Trong những năm vừa qua, dưới sự tác động mạnh mẽ của hiện tượng biến đổi khí hậu, thiên tai đã và đang ngày càng diễn biến vô cùng phức tạp, bất thường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về vấn đề công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai?
Mục lục bài viết
1. Quy định về công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai:
Trước hết, trong quá trình công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai, cần phải thực hiện theo một số nội dung nhất định. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 12 của Nghị định 66/2021/NĐ-CP, có quy định về nội dung quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai. Theo đó, nội dung quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai bao gồm một số thông tin cơ bản như sau:
-
Diễn biến của thiên tai, phạm vi ảnh hưởng của thiên tai, sự cố;
-
Sự cố công trình phòng chống thiên tai, sự cố công trình xây dựng ảnh hưởng do thiên tai gây ra;
-
Mức độ hư hỏng đối với công trình xây dựng do thiên tai gây ra;
-
Thiệt hại, nguy cơ gây thiệt hại có thể xảy ra trên thực tế, đặc biệt là những thiệt hại liên quan đến an toàn về người khi xảy ra tình huống khẩn cấp về thiên tai;
-
Các biện pháp khẩn cấp cần phải áp dụng ngay lập tức để ứng phó kịp thời, khắc phục hậu quả nhằm mục đích ngăn chặn, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra hoặc sự cố công trình xây dựng gây ra;
-
Phân công trách nhiệm, nghĩa vụ cho các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện ứng phó, khắc phục hậu quả khi xảy ra tình huống khẩn cấp về thiên tai.
2. Thẩm quyền và trình tự công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố là cá nhân có thẩm quyền ra quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xảy ra trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố thuộc phạm vi quản lý của mình. Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ cấp tỉnh, thành phố và các cơ quan chuyên môn khác cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ tham mưu cho chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố ban hành tình huống khẩn cấp về thiên tai;
-
Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ là chủ thể có thẩm quyền ra quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xảy ra đối với các công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng thuộc phạm vi quản lý của mình. Ban chỉ huy phòng chống thiên tai, lực lượng tìm kiếm cứu nạn cứu hộ và các cơ quan chuyên môn trực thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ tham mưu cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành tình huống khẩn cấp về thiên tai;
-
Trong trường hợp thiên tai nghiêm trọng xảy ra trên phạm vi diện rộng, vượt quá khả năng ứng phó và khắc phục hậu quả của các Bộ, ban ngành, địa phương thì Ban chỉ đạo cấp quốc gia về phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn cứu hộ cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ tham mưu, đưa ra một số phương án đề xuất cho Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành tình huống khẩn cấp về thiên tai;
-
Căn cứ vào diễn biến thiên tai, căn cứ vào kết quả khắc phục sự cố thiên tai, cơ quan tham mưu trình lên cá nhân có thẩm quyền ban hành quyết định công bố kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai;
-
Trách nhiệm, nghĩa vụ ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trong tình huống khẩn cấp được thực hiện theo nội dung sau: Thực hiện theo nguyên tắc được quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10 của Nghị định 66/2021/NĐ-CP và theo nội dung phân công tại Quyết định công bố tình huống khẩn cấp. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ cần phải phối hợp, liên kết với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quá trình chuẩn bị lực lượng, trang thiết bị vật tư, phương tiện để ứng phó với tình huống khẩn cấp về thiên tai thuộc phạm vi ngành nghề, lĩnh vực quản lý của mình.
3. Cơ quan nào có nhiệm vụ công bố sách trắng về phòng chống thiên tai hàng năm?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 25 của Nghị định 66/2021/NĐ-CP, có quy định về cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai. Theo đó, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai có một số nhiệm vụ cơ bản như sau:
-
Chỉ đạo, đôn đốc trong quá trình xây dựng, thực hiện kế hoạch, chiến lược cấp quốc gia, chính sách và pháp luật về phòng chống thiên tai;
-
Chủ trì và hướng dẫn quá trình xây dựng phương án ứng phó với thiên tai;
-
Chỉ đạo, điều phối ứng phó thiên tai, khắc phục hậu quả của thiên tai trên phạm vi toàn quốc, chỉ đạo ứng phó rủi ro thiên tai cấp độ 03, tham mưu và đưa ra phương án đề xuất chỉ đạo ứng phó rủi ro đối với thiên tai cấp độ 04 và thiên tai cấp độ 05; điều phối, hỗ trợ, chỉ đạo các địa phương, ban ngành ứng phó đối với rủi ro thiên tai cấp độ 01, rủi ro thiên tai cấp độ 02 khi nhận thấy có diễn biến phức tạp, nguy cơ gây ra hậu quả lớn hoặc hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
-
Căn cứ vào diễn biến, tình hình thiên tai trên thực tế, quyết định đưa ra một số biện pháp cấp bách, huy động những nguồn lực cần thiết của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân khác để ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng chống thiên tai và theo quy định tại Nghị định 66/2021/NĐ-CP;
-
Chỉ đạo công tác thống kê thiệt hại của thiên tai, nhu cầu hỗ trợ khẩn cấp do thiên tai gây ra, phục hồi và tái thiết hậu quả thiên tai tại các địa phương;
-
Tổng hợp, xem xét, đề xuất chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành một số biện pháp phù hợp, sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cùng với những nguồn lực hợp pháp khác để phục vụ cho hoạt động ứng phó khẩn cấp với tình hình thiên tai, khắc phục hậu quả thiên tai trong phạm vi địa bàn cả nước;
-
Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ban ngành, địa phương thực hiện hoạt động phòng chống thiên tai sao cho phù hợp với quy định của pháp luật;
-
Chỉ đạo và tổ chức huấn luyện, diễn tập, đào tạo, tập huấn cho các lực lượng tham gia hoạt động phòng chống thiên tai; chỉ đạo, triển khai và tổ chức thực hiện một số giải pháp cần thiết nhằm mục tiêu từng bước nâng cao năng lực dân sự trong hoạt động ứng phó thiên tai;
-
Chỉ đạo và tổ chức thực hiện tăng cường cơ sở vật chất, các trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện vật tư, chuyên dùng; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động hỗ trợ, tham mưu, đưa ra phương án đề xuất, quyết định chỉ đạo điều hành phòng chống thiên tai tại các cấp, các Bộ/ban ngành khác nhau;
-
Tổ chức hoạt động kêu gọi, tiếp nhận, triển khai các khoản tiền hỗ trợ khẩn cấp trong nước và quốc tế, đặc biệt là trong các tình huống khẩn cấp về thiên tai;
-
Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, thanh tra, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện những nguồn lực hỗ trợ, báo cáo bằng văn bản đến Thủ tướng Chính phủ;
-
Chỉ đạo và tổ chức xây dựng giấy tờ, tài liệu, hướng dẫn, tập huấn, phổ biến, tuyên truyền, truyền thông thông qua các nền tảng mạng xã hội, từ đó nâng cao nhận thức cộng đồng về hoạt động phòng chống thiên tai hằng năm;
-
Hướng dẫn hoạt động cho lực lượng xung kích trong quá trình phòng chống thiên tai tại cấp cơ sở;
-
Tham mưu cho thủ trưởng chính phủ trong quá trình thành lập Ban chỉ đạo tiền phương để trực tiếp chỉ đạo điều hành hiện trường khu vực có ảnh hưởng của thiên tai trong một số tình huống đặc biệt;
-
Chủ trì hoạt động xây dựng, công bố danh sách trắng về phòng chống thiên tai hằng năm;
-
Chỉ đạo và xây dựng kế hoạch hoạt động, kinh phí đảm bảo để thực hiện một số nhiệm vụ định kỳ hằng năm.
Như vậy, nhiệm vụ công bố sách trắng về hoạt động phòng chống thiên tai hằng năm thuộc về Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai.
THAM KHẢO THÊM: