Tác phẩm Bố của Xi - mông là tác phẩm mang nhiều giá trị nhân văn sâu sắc về tình yêu thương con người trong cuộc sống. Trên đây là bài phân tích tác phẩm Bố của Xi-mông chọn lọc hay nhất.
Mục lục bài viết
1. Dàn bài phân tích tác phẩm Bố của Xi-mông chọn lọc ý nghĩa nhất:
1.1. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả và tác phẩm Bố của Xi – mông.
1.2. Thân bài:
a. Điều gì làm Xi – mông rơi lệ?
– Xi – mông bị bạn bè trêu chọc, bắt nạt và cảm thấy tủi thân
– Nếu buồn hãy cứ khóc để nước mắt cuốn trôi nỗi buồn!
b. Vì sao bạn bè trêu chọc Xi – mông?
– Xi – mông bị bạn bè chêu chọc vì không có bố.
– Nếu Xi – mông có bố sẽ không bị bạn bè bắt nạt và được che chở.
– Hãy luôn yêu thương và kính trọng cha mẹ của mình.
c. Người cha cư xử như thế nào với mẹ con cậu bé?
– Người cha đã lừa dối, bỏ rơi mẹ con cậu bé.
Bài học: Hãy sống trung thực, thẳng thắn, đừng gian dối. lừa lọc, lợi dụng sự tin tưởng của người khác! Đừng nên đe dọa cả tin để tránh những sai lầm trong cuộc sống.
d. Mặc dù không có cha ở bên nhưng Xi – mông vẫn sẽ không bị bắt nạt trong những trường hợp nào?
– Khi bạn bè thấu hiểu không khoét sâu vào vết thương, nỗi đau của cậu bé.
– Hãy biết cảm thông chia sẻ với nỗi đau của người khác.
e. Vì sao khi đi cùng cậu bé thì bác Phi – líp luôn nở nụ cười trên môi rồi nghĩ ” một tuổi xuân lầm lỡ rất có thể lầm lỡ lần nữa” nhưng khi gặp mẹ của Xi – mông ” bác tắt hẳn nụ cười”. Vì sao vậy?
– Bác nghĩ chị là người phụ nữ mà bác có thể cưỡng cợt nhưng khi gặp chị bác nhận ra chân dung của một người phụ nữ đứng đắn, chịu nhiều khổ đau.
– Cần tìm hiểu tường tận, thấu đáo để xét đoán một sự việc, một con người bằng cả trái tim yêu thương.
f. Khi nghe lời nói của con, tại sao chị Blang – sốt lại có phản ứng miêu tả?
– Chị xấu hổ, nhục nhã ê – chề khi quá khứ sai lầm bị phơi bày trước mặt người lạ.
– Đau đớn, xót xa cảm giác bất lực khi hiểu rõ nỗi đau đớn của con mà không biết phải làm sao.
-) Tình yêu thương con vô bờ bến.
Bài học: Hãy cố gắng tìm hiểu để cảm thông với hoàn cảnh của cha mẹ và lựa chọn cách ứng xử cho phù hợp!
g. Khi bác Phi – líp chưa kịp bỏ đi, Xi – mông đã bất ngờ có hành động nào? Điều đó giúp chúng ta hiểu gì về tâm tư tình cảm của cậu bé.
– Đề nghị bác Phi – líp làm cha
– Khao khát tình cảm của cha
Bài học: Hãy luôn dành cho trẻ thơ sự quan tâm và tình yêu thương. Cần học cách trân quý những tình cảm gần gũi, thương yêu!
– Cậu bé ấy vì chịu quá nhiều tổn thương nên đã dọa tự tử nếu bác Phi – líp không làm cha
– Bác thấu hiểu nỗi niềm của cậu bé; hoàn cảnh trớ trêu đau khổ của người mẹ
=>Hành động xuất phát từ lòng vị tha, nhân ái
1.3. Kết bài:
– Nêu cảm nghĩ của người đọc về tác phẩm.
2. Dàn bài phân tích tác phẩm Bố của Xi-mông chọn lọc hay nhất:
2.1. Mở bài:
– Đôi nét nổi bật vè tác giả G. Mô- pa- xăng: Một nhà văn Pháp tài năng với gia tài văn chương đồ sộ
– Khái quát đôi nét về đoạn trích Bố của Xi-mông: Đoạn trích được trích ta từ một phần của truyện ngắn mang tên Bố của Xi-mông, được tác giả thành công khắc họa nét đẹp của các nhân vật trong câu chuyện đó là Xi-mông, Blăng- sốt và chú Phi- líp
2.2. Thân bài:
a. Nhân vật Xi-mông
– Xi – mông là một đứa trẻ có hoàn cảnh rất đáng thương, bị bố bỏ rơi từ khi còn bé và hiện đang sống với mẹ, ở trường Xi – mông thường hay bị bạn bè chêu chọc.
– Ý nghĩa và hành động: Bỏ nhà ra bờ sông định tự tử.
– Tâm trạng: Cảm giác uể oải, buồn bã vô cùng, chẳng nhìn thấy gì và chẳng nghĩ gì?
– Cử chỉ, hành động: Khóc, nức nở, khóc hoài
– Về nhà, nhìn thấy mẹ: – Nhảy lên ôm cổ mẹ, oà khóc
– Nói năng: ấp úng, ngắt quãng, không nên lời.
– Khi được bác Phi-líp nhận làm con: Kiêu hãnh, tự tin
+ Hết cả buồn.
+ Đưa con mắt thách thức lũ bạn.
b. Nhân vật Blăng- sốt
– Được giới thiệu: là một thiếu phụ, cao lớn, xanh xao, nghiêm nghị.
– Sống cùng đứa con trai Xi-mông trong ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ.
– Thái độ đối với khách: đứng nghiêm nghị…như muốn cám đàn ông bước qua ngưỡng cửa.
– Nỗi lòng với con
+ Tái tê đến tận xương tuỷ, nước mắt lã chã tuôn rơi.
+ Lặng ngắt và quằn quại vì hổ thẹn
⇒ Nghệ thuật miêu tả, tác giả đã cho thấy Blăng- sốt là một người thiếu phụ đẹp, đức hạnh, trót lỡ lầm
c. Nhân vật Phi – lip
– Được giới thiệu là một người:
+ Cao lớn, râu tóc quăn đen
+ Bàn tay chắc nịch, giọng ồm ồm.
– Khi gặp Xi-mông:
+ Đặt tay lên vai em ôn tồn hỏi, nhìn em nhân hậu.
– Trên đường đưa Xi-mông về nhà nghĩ bụng có thể đùa cợt với chị – “tự nhủ thầm”
– Hành động: Trò chuyện và nhận làm bố của Xi-mông
1.3. Kết bài:
– Liên hệ bản thân
3. Phân tích tác phẩm Bố của Xi-mông chọn lọc hay nhất:
Nhà văn Mô-pa-xăng là nhà văn nổi tiếng của nước Pháp, tác phẩm Bố của Xi – mông là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của ông viết về tình cảm con người sâu sắc. Câu chuyện kể về cậu bé Xi – mông – đứa trẻ ra đời mà không có tình thương của cha, sống bị bạn bè chê cười và luôn khao khát có được tình cảm của người cha.
Xi-mông là đứa con ngoài giã thú bị cha đẻ của mình bỏ rơi. Mẹ em là thiếu nữ xinh đẹp nhất vùng đã bị lầm lỡ vì tình yêu… Xi – mông và mẹ cùng nhau sống hạnh phúc trong một căn nhà nhỏ quét vôi trắng hết sức sạch sẽ. Người phụ nữ ấy tên là Blăng-sốt, với dáng người cao lớn nhưng xanh xao, phải lao động vô cùng vất vả để nuôi con trước cái nhìn ghẻ lạnh của người đời. Tuổi thơ của cậu bé đáng thương ấy là những chuỗi ngày cô đơn sống trong ngôi nhà lạnh lẽo ấy thiếu đi tình yêu thương của người bố.
Do cuộc sống cực nhọc của hai mẹ con, Xi mông phải lên tám tuổi mới được cắp sách tới trường như bao đứa trẻ khác. Tưởng rằng cuộc sống cô đơn của em sẽ kết thúc khi được cắp sách tới trường chơi cùng đám bạn. Nhưng không, những bất hạnh của em liên tiếp từ đấy xảy ra. Cậu bé bị bạn bè chêu ghẹo, thậm chí còn bị đánh đập khi bị coi thường là đứa trẻ không cha, không có ai dạy bảo. Chắc hẳn, Xi – mông, cậu bé đáng thương ấy đã chịu đựng rất nhiều cũng bởi vậy mà tâm hồn ngây thơ của đứa trẻ lên tám cũng chẳng còn sự hồn nhiên, đáng yêu như đúng với lứa tuổi của mình nữa.
Để rồi, những suy nghĩ tiêu cực về cái chết cứ bủa vây cậu bé, cậu nghĩ rằng chết đi mình sẽ không còn bị bạn bè xỉ nhục không phải sống trong cảnh thiếu thốn tình cha như thế này. Chợt suy nghĩ nảy ra trong đầu, Xi – mông đến một bãi cỏ xanh bên cạnh dòng sông, thiên nhiên và cảnh vật xung quanh đẹp là thế nhưng trong tâm trí cậu bé luôn nghĩ đến rằng mình phải chết, phải kết thúc cuộc sống tồi tệ này.
Khi cậu bé tìm tới một bãi cỏ xanh tươi bên cạnh một dòng sông nhỏ rất nên thơ,Xi – mông nhìn thấy trước mắt em là phong cảnh tuyệt đẹp: những chú ếch đang nhìn em, ánh nắng ấm áp cũng như đang sưởi ấm tâm hồn của em. Xung quanh cảnh vật rất nên thơ ấy tưởng rằng xoa dịu nỗi cô đơn của em ít nhiều nhưng thực tại rằng em vẫn là không có bố. Chính trong lúc tuyệt vọng nhất của cuộc đời, cậu bé ấy luôn khao khát có được một người bố để được yêu thương và điều kỳ diệu của cuộc đời em cũng xuất hiện. Bác Phi – líp từ đâu bước đến với ánh mắt tràn ngập tình thương vỗ về cậu bé, Xi – mông khao khát bác ấy làm bố của mình nếu không em sẽ chết. Sau khi khuyên nhủ, đưa Xi – mông về nhà, những suy nghĩ sai lầm của Bác về mẹ Blang – sốp đã vụt tắt khi nhìn thấy người phụ nữ đáng thương ấy. Và sau những do dự và băn khoăn, người đàn ông cao to ấy đã đồng ý nhận làm cha của Xi – mông. Quả thực, một người đàn ông tràn đầy ấm áp tình thương người.
Những vẻ đẹp ấm áp tình người ấy được nhà văn Guy đơ Mô-pa-xăng thể hiện bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí đặc sắc khi tác giả đã tinh tế nhận ra và thể hiện sắc nét tâm trạng của ba nhân vật trong chuyện: Xi-mông, Blăng-sốt và bác thợ rèn Phi-líp. Hơn tất cả thì tình cảm gia đình, đặc biệt là vai trò của người bố trong quá trình lớn lên của một đứa trẻ. Câu chuyện còn ngợi ca sự đồng cảm, sẻ chia của mọi người với những hoàn cảnh đáng thương trong cuộc sống, ngợi ca tình yêu thương con người.
“Ai có lỗi trong những đau khổ của Xi-mông?” – câu hỏi kết thúc chuyện khiến người đọc phải day dứt khi mỗi nhắc về. Câu hỏi ấy khiến mỗi chúng ta phải tự nhắc nhở bản thân mình đừng bao giờ lấy những nỗi đau khổ của người khác để đem ra làm trò cười. Cũng như nhắc nhở mỗi chúng ta phải biết yêu thương, chia sẻ với những người bất hạnh xung quanh mình đồng thời có thể giúp họ vượt qua những khó khăn bằng sự sẻ chia đầy tình người. “Nơi lạnh nhất không phải Bắc cực mà là nơi có tình yêu thương.”