Đông Nam Á kéo dài từ khoảng vĩ độ 28°B đến khoảng vĩ độ 10°N, nằm ở phía đông nam châu Á, trong khu vực nội chí tuyến và trong khu vực hoạt động của gió mùa và nằm trên con đường biển quốc tế từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương. Để hiểu rõ hơn, mời bạn tham khảo bài viết Đông Nam Á là cầu nối giữa hai châu lục nào?
Mục lục bài viết
1. Đông Nam Á là cầu nối giữa hai châu lục nào?
A. Châu Á – Châu Phi.
B. Châu Á – Châu Mỹ.
C. Châu Á – Châu Âu.
D. Châu Á – Châu Đại Dương.
Đáp án: Chọn D
Hướng dẫn lời giải: Dựa vào SGK Địa lí 11 trang 98 nhận thấy Đông Nam Á tiếp giáp Ấn độ dương và Thái Bình Dương và nằm ở vị trí cầu nồi giữa Châu Á – Châu Đại Dương.
2. Vị trí địa lý của khu vực Đông Nam Á:
* Phạm vi lãnh thổ
– Kéo dài từ 10º Nam đến 28º Bắc và 92º Đông đến 152º Đông;
– Bao gồm 11 quốc gia: hệ thống bán đảo, đảo và quần đảo đan xen biển và vịnh phức tạp;
– Diện tích: 4,5 triệu km2
– Đông Nam Á được chia thành 2 khu vực địa lý:
Đông Nam Á lục địa
Đông Nam Á hải đảo
* Vị trí địa lý
– Đông Nam Á kéo dài từ khoảng vĩ độ 28°B đến khoảng vĩ độ 10°N, nằm ở phía đông nam châu Á, trong khu vực nội chí tuyến và trong khu vực hoạt động của gió mùa.
– Đông Nam Á có vị trí đặc biệt quan trọng, nằm trên con đường biển quốc tế từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương; là cầu nối châu Âu, châu Phi, khu vực Nam Á với khu vực Đông Á; nối lục địa Á – Âu với Ô-xtrây-li-a.
– Đông Nam Á nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động châu Á – Thái Bình Dương, ở nơi giao thoa của các vành đai sinh khoáng lớn, các luồng sinh vật và các nền văn hóa lớn.
– Là nơi có các tuyến đường biển quốc tế quan trọng đi qua và là nơi giao thoa của các nền văn hoá lớn trên thế giới.
* Ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với việc phát triển kinh tế – xã hội của khu vực
– Thuận lợi: Các quốc gia Đông Nam Á đều giáp biển (trừ Lào) nên thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các nước trong khu vực và trên thế giới bằng đường biển và phát triển ngành kinh tế biển: Giao thông vận tải đường biển, du lịch biển, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, khai thác khoáng sản biến.
– Khó khăn:
+ Các thiên tai tự nhiên thường xảy ra như: bão, sóng thần, động đất,… gây thiệt hại lớn về người và của cho các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước Đông Nam Á hải đảo.
+ Khu vực Đông Nam Á nằm gần các nước có nền kinh tế phát triển mạnh như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ,… nên gặp khó khăn trong cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
3. Bài tập vận dụng có đáp án:
Câu 1. Đông Nam Á tiếp giáp với các đại dương nào sau đây?
A. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
B. Đại Tây Dương và Nam Đại Dương.
C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
D. Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.
Chọn A
Khu vực Đông Nam Á nằm ở phía đông nam của châu Á, phía bắc giáp khu vực Đông Á, phía tây giáp khu vực Nam Á và vịnh Ben-gan, phía đông giáp Thái Bình Dương, phía nam giáp Ô-xtrây-li-a và Ấn Độ Dương.
Câu 2. Đông Nam Á là cầu nối lục địa
A. Á – Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a.
B. Phi với lục địa Ô-xtrây-li-a.
C. Nam Mĩ với lục địa Ô-xtrây-li-a.
D. Phi với lục địa Á – Âu.
Chọn A
Đông Nam Á có vị trí đặc biệt quan trọng, nằm trên con đường biển quốc tế từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương; là cầu nối châu Âu, châu Phi, khu vực Nam Á với khu vực Đông Á; nối lục địa Á – Âu với Ô-xtrây-li-a.
Câu 3. Khu vực Đông Nam Á bao gồm có
A. 12 quốc gia.
B. 11 quốc gia.
C. 10 quốc gia.
D. 13 quốc gia.
Chọn B
Đông Nam Á nằm ở phía đông nam châu Á, có diện tích khoảng 4,5 triệu km2, bao gồm 11 quốc gia thuộc Đông Nam Á lục địa (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma) và Đông Nam Á hải đảo (Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-lip-pin và Ti-mo Lét-xtê).
Câu 4. Khu vực Đông Nam Á có điều kiện tự nhiên nào sau đây thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới?
A. Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc.
B. Vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng, tài nguyên biển giàu có khoáng sản.
C. Hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh, khí hậu phân hóa đa dạng.
D. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế nhưng chủ yếu đổi núi thấp, nhiều sông lớn.
Chọn A
Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đông Nam Á là khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú và mạng lưới sông ngòi dày đặc.
Câu 5. Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á lục địa?
A. Xin-ga-po.
B. Ma-lai-xi-a.
C. Thái Lan.
D. Phi-lip-pin.
Chọn C
Đông Nam Á nằm ở phía đông nam châu Á, có diện tích khoảng 4,5 triệu km2, bao gồm 11 quốc gia thuộc Đông Nam Á lục địa (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma) và Đông Nam Á hải đảo (Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-lip-pin và Ti-mo Lét-xtê).
Câu 6. Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á hải đảo?
A. Việt Nam.
B. Cam-pu-chia.
C. Xin-ga-po.
D. Mi-an-ma.
Chọn C
Đông Nam Á nằm ở phía đông nam châu Á, có diện tích khoảng 4,5 triệu km2, bao gồm 11 quốc gia thuộc Đông Nam Á lục địa (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma) và Đông Nam Á hải đảo (Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-lip-pin và Ti-mo Lét-xtê).
Câu 7. Một phần lãnh thổ của quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á vẫn có mùa đông lạnh?
A. Phía nam Việt Nam, phía nam Lào.
B. Phía bắc của Lào, phía bắc Mi-an-ma.
C. Phía bắc Mi-an-ma, phía bắc Việt Nam.
D. Phía bắc Phi-lip-pin, phía nam Việt Nam.
Chọn C
Một phần lãnh thổ phía bắc Mi-an-ma, phía bắc Việt Nam ở Đông Nam Á vẫn có mùa đông lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ đại lục Trung Quốc thổi về.
Câu 8. Phần lớn Đông Nam Á lục địa có khí hậu
A. cận xích đạo.
B. cận nhiệt đới.
C. ôn đới lục địa.
D. nhiệt đới gió mùa.
Chọn D
Khí hậu Đông Nam Á phân hóa đa dạng với nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau. Phần lớn Đông Nam Á lục địa và phần lớn lãnh thổ Phi-líp-pin có khí hậu nhiệt đới với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa đông lạnh và khô; mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều.
Câu 9. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ dân cư ở Đông Nam Á phân bố không đều?
A. Dân cư tập trung đông ở Đông Nam Á lục địa, thưa ở Đông Nam Á biển đảo.
B. Mật độ dân số cao hơn mức trung bình của toàn thế giới và ở một số khu vực.
C. Dân cư tập trung đông ở đồng bằng châu thổ của các sông lớn, vùng ven biển.
D. Dân cư thưa thớt ở một số vùng đất đỏ badan, đặc biệt là ở Việt Nam và Lào.
Chọn C
Dân cư Đông Nam Á phân bố không đều, thể hiện ở việc dân cư tập trung đông ở đồng bằng châu thổ của các sông lớn, vùng ven biển và thưa thớt ở vùng núi, vùng sâu vùng xa, hải đảo,…
Câu 10. Phần đất liền của khu vực Đông Nam Á mang tên là
A. bán đảo Đông Dương.
B. bán đảo Mã Lai.
C. bán đảo Trung – Ấn.
D. bán đảo Tiểu Á.
Chọn C
Các nước Đông Nam Á lục địa nằm giữa Trung Quốc và Ấn Độ nên còn có tên gọi khác là Bán đảo Trung – Ấn.
Câu 11. Một phần lãnh thổ của quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á vẫn có mùa đông lạnh?
A. Phía bắc Mi-an-ma.
B. Phía nam Việt Nam.
C. Phía bắc của Lào.
D. Phía bắc Phi-lip-pin.
Chọn A
Một phần lãnh thổ phía bắc Mi-an-ma, phía bắc Việt Nam ở Đông Nam Á vẫn có mùa đông lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ đại lục Trung Quốc thổi về.
Câu 12. Đông Nam Á có vị trí địa – chính trị rất quan trọng do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A. Tập trung rất nhiều loại khoáng sản và khí hậu thuận lợi.
B. Là nơi đông dân nhất thế giới, nhiều thành phần dân tộc.
C. Nơi tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối hai lục địa.
D. Nền kinh tế phát triển mạnh và giàu có nguồn tài nguyên.
Chọn C
Đông Nam Á có vị trí địa – chính trị rất quan trọng vì khu vực này là nơi tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối hai lục địa và là nơi các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng.
Câu 13. Khu vực Đông Nam Á có ngành khai khoáng phát triển do
A. diện tích rừng rộng lớn.
B. giàu có về khoáng sản.
C. vùng biển nhiều thủy sản.
D. có nền kinh tế phát triển.
Chọn B
Đông Nam Á có ngành khai khoáng phát triển do khu vực này giàu có về tài nguyên khoáng sản với một số loại khoáng sản chủ yếu là than, khí tự nhiên, dầu mỏ, sắt, đồng,…
Câu 14. Khu vực Đông Nam Á biển đảo có dạng địa hình chủ yếu nào sau đây?
A. Đồng bằng rộng lớn.
B. Núi và cao nguyên.
C. Các thung lũng rộng.
D. Đồi núi và núi lửa.
Chọn D
Đông Nam Á hải đảo: Địa hình chủ yếu là núi trẻ với nhiều núi lửa; các đồng bằng phần lớn nhỏ hẹp nằm ven biển, một số đồng bằng lớn có ở các đảo Ca-li-man-tan, Xu-ma-tra, Niu Ghi-nê,…
Câu 15. Khó khăn về tự nhiên của khu vực Đông Nam Á trong phát triển kinh tế là
A. có địa hình núi hiểm trở.
B. không có đồng bằng lớn.
C. lượng mưa trong năm nhỏ.
D. xuất hiện nhiều thiên tai.
Chọn D
Những khó khăn về tự nhiên của khu vực Đông Nam Á trong phát triển kinh tế là chịu ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai như bão, lũ lụt, sóng thần, núi lửa,…
THAM KHẢO THÊM: