Đông Nam Á nằm ở phía đông nam châu Á và giáp biên giới với châu Á lục địa, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Khu vực này có vị trí địa chính trị rất quan trọng, để hiểu rõ hơn về trị trí của Đông Nam Á, mời các bạn tham khảo bài viết Đông Nam Á có vị trí địa chính trị rất quan trọng vì?
Mục lục bài viết
1. Đông Nam Á có vị trí địa chính trị rất quan trọng vì?
A. Tập trung rất nhiều loại khoáng sản và khí hậu thuận lợi.
B. Là nơi đông dân nhất thế giới, nhiều thành phần dân tộc.
C. Nơi tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối hai lục địa.
D. Nền kinh tế phát triển mạnh và giàu có nguồn tài nguyên.
Đáp án: Chọn C
Hướng dẫn lời giải: Đông Nam Á có vị trí địa – chính trị rất quan trọng vì khu vực này là nơi tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối hai lục địa và là nơi các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng.
2. Vị trí địa chính trị của khu vực Đông Nam Á
Đông Nam Á nằm ở phía đông nam châu Á và giáp biên giới với châu Á lục địa, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Khu vực này nằm giữa kinh độ 92 độ Đông và 142 độ Đông và vĩ độ 6 độ Bắc và 20 độ Bắc.
Đông Nam Á nằm ở giữa Đông Á và Nam Á và được chia thành hai vùng địa lý chính:
Đông Nam Á đại lục: Bao gồm đất liền và đảo lớn chủ yếu nằm trong lục địa Đông Nam Á. Các nước như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và Myanmar nằm trong khu vực này. Đây là khu vực núi non và sông ngòi phong phú, với sự hiện diện của dãy núi Himalaya và dãy núi Annamite.
Đông Nam Á quần đảo: Gồm nhiều quần đảo và quần đảo lớn như Indonesia, Philippines, Malaysia, Brunei và Đông Timor. Khu vực này nổi tiếng với động đất và hoạt động núi lửa, và có nhiều bãi biển, rừng nhiệt đới và rạn san hô.
Đông Nam Á có địa hình đa dạng, từ núi non đến đồng bằng, từ rừng nhiệt đới đến sa mạc, và từ vùng núi cao đến bờ biển dài. Khu vực này cũng có nhiều sông lớn, hồ và vịnh, tạo điều kiện thuận lợi cho nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng sinh học.
3. Bài tập vận dụng liên quan có đáp án:
Câu 1. Khu vực Đông Nam Á bao gồm
A. 12 quốc gia.
B. 11 quốc gia.
C. 10 quốc gia.
D. 21 quốc gia.
Đáp án: B
Câu 2. Đông Nam Á tiếp giáp với các đại dương nào dưới đây?
A. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
D. Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.
Đáp án: B
Câu 3. Phần đất liền của khu vực Đông Nam Á mang tên là
A. Bán đảo Đông Dương.
B. Bán đảo Mã Lai.
C. Bán đảo Trung – Ấn.
D. Bán đảo Tiểu Á.
Đáp án: C
Giải thích : Các nước Đông Nam Á lục địa nằm giữa Trung Quốc và Ấn Độ nên còn có tên gọi khác là Bán đảo Trung – Ấn.
Câu 4. Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á lục địa?
A. Ma-lai-xi-a.
B. Xin-ga-po.
C. Thái Lan.
D. In-đô-nê-xi-a.
Đáp án: C
Giải thích : Các nước Đông Nam Á lục địa gồm có Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar.
Câu 5. Đông Nam Á có vị trí địa – chính trị rất quan trọng vì
A. Khu vực này tập trung rất nhiều loại khoáng sản.
B. Là nơi đông dân nhất thế giới, tập trung nhiều thành phần dân tộc.
C. Nền kinh tế phát triển mạnh và đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
D. Là nơi tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối hai lục địa và là nơi các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng.
Đáp án: D
Câu 6. Phần lớn Đông Nam Á lục địa có khí hậu
A. Xích đạo.
B. Cận nhiệt đới.
C. Ôn đới.
D. Nhiệt đới gió mùa.
Đáp án: D
Câu 7. Một phần lãnh thổ của quốc gia nào ở Đông Nam Á vẫn có mùa đông lạnh?
A. Phía bắc Mi-an-ma.
B. Phía nam Việt Nam.
C. Phía bắc của Lào.
D. Phía bắc Phi-lip-pin.
Đáp án: A
Câu 8. Đông Nam Á biển đảo có dạng địa hình chủ yếu nào?
A. Đồng bằng châu thổ rộng lớn.
B. Núi và cao nguyên.
C. Các thung lũng rộng.
D. Đồi, núi và núi lửa.
Đáp án: D
Câu 9. Đảo lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á và lớn thứ ba trên thế giới là
A. Gia-va.
B. Lu-xôn.
C. Xu-ma-tra
D. Ca-li-man-tan.
Đáp án: D
Giải thích : Đảo Ca-li-man-tan là đảo lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á và lớn thứ 3 thế giới, sau Đảo Greenland và đảo New Guinea.
Câu 10. Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đông Nam Á là
A. Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc.
B. Vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng (trừ Lào).
C. Hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh thực sự.
D. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế và có sự phân hóa của khí hậu.
Đáp án: A
Câu 11. Một trong những lợi thế của hầu hết các nước Đông Nam Á là
A. Phát triển thủy điện.
B. Phát triển lâm nghiệp.
C. Phát triển kinh tế biển.
D. Phát triển chăn nuôi.
Đáp án: C
Câu 12. Các nước Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản vì
A. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.
B. Có nhiều kiểu, dạng địa hình.
C. Nằm trong vành đai sinh khoáng.
D. Nằm kề sát vành đai núi lửa Thái Bình Dương.
Đáp án: C
Câu 13. Hai biểu đồ trên thể hiện
A. Nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm tại Pa-đăng và Y-an-gun.
B. Nhiệt độ và lượng mưa tại Pa-đăng và Y-an-gun.
C. Khí hậu tại Pa-đăng và Y-an-gun.
D. Biên độ nhiệt độ tại Pa-đăng và Y-an-gun.
Đáp án: B
Giải thích : Căn cứ vào biểu đồ và bảng chú giải, ta thấy hai biểu đồ đã cho là biểu đồ kết hợp giữa cột và đường thể hiện nhiệt độ và lượng mưa tại Pa-đăng và Y-an-gun.
Câu 14. Địa điểm Y-an-gun có kiểu khí hậu
A. Nhiệt đới gió mùa.
B. Cận xích đạo.
C. Ôn đới gió mùa.
D. Nhiệt đới khô.
Đáp án: A
Giải thích : Căn cứ vào biểu đồ, đặc biệt là lượng mưa và nhiệt độ, ta thấy biểu đồ Y-an-gun thể hiện kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa (lương mưa có sự phân mùa hết sức rõ rệt, mưa lớn từ tháng 5 – tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau).
Câu 15. Địa điểm Pa-đăng có khí hậu
A. Ôn đới.
B. Cận nhiệt đới.
C. Nhiệt đới.
D. Xích đạo.
Đáp án: D
Giải thích : Căn cứ vào biểu đồ, đặc biệt là lượng mưa và nhiệt độ, ta thấy biểu đồ Y-an-gun thể hiện kiểu khí hậu xích đạo (lương mưa lớn và phân bố đều trong năm, nhiệt độ luôn cao trên 25độC).
Cho bảng số liệu:
Dựa vào bảng số liệu, trả lời các câu hỏi từ 17 đến 21:
Câu 16. Mật độ dân số khu vực Đông Nam Á năm 2015 là
A. 150 người/km2.
B.126 người/km2.
C. 139 người/km2.
D.277 người/km2.
Câu 17. Quốc gia có mật độ dân số cao nhất là
A. Xin-ga-po.
B.Việt Nam.
C. Phi-lip-pin.
D.In-đô-nê-xi-a.
Đáp án: A
Giải thích : Một số nước có mật độ dân số cao nhất ở Đông Nam Á là: Xin-ga-po 7857 người/km2, Phi-lip-pin 343 người/ km2, Việt Nam 277 người/km2, In-đô-nê-xi-a 134 người/km2,… Lào là quốc gia có mật độ dân số thấp nhất, 29 người/km2, Bru-nây 69 người/km2, Cam-pu-chia 85 người/km2.
Câu 18. Quốc gia có mật độ dân số thấp nhất là
A. Lào.
B.Đông Ti-mo.
C. Mi-an-ma.
D.Thái Lan.
Đáp án: A
Giải thích : Xin-ga-po 7857 người/km2 là quốc gia có mật dộ dân số cao nhất khu vực Đông Nam Á và Lào là quốc gia có mật độ dân số thấp nhất, 29 người/km2 (Bru-nây 69 người/km2, Cam-pu-chia 85 người/km2).
Câu 19. Diện tích và số dân của Việt Nam lần lượt chiếm tỉ lệ phần trăm trong tổng diện tích và số dân khu vực Đông Nam Á năm 2015 là
A. 11,4% và 10,4%.
B.7,4% và 14,6%.
C. 15,0% và 8,3%
D.42,4% và 40,7%.
Đáp án: B
Giải thích : Diện tích và số dân của Việt Nam lần lượt chiếm tỉ lệ phần trăm trong tổng diện tích và số dân khu vực Đông Nam Á năm 2015 là 7,4% (331/4501,6×100) và 14,6% (91,7/627,8×100).
Câu 20. Quốc gia có tỉ lệ dân thành thị cao nhất là
A. Việt Nam.
B.Phi-lip-pin.
C. In-đô-nê-xi-a.
D.Xin-ga-po.
Đáp án: D
Giải thích : Ba quốc gia có tỉ lệ dân thành thị cao nhất là Xin-ga-po (100%), Bru-nây (77%) và May-lay-xi-a (74%).
Câu 21. Dân cư Đông Nam Á phân bố không đều, thể hiện ở
A. Mật độ dân số cao hơn mức trung bình của toàn thế giới.
B. Dân cư tập trung đông ở Đông Nam Á lục địa, thưa ở Đông Nam Á biển đảo.
C. Dân cư tập trung đông ở đồng bằng châu thổ của các sông lớn, vùng ven biển.
D. Dân cư thưa thớt ở một số vùng đất đỏ badan.
Đáp án: C
Câu 22. Một trong những hạn chế lớn của lao động các nước Đông Nam Á là
A. Lao động trẻ, thiếu kinh nghiệm.
B. Thiếu lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao.
C. Lao động không cần cù, siêng năng.
D. Thiếu sự dẻo dai, năng động.
Đáp án: B
Câu 23. Đông Nam Á có truyền thống văn hóa phong phú, đa dạng là do
A. Có số dân đông, nhiều quốc gia.
B. Nằm tiếp giáp giữa các đại dương lớn.
C. Vị trí cầu nối giữa lục địa Á – Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a.
D. Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn.
Đáp án: D
THAM KHẢO THÊM: