Đánh giá, phân loại học sinh tiểu học mới theo Thông tư 22 được quy định như thế nào? Đây là câu hỏi được quan tâm của rất nhiều bạn đọc. Bài viết dưới đây của chúng minh sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ nội dung trên. Cùng tham khảo nhé.
Mục lục bài viết
1. Đánh giá học sinh tiểu học là gì?
Theo Khoản 1 Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/BGDĐT, đánh giá học sinh tiểu học là quá trình thu thập, xử lý thông tin thông qua các hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; Diễn giải các thông tin định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực của học sinh tiểu học.
Theo đó, đánh giá học sinh tiểu học bao gồm đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ.
Đánh giá thường xuyên là hoạt động đánh giá diễn ra trong quá trình thực hiện hoạt động dạy học theo yêu cầu cần đáp ứng và thể hiện cụ thể các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và một số biểu hiện, kiến thức và năng lực thực tế của học sinh. Đánh giá thường xuyên cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và học sinh, kịp thời điều chỉnh quá trình dạy học, hỗ trợ và thúc đẩy học sinh tiến bộ, hướng tới mục tiêu giáo dục tiểu học.
Đánh giá định kỳ là đánh giá kết quả giáo dục của học sinh sau một thời gian học tập, rèn luyện, xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học sinh theo các yêu cầu cần đạt và kết quả hoạt động cụ thể. về năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục có tính quy luật trong chương trình giáo dục phổ thông tiểu học và sự hình thành, phát triển khoa học phẩm chất, năng lực học sinh.
2. Đánh giá, phân loại học sinh tiểu học mới theo Thông tư 22:
2.1. Đánh giá xếp loại học lực:
Đánh giá bằng điểm số
1. Các môn học đánh giá bằng điểm số gồm: Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử và Địa lý, Tiếng nước ngoài, Tiếng dân tộc, Tin học và các nội dung tự chọn.
2. Các môn học đánh giá bằng điểm số cho điểm từ 1 đến 10, không cho điểm 0 và điểm thập phân ở các lần kiểm tra.
Đánh giá bằng nhận xét
1. Các môn học đánh giá bằng nhận xét gồm:
a) Ở các lớp 1, 2, 3: Đạo đức, Thể dục, Tự nhiên và Xã hội, Nghệ thuật.
b) Ở các lớp 4, 5: Đạo đức, Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật, Kỹ thuật.
2. Các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá theo hai mức:
a) Loại Hoàn thành (A): đạt được yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng của môn học, đạt được từ 50% số nhận xét trở lên trong từng học kỳ hay cả năm học. Những học sinh đạt loại Hoàn thành nhưng có biểu hiện rõ về năng lực học tập môn học, đạt 100% số nhận xét trong từng học kỳ hay cả năm học được giáo viên đánh giá là Hoàn thành tốt (A+) và ghi nhận xét cụ thể trong học bạ để nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng.
b) Loại Chưa hoàn thành (B): chưa đạt những yêu cầu theo quy định, đạt dưới 50% số nhận xét trong từng học kỳ hay cả năm học.
Việc đánh giá bằng nhận xét cần nhẹ nhàng, không tạo áp lực cho cả giáo viên và học sinh. Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét cần quan niệm là sự khơi dậy tiềm năng học tập của học sinh.
2.2. Đánh giá thường xuyên:
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT được sửa đổi tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư
Theo đó, khi đánh giá thường xuyên về học tập, giáo viên cần dùng lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời. Trong đánh giá thường xuyên về năng lực, phẩm chất thì giáo viên sẽ căn cứ vào các biểu hiện về nhận thức, kĩ năng, thái độ của học sinh ở từng năng lực, phẩm chất để nhận xét, có biện pháp giúp đỡ kịp thời.
Về học tập:
– GV dùng lời nói chỉ ra cho HS biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của HS khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời;
– HS tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn;
– Khuyến khích cha mẹ HS trao đổi với GV về các nhận xét, đánh giá HS bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với GV động viên, giúp đỡ HS học tập, rèn luyện.
Về năng lực, phẩm chất:
– GV căn cứ vào các biểu hiện về nhận thức, kĩ năng, thái độ của HS ở từng năng lực, phẩm chất để nhận xét, có biện pháp giúp đỡ kịp thời;
– HS được tự nhận xét và được tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn về những biểu hiện của từng năng lực, phẩm chất để hoàn thiện bản thân;
– Khuyến khích cha mẹ HS trao đổi, phối hợp với GV động viên, giúp đỡ HS rèn luyện và phát triển năng lực, phẩm chất.
2.3. Đánh giá định kỳ:
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT được sửa đổi tại Khoản 4 Điều 1 Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT, đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục của học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh so với chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
Đánh giá định kì về học tập
– Vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, GV căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và chuẩn kiến thức, kĩ năng để đánh giá HS đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:
· Hoàn thành tốt: Thực hiện tốt các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
· Hoàn thành: Thực hiện được các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
· Chưa hoàn thành: Chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục.
– Vào cuối học kì I và cuối năm học, đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc có bài kiểm tra định kì.
Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kì môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kì I và giữa học kì II.
– Đề kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:
· Mức 1: Nhận biết, nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học;
· Mức 2: Hiểu kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày, giải thích được kiến thức theo cách hiểu của cá nhân;
· Mức 3: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống;
· Mức 4: Vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt.
– Bài kiểm tra được GV sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang 10 điểm, không cho điểm 0, không cho điểm thập phân và được trả lại cho HS. Điểm của bài kiểm tra định kì không dùng để so sánh HS này với HS khác. Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kì I và cuối năm học bất thường so với đánh giá thường xuyên, GV đề xuất với nhà trường có thể cho HS làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của HS.
Đánh giá định kì về năng lực, phẩm chất
– Vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, GV chủ nhiệm căn cứ vào các biểu hiện liên quan đến nhận thức, kĩ năng, thái độ trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng năng lực, phẩm chất của mỗi HS, tổng hợp theo các mức sau:
+ Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên;
+ Đạt: Đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên.
+ Cần cố gắng: Chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ.
2.4. Hồ sơ và tổng hợp kết quả đánh giá:
– Hồ sơ đánh giá gồm:
– Học bạ;
– Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp.
– Giữa học kì và cuối học kì, GV ghi kết quả đánh giá giáo dục của HS vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của các lớp được lưu giữ tại nhà trường theo quy định.
– Cuối năm học, GV chủ nhiệm ghi kết quả đánh giá giáo dục của HS vào Học bạ. Học bạ được nhà trường lưu giữ trong suốt thời gian HS học tại trường, được giao cho HS khi hoàn thành chương trình tiểu học hoặc đi học trường khác.
2.5. Xét hoàn thành chương trình lớp học, chương trình tiểu học:
Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 30/2014/TT-BGDDT được sửa đổi tại Khoản 7 Điều 1 Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT, học sinh được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học phải đạt các điều kiện sau:
– HS được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học phải đạt các điều kiện sau:
– Đánh giá định kì về học tập cuối năm học của từng môn học và hoạt động giáo dục: Hoàn thành tốt hoặc Hoàn thành;
– Đánh giá định kì về từng năng lực và phẩm chất cuối năm học: Tốt hoặc Đạt;
– Bài kiểm tra định kì cuối năm học của các môn học đạt điểm 5 trở lên.
– Đối với HS chưa được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học, GV lập kế hoạch, hướng dẫn, giúp đỡ; đánh giá bổ sung để xét hoàn thành chương trình lớp học;
– Đối với HS đã được hướng dẫn, giúp đỡ mà vẫn chưa đủ điều kiện hoàn thành chương trình lớp học, tùy theo mức độ chưa hoàn thành ở các môn học, hoạt động giáo dục, mức độ hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất, GV lập danh sách báo cáo hiệu trưởng xem xét, quyết định việc lên lớp hoặc ở lại lớp.
– Những học sinh hoàn thành chương trình lớp 5 được xác nhận và ghi vào học bạ: Hoàn thành chương trình tiểu học.
2.6. Khen thưởng:
– HS hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện: kết quả đánh giá các môn học đạt Hoàn thành tốt, các năng lực, phẩm chất đạt Tốt; bài kiểm tra định kì cuối năm học các môn học đạt 9 điểm trở lên;
– Học sinh có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc về ít nhất một môn học hoặc ít nhất một năng lực, phẩm chất được GV giới thiệu và tập thể lớp công nhận.
3. Lộ trình áp dụng việc đánh giá học sinh tiểu học mới nhất:
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh tiểu học được thực hiện theo lộ trình như sau:
– Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.
– Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2.
– Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3.
– Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4.
– Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5.