Để có một bài giảng chất lượng đến học sinh, giáo viên cần soạn cho mình bản kế hoạch môn dạy sao cho chỉnh chu nhất. Dưới đây là 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Địa lý THPT mới nhất.
Mục lục bài viết
- 1 1. Sau khi học bài học, học sinh “làm” được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?
- 2 2. HS sẽ được thực hiện các “hoạt động học” nào trong bài học?
- 3 4. Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, HS sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học, học liệu nào?
- 4 5. HS sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/hiểu) để hình thành kiến thức mới:
- 5 6. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?
- 6 7. Giáo cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh:
- 7 8. Khi thực hiện hoạt động luyện tập/ vận dụng kiến thức mới trong bài học, hs sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/ học liệu nào?
- 8 9. HS sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập, vận dụng kiến thức mới:
- 9 10. Sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là gì?
- 10 11. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh:
1. Sau khi học bài học, học sinh “làm” được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?
Sau khi học xong bài học tìm hiểu về vùng núi Trung du và miền núi Bắc Bộ, kiến thức mà học sinh cần nắm vững được là:
– Trình bày được khái quát vị trí địa lý và khí hậu vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
– Dựa vào Alat Việt Nam, học sinh cần chỉ rõ được vị trí vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trên bản đồ
– Nắm được các thế mạnh cũng như việc phát triển kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
– Nêu được ý nghĩa của việc phát triển kinh tế – xã hội đối với quốc phòng an ninh của vùng vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
– Vận dụng được bài học vào làm các câu hỏi và bài tập giáo viên đưa ra
Để nắm vững được mục tiêu bài học, học sinh cần làm:
Thứ nhất, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, đặc biệt nếu có sự hướng dẫn của giáo viên
Thứ hai, cần năng nổ và hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài
Thứ ba, có sự đầu tư tìm hiểu bài giảng qua nhiều loại tài liệu khác nhau
Thứ tư, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng phục vụ qua trình học tập
2. HS sẽ được thực hiện các “hoạt động học” nào trong bài học?
+ Hoạt động 1: Chuẩn bị Alat Việt Nam tìm hiểu về vị trí địa lý và khí hậu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
+ Hoạt động 2: Tìm hiểu về việc khai thác các thế mạnh cũng như việc phát triển kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
+ Hoạt động 3: Tìm hiểu về ý nghĩa của việc phát triển kinh tế – xã hội đối với quốc phòng an ninh của vùng
– Hoạt động củng cố: giáo viên đưa ra những nhận xét và đánh giá cuối mỗi hoạt động để học sinh nắm bắt được kiến thức.
– Hoạt động vận dụng: biết vận dụng các kiến thức để làm bài tập trên lớp
– Thông qua các hoạt động học trên lớp, giáo viên quan sát những biểu hiện của học sinh từ đó đưa ra những nhận xét về những kỹ năng mà học sinh có thể nắm được:
– Kỹ năng thuyết trình trước đám đông
– Kỹ năng làm bài tập nhóm và hoạt động nhóm
– Kỹ năng chia sẻ ý kiến
– Kỹ năng tự tổng hợp kiến thức
– Kỹ năng xây dựng bài
– Kỹ năng tìm hiểu bài trước khi đến lớp
– Biết cách tự giác học tập
– Kỹ năng biết lắng nghe
4. Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, HS sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học, học liệu nào?
– Atlat địa lí Việt Nam
– Các tài liệu tham khảo phục vụ cho bài giảng
– Sách giáo khoa địa lý 12
5. HS sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/hiểu) để hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng
– Bước 1:
+ Học sinh dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam để xác định vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trên bản đồ.
+ Dựa vào sách giáo khoa Địa lý lớp 12
+ Dựa vào bảng số liệu, thống kê mà thầy cô đã cung cấp
+ Rút ra được những kết luận
+ Nêu đánh giá của bản thân
– Bước 2:
Hoạt động 2: Tìm hiểu về việc khai thác các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
– Bước 1:
+ Dựa vào tư liệu học tập ở phụ lục 1, dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hiểu biết của bản thân và thảo luận với bạn để làm rõ nhận định sau: Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế và các thế mạnh đang ngày càng phát huy.
+ Các nhóm cử các một đại diện lên trình bày kết quả bài tập nhóm trong phiếu bài tập hay trên bảng.
– Bước 2: Các nhóm tiếp tục nêu ra ý kiến nhận xét bài làm của nhóm khác
Hoạt động 3: Tìm hiểu về ý nghĩa của việc phát triển kinh tế – xã hội đối với quốc phòng an ninh của vùng
– Học sinh đưa ra các quan điểm của mình trước lớp sau khi kết thúc các hoạt động trước từ đó đưa ra ý kiến về ý nghĩa của việc phát triển kinh tế – xã hội đối với quốc phòng an ninh của vùng.
– Mỗi học sinh giơ tay đưa ra những ý kiến khác nhau, ý kiến của bạn sau không trùng với ý kiến của bạn trước đó.
6. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng
Học sinh hoạt động theo nhóm (2 người) sau khi thảo luận nhóm theo yêu cầu của giáo viên, đại diện một bạn lên trình bày kết quả làm việc bài tập của nhóm sau đó giáo viên dựa vào đó đưa ra những đánh giá, nhận xét.
Hoạt đông 2: Tìm hiểu về việc khai thác các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
– Phát phiếu bài tập nhóm sau đó giáo viên tổ chức hoạt động nhóm từ (3-4) bạn thực hiện các yêu cầu của đề bài.
– Học sinh trình bày kết quả thảo luận trên giấy đã chuẩn bị sẵn hoặc bảng nhóm mà giáo viên đã cung cấp
– Các nhóm cử đại diện đứng lên để trình bày bài tập nhóm cũng như lắng nghe nhận xét từ phía giáo viên.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về ý nghĩa của việc phát triển kinh tế – xã hội đối với quốc phòng, an ninh của vùng
Thông qua những hoạt động nhóm trên cùng với những kiến thức mà giáo viên đã củng cố, học sinh dựa vào đó tìm ra những ý nghĩa của việc phát triển kinh tế – xã hội đối với quốc phòng, an ninh của vùng. Sau đó giáo viên ghi nhận ý kiến đóng góp của học sinh tù đó rút ra kết luận cuối cùng. Đồng thời đưa ra những đánh giá về thái độ tích cực của học sinh trong buổi học.
7. Giáo cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh:
Giáo viên đưa ra nhận xét, đánh giá về kết quả thực hiện hoạt động để đưa ra những kết luận về kiến thức mới của học sinh.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khí hậu và vị trí địa lý của vùng đồng bằng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Giáo viên đưa cho học sinh phiếu bài tập nhóm, sau khi học sinh hoàn thành, giáo viên đưa ra việc kết luận về khí hậu, vị trí địa lý cũng như những thuận lợi và khó khăn ở vùng miền này.
Hoạt đông 2: Tìm hiểu về việc khai thác các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Giáo viên tiếp tục tổ chức cho các bạn học sinh hoạt động theo nhóm. Nhìn vào Alat Việt Nam kết hợp với sách giáo khoa để tìm ra yêu cầu giáo viên đưa ra. Giáo viên sau khi nhận được kết quả làm bài tập nhóm của các bạn thì đưa ra những lời nhận xét, đánh giá cuối cùng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về ý nghĩa của việc phát triển kinh tế – xã hội đối với quốc phòng, an ninh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Giáo viên khuyến khích học sinh trình bày ý kiến cá nhân trước lớp về ý nghĩa của việc phát triển kinh tế – xã hội đối với an ninh quốc phòng của vùng. Sau khi lắng nghe cái ý kiến từ phía học sinh, giáo viên nội dung hóa các ý nghĩa của việc phát triển kinh tế – xã hội đối với an ninh quốc phòng như: khóa bỏ khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng miền, phát triển đời sống nhân dân, khuyến khích sản xuất,…
8. Khi thực hiện hoạt động luyện tập/ vận dụng kiến thức mới trong bài học, hs sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/ học liệu nào?
– Atlat địa lí Việt Nam
– Sách giáo khoa Địa lí 12
– Tài liệu tham khảo khác phục vụ cho bài học
9. HS sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập, vận dụng kiến thức mới:
– Alat Việt Nam
– Đọc tư liệu học tập
– Làm sản phẩm của nhóm
10. Sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là gì?
– Bảng bài tập nhóm hoặc Sơ đồ tư duy.
11. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh:
Hoạt động củng cố:
Cuối giờ, giáo viên chuẩn bị những câu hỏi trắc nghiệm để củng cố lại kiến thức cho học sinh bằng cách hỏi và cho học sinh trả lời
Hoạt động vận dụng:
Giáo viên chuẩn bị bài tập vận dụng giúp học sinh vận dụng được kiến thức đã học để làm phiếu bài tập hoặc câu hỏi trắc nhiệm khoanh
– Chú ý: Giáo viên chỉ là người đưa ra những câu hỏi và gợi ý để giúp học sinh trả lời câu hỏi bằng chính khả năng vận dụng của mình.