, cực sát đề thi chính thức. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi. Sau đây mời các bạn vào tham khảo.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Bài 12. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925:
      • 2 2. Bài 13​​​​​​​. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930:
      • 3 3. Bài 14​​​​​​​. Phong trào cách mạng 1930 – 1935:
      • 4 4. Bài 15​​​​​​​. Phong trào dân chủ 1936 – 1939:
      • 5 5. Bài 16​​​​​​​. Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 – 1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời:
      • 6 6. Bài 17​​​​​​​. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946:
      • 7 7. Bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950):
      • 8 8. Bài 19​​​​​​​. Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953):
      • 9 9. Bài 20​​​​​​​. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954):
      • 10 10. Bài 21. Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965):
      • 11 11. Bài 22​​​​​​​. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973):
      • 12 12. Bài 23. Khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975):
      • 13 13. Bảng thống kê sự kiện Lịch sử lớp 12 từ năm 1975 đến năm 2000:
      • 14 14. Một số tip đạt điểm cao lịch sử Việt Nam lớp 12:

      1. Bài 12. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925:

      Thời gian Sự kiện
      6-1911 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước
      6-1919 Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxai bản yêu sách của nhân dân An Nam
      1919 Phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa của giai cấp tư sản dân tộc
      1920 Công nhân Sài Gòn – Chơ Lớn thành lập Công hội đỏ
      7-1920 Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I. Lênin.
      12-1920 Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp
      1921 Thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari, báo Người cùng khổ là cơ quan ngôn luận
      1922 – Công nhân viên chức sở Công thương Bắc kì đòi nghỉ ngày chủ nhật có trả lương- Bãi công của công nhân dệt, rượu, xay xát gạo ở Nam Định, Hải Dương, Hà Nội
      1921-1923 Ra đời các tờ báo Nhân đạo, Đời sống công Nhân…
      1923 Phong trào chống độc quyền cảng Sài Gòn và xuất khẩu lúa gạo Nam Kì
      6-1923 Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội Quốc tế nông dân ở Liên Xô và được bầu vào BCH của Hội
      1923-1924 Ra đời các tờ báo Sự thật, tạp chí thư tín quốc tế
      11-11-1924 Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu để đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức cách mạng và truyền bá lí luận cách mạng GPDT vào Việt Nam
      8-1925 Công nhân thợ máy xưởng Ba son đấu tranh, đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân
      1925 Bản án chế độ thực dân Pháp ra đời

      2. Bài 13​​​​​​​. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930:

      Thời gian Sự kiện
      2-1925 Thành lập Cộng Sản đoàn
      6-1925 Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
      21-6-1925 Ra đời báo Thanh Niên
      1926-1927 Bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định, công nhân đồn điền Cao su Cam Tiêm, Phú Riềng
      1927 Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc in thành sách Đường Kách Mệnh
      25-12-1927 Thành lập Việt Nam quốc dân đảng
      Cuối 1928 Phong trào vô sản hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
      2-1929 Tổ chức ám sát tên trùm mộ phu Badanh ở Hà Nội
      3-1929 Một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên lập ra chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Bắc Kì
      5-1929 Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có cơ sở khắp cả nước
      17-6-1929 Đông Dương Cộng sản đảng được thành lập
      8-1929 Thành lập An Nam cộng sản đảng
      9-1929 Thành lập Đông Dương cộng sản Liên đoàn
      11-1929 An Nam Cộng sản Đảng họp Đại hội bầu ra BCH Trung ương
      1928-1929 Cả nước có khoảng 40 cuộc bãi công của công nhân
      6-1à8-2-1930 Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản tại Hương Cảng (TQ)
      9-2-1930 Khởi nghĩa Yên Bái bùng nổ
      24-2-1930 Đông Dương Cộng sản Liên đoàn xin gia nhập ĐCSVN
      3-2-1930 Lấy làm ngày kỉ niệm thành lập ĐCSVN
      2-1930 Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt được hội nghị thông qua

      3. Bài 14​​​​​​​. Phong trào cách mạng 1930 – 1935:

      Thời gian Sự kiện
      1-5-1930 Nhiều cuộc đấu tranh nổ ra khắp cả nước nhân ngày Quốc tế lao động
      12-9-1930 Cuộc biểu tình của 8000 nông dân huyện Hưng Nguyên
      9-1930 Xô viết ra đời ở Nghệ An
      Cuối 1930 đầu 1931 Xô Viết ra đời ở Hà Tĩnh
      10-1930 Luận Cương chính trị tháng 10 – Trần Phú

      4. Bài 15​​​​​​​. Phong trào dân chủ 1936 – 1939:

      Thời gian Sự kiện
      3-1935 Đại hội đại biểu lần thứ nhất tại Ma Cao (Trung Quốc)
      7-1935 Quốc tế cộng sản tiến hành đại hội lần VII
      6-1936 Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền
      7-1936 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần II họp tại Thượng Hải (TQ)
      11-1936 Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương ra đời
      3-1938 Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương (gọi tắt là Mặt trận dân chủ Đông Dương).

      5. Bài 16​​​​​​​. Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 – 1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời:

      Thời gian Sự kiện
      11-1939 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần VI (Bà Điểm – Hóc Môn)
      22-9-1940 Nhật vào Việt Nam
      11-1940 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần VII họp ở Ba Đình , Bắc Ninh
      28-1-1941 Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam
      10 → 19-5-1941 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần VIII tại Pác Bó, Cao Bằng
      19-5-1941 Mặt trận Việt Minh ra đời
      1941 – Việt Nam Cứu quốc quân ra đời

       

      – Thành lập Trung đội cứu quốc quân I và II

      1943 – Đảng đề ra Đề cương văn hóa Việt Nam, thành lập Hội Văn hóa cứu quốc

       

      – Việt Minh liên tỉnh Cao-Bắc-Lạng đẩy mạnh hoạt động, 19 ban xung phong “Nam tiến” ra đời

      25 → 28-2-1943 Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp ở Võng La (Hà Nội) vạch ra kế hoạch chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang
      1944 Hội Văn Hóa cứu quốc và Đảng dân chủ Việt Nam ra đời đứng trong hàng ngũ Việt Minh
      25-2-1944 Trung đội Cứu quốc quân III ra đời
      7-5-1944 Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị các cấp sửa soạn khởi nghĩa
      22-12-1944 Thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân
      9-3-1945 Nhật đảo chính Pháp
      12-3-1945 Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
      15 → 20-4-1945 Ban Thường vụ Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc kì
      16-4-1945 Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp
      15-5-1945 Hồ Chí Minh chọn Tân Trào làm trung tâm chỉ đạo cách mạng
      4-6-1945 Khu giải phóng Việt Bắc ra đời
      13-8-1945 Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc và ban bố Quân lệnh số 1
      14 → 15-8-1945 Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang)
      16 → 17-8-1945 Đại hội quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thống qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Ủy ban GPDT Việt Nam
      16-8-1945 Một đơn vị giải phóng quân về giải phóng thị xã Thái Nguyên
      18-8-1945 Nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành chính quyền ở tỉnh lị
      19-8-1945 Hà Nội giành chính quyền
      23-8-1945 Huế giành chính quyền
      25-8-1945 Sài Gòn giành chính quyền
      28-8-1945 Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước
      30-8-1945 Vua Bảo Đại thoái vị, chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ
      2-9-1945 Tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa

      6. Bài 17​​​​​​​. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946:

      Thời gian Sự kiện
      2-9-1945 Quân Pháp xả súng vào đồng bào ta đang dự cuộc mít tinh ở Sài Gòn
      23-9-1945 Pháp tiến công Sài Gòn – mở đầu cho cuộc xâm lược trở lại nước ta lần hai bằng sự kiện đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ
      8-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ
      5-10-1945 Lực lượng viễn chinh Pháp đến Sài Gòn
      11-11-1945 Đảng tuyên bố tự giải tán nhưng thực chất rút vào hoạt động bí mật
      6-1-1946 Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước lần đầu tiên giành thắng lợi
      28-2-1946 Pháp – Hoa kí hiệp ước Hoa Pháp
      2-3-1946 Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa họp phiên đầu tiên lập ra bản dự thảo Hiến Pháp
      3-3-1946 Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng do Hồ Chí Minh chủ trì chọn giải pháp “hòa để tiến”
      6-3-1946 Hiệp ước Sơ Bộ được kí kết
      5-1946 Quân đội quốc gia Việt Nam ra đời
      7-1946 Cuộc đàm pháp giữa ta và Pháp thất bại tại Phôngtennơblô
      14-9-1946 Bản Tạm ước giữa ta và Pháp được kí kết
      9-11-1946 Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thông qua
      23-11-1946 Quốc hội khóa I quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam

      7. Bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950):

      Thời gian Sự kiện
      12-12-1946 Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”
      15-12-1946 Pháp chiếm đóng cơ quan Bộ tài chính và Bộ Giao thông công chính
      18-12-1946 Pháp gửi tối hậu thư đòi ta phải hạ vũ khí đầu hàng
      Tối 19-12-1946 Thay mặt Đảng, Chính phủ, Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
      3-1947 Chính phủ Pháp cử Bôlae sang làm cao ủy Pháp ở Đông Dương
      9-1947 Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi ra đời
      1947 Chiến dịch Việt Bắc thu – đông
      19-12-1947 Pháp rút quân khỏi Việt Bắc
      1949 Bầu cử Hội đồng nhân dân và Ủy ban kháng chiến hành chính các cấp
      5-1949 Pháp đề ra kế hoạc Rơve
      6-1949 Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt quyết định đi đến thống nhất thành Mặt trận Liên Việt
      1948-1949 Quân ta đẩy mạnh chiến tranh du kích, biến hậu phương của địch thành tiền phương của ta.
      1950 Chiến dịch Biên giới thu – đông
      1-1950 Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN lần lượt công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với ta
      7-2-1950 Mĩ công nhận chính phủ bù nhìn Bảo Đại
      8-5-1950 Mỹ viện trợ tài chính và quân sự cho Pháp, chính thức dính liều vào chiến tranh ở Đông Dương

      8. Bài 19​​​​​​​. Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953):

      Thời gian Sự kiện
      2-1951 Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng họp ở Chiêm Hóa (Tuyên Quang)
      3-3-1951 Đảng đã thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội liên hiệp quốc dân thành Mặt trận Liên Việt
      11-3-1951 Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào được thành lập
      6-1951 Chính phủ ban hành sắc lệnh thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam
      1952 Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất
      12-1951 → 2-1952 Quân ta mở chiến dịch phản công và tiền công địch ở Hòa Bình
      10-1952 → 12-1952 Ta mở chiến dịch Tây Bắc
      4-1953 → 5-1953 Ta phối hợp với bộ đội Pa-thét Lào mở chiến dịch Thượng Lào chân hè 1953.

      9. Bài 20​​​​​​​. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954):

      Thời gian Sự kiện
      7-5-1953 Chính phủ Pháp cử tướng Nava làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương
      Thu-đông 1953 Nava tập trung lực lượng cơ động ở Đồng bằng Bắc bộ là 44 tiểu đoàn
      9-1953 Bộ chính trị Trung ương Đảng họp và đề ra kế hoạch tác chiến đôngxuân 1953-1954
      3-12-1953 Nava quyết định xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhằm “nghiền nát” bộ đội chủ lực của ta.
      10-12-1953 Quân ta tấn công địch ở Lai Châu, bao vây uy hiếp địch ở Điện Biên Phủ
      12-1953 – Quân ta phối hợp với quân dân Lào tấn công Trung Lào, giải phóng thị xã Thà Khẹt, uy hiếp xênô.

       

      – Bộ chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ

      2-1954 Quân ta tiến công địch ở Bắc Tây Nguyên, giải phóng Kon Tum, uy hiếp Plâyku
      13-3→17 – 3-1954 Chiến dịch Điện Biên Phủ (đợt 1)
      30-3 → 26-4-1954 Chiến địch Điện Biên Phủ (đợt 2)
      1-5 → 7-5-1954 Chiến dịch Điện Biên Phủ (đợt 3)
      17h30 ngày 7-5-1954 Tướng Đờ Cátxtơri cùng toàn bộ ban tham mưu của địch bị bắt, chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng
      8-5-1954 Đoàn đại biểu của ta do Phạm Văn Đồng dẫn đầu bước vào Hội nghị Gioơnevơ với tư thế của người chiến thắng
      21-7-1954 Hiệp định Giơnevơ được kí kết

      10. Bài 21. Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965):

      Thời gian Sự kiện
      1957-1959 Chính quyền Ngô Đình Diện ban hành chính sách “Tố cộng, diệt cộng”
      1-1959 Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 quyết định nhân dân Miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ Mĩ và tay sai
      1959-1960 Phong trào Đồng Khởi nổ ra ở Bến Tre
      2-1959 Phong trào nổ ra lẽ tẻ ở Vĩnh Thạnh, Bác Ái.
      17-1-1960 Phong trào Đồng Khởi nổ ra ở 3 xã là Định Thủy, Phước Hiệp và Bình Khánh, sau đó lan toàn Bến Tre
      20-12-1960 Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập
      5→10-9-1960 Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III họp tại Hà Nội
      1961-1965 Chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ ở miền Nam
      1-1961 Trung ương Cục miền Nam được thành lập
      15-2-1961 Quân giải phóng miền Nam ra đời
      2-1962 Cố vấn Mĩ đưa quân vào miền nam và thành lập bộ chỉ huy quân sự Mĩ (MACV) ở Sài Gòn
      1962 Quân ta mở nhiều cuộc tập kích vào đồn bốt địch
      Cuối 1962 Cách mạng kiểm soát trên một nửa tổng số ấp với gần 70% dân số
      1-1-1963 Mĩ tổ chức cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm
      2-1-1963 Quân ta giành thắng lợi trong trận ấp Bắc (Mỹ Tho) Đông xuân
      1964-1965 Ta giành thắng lợi ở Bình Giã, Ba Gia, An Lão, Đồng Xoài

      11. Bài 22​​​​​​​. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973):

      Thời gian Sự kiện
      18-8-1965 Chiến thắng Vạn Tường mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”.
      Đông xuân 1965-1966 Thắng lợi mùa khô lần thứ nhất đã làm thất bại âm mưu của địch
      1966-1967 Thắng lợi mùa khô lần thứ hai đánh bại cuộc hành quân càng quét của địch
      1965-1968 Miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất
      1-1968 Cuộc Tổng tiền công và nổi dậy Xuân Mậu Thân
      1969-1973 Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh
      6-6-1969 Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời
      24 và 25-4-1970 “Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương họp tại Hà Nội biểu thị quyết tâm đoàn kết chống Mĩ”
      4→6-1970 Quân đội Việt Nam phối hợp với quân đội Campuchia đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn – 719”
      30-3-1972 Ta mở cuộc Tiến công chiến lược Xuân năm 1972 lấy Quảng Trị làm hướng tiến công chủ yếu
      4-1972 Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại lần thứ II với quy mô lớn hơn lần I
      6-1972 Ta chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
      8→29-12-1972 Ta đánh bại cuộc tập kích bằng máy bay B52 của Mĩ vào Hà Nội làm nên trận Điện Biên Phủ trên không
      27-1-1973 Hiệp định Pari được kí kết

      12. Bài 23. Khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975):

      Thời gian Sự kiện
      7-1973 Nghị quyết 21 của Trung ương Đảng tiếp tục bạo lực cách mạng…
      12-1974→1-1975 Ta giành thắng lợi trong chiến dịch đường 14 – Phước Long
      Cuối 1974 – đầu 1975 Bộ chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976
      4-3→24-4-1975 Chiến dịch Tây Nguyên
      21-3→29-3-1975 Chiến dịch Huế – Đà Nẵng
      26-4→30-4-1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh
      3-1975 Quân ta đánh nghi binh ở Kon Tum, Plâyku
      10-3-1975 Ta tiến công và giành thắng lợi ở Buôn Ma Thuột
      21-3-1975 Ta tấn công Huế và chặn đường rút chạy của địch.
      26-3-1975 Giải phóng Huế và toàn bộ tỉnh Thừa thiên
      29-3-1975 Giải phóng Đà Nẵng
      Cuối 3 đầu 4 – 1975 Ta giải phóng các tỉnh còn lại của ven biển miền Trung, phía Nam Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
      9-4-1975 Ta tấn công Xuân Lộc, căn cứ trọng yếu của địch bảo vệ Sài Gòn từ phía Tây.
      18-4-1975 Mệnh ra lệnh di tản người Mĩ
      21-4-1975 Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức Tổng thống
      10h45 – 11h30 ngày 30-4-1975 – Xe tăng của ta tiến thẳng vào dinh “Độc lập”, bắt toàn bộ chính quyền Sài Gòn, tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng.

       

      – Lá cờ cách mạng tung bay trên nóc “dinh độc lập” báo hiệu sự toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

      2-5-1975 Nam Bộ và miền Nam nước ta hoàn toàn giải phóng

      13. Bảng thống kê sự kiện Lịch sử lớp 12 từ năm 1975 đến năm 2000:

      Thời gian Sự kiện
      9-1975 Hội nghị lần thứ 24 BCHTWĐ đề ra nhiệm vụ thống nhất đất nước về mặt nhà nước
      5-21/11/1975 Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được tổ chức tại Sài Gòn với đại diện đại biểu của 2 miền
      25-4-1976 Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước.
      24/6-3/7/1976 Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên tại Hà Nội
      2-7-1976 Quyết định tên nước là Cộng hòa xã hội chu nghĩa Việt Nam. Quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng. Quốc ca là Tiến quân ca. Đổi tên Sài Gòn _ Gia Định thành Tp.Hồ Chí Minh
      20-9-1977 Việt Nam trở thành thành viên 149 của Liên hơp quốc
      15-18/12/1986 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đề ra đường lối đổi mới đất nước.Thực hiện kế hoạch 5 năm (1986-1990)
      24-27/6/1991 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng tổng kết đánh giá và đề ra chủ trương Thực hiện kế hoạch 5 năm (1991-1995) tiếp tục sự nghiệp đổi mới
      28/6-1/7/1996 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đề ra nhiệm vụ mục tiêu kế hoạch 5 năm (1996- 2000)

      14. Một số tip đạt điểm cao lịch sử Việt Nam lớp 12:

      Đảm bảo bạn hiểu rõ nội dung chương trình, bao gồm cả các giai đoạn lịch sử quan trọng của Việt Nam từ xa xưa đến hiện đại.

      Làm quen với việc đọc và hiểu các văn bản lịch sử. Học cách phân tích và diễn giải thông tin từ các nguồn tư liệu.

      Học cách liên kết giữa các sự kiện và hiểu rõ về nguyên nhân, hậu quả của chúng. Điều này giúp bạn có cái nhìn toàn diện về lịch sử Việt Nam.

      Tập trung học kỹ những chủ đề quan trọng, như đấu tranh giành độc lập, xây dựng và bảo vệ nước, và những giai đoạn chuyển đổi quan trọng trong lịch sử.

      Ôn tập đều đặn từng chủ đề và giai đoạn lịch sử, tránh việc chờ đến cuối kỳ mới ôn.

       
       
       
       
       
       
       
       
       
       
       

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
      Gọi luật sư
      TƯ VẤN LUẬT QUA EMAIL
      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ
      Dịch vụ luật sư toàn quốc
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Thiên Địa Hội là gì? Nghĩa Hoà Đoàn là gì? Có vai trò gì?
      • Tính chất và tóm tắt diễn biến Chiến tranh thế giới thứ nhất
      • Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Cách mạng tháng 8
      • Chiến tranh lạnh là gì? Tính chất, mục đích chiến tranh lạnh?
      • Em hãy trình bày tóm tắt cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
      • Lãnh địa phong kiến là gì? Đặc trưng lãnh địa phong kiến?
      • Thành tựu khôi phục, phát triển kinh tế Miền Bắc 1969-1973
      • Hình thành, phát triển và biến mất của Vương quốc Phù Nam
      • Tóm tắt diễn biến, ý nghĩa của chiến dịch Tây Nguyên 1975
      • Mục đích Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam? Khi nào?
      • So sánh các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây
      • So sánh Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, Việt Nam Quốc dân Đảng và Tân Việt cách mạng đảng
      Thiên Dược 3 Bổ
      Thiên Dược 3 Bổ
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế uy tín trọn gói
      • Dịch vụ đăng ký thương hiệu, bảo hộ logo thương hiệu
      • Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ nhãn hiệu độc quyền
      • Luật sư bào chữa các tội liên quan đến hoạt động mại dâm
      • Luật sư bào chữa tội che giấu, không tố giác tội phạm
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội chống người thi hành công vụ
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội buôn lậu, mua bán hàng giả
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa trong các vụ án cho vay nặng lãi
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội gây rối trật tự nơi công cộng
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội trốn thuế, mua bán hóa đơn
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội dâm ô, hiếp dâm, cưỡng dâm
      • Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Tân Hiệp (Kiên Giang)
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc


      Tìm kiếm

      Duong Gia Logo

      Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

      ĐẶT CÂU HỎI TRỰC TUYẾN

      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ

      VĂN PHÒNG HÀ NỘI:

      Địa chỉ: 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: [email protected]

      VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG:

      Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: [email protected]

      VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

      Địa chỉ: 227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

      Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Luật Dương Gia

      Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu dịch vụYêu cầu dịch vụ
      • Gọi ngay
      • Chỉ đường

        • HÀ NỘI
        • ĐÀ NẴNG
        • TP.HCM
      • Đặt câu hỏi
      • Trang chủ